Khuyến cáo sử dụng các giống có năng suất cao, thích hợp với điều kiện địa phương. Có thể sử dụng giống Hai mũi tên đỏ, giống cải số 4, số 6 của Công ty cổ phần Giống cây trồng Miền Nam hoặc giống của Trang Nông… * Gieo hạt: - Cần xử lý hạt giống trước khi gieo bằng các loại thuốc: Rovral, Benlat C, Aliette để phòng bệnh chết cây con và các bệnh khác (5g thuốc/100g hạt giống). - Lượng giống: Gieo hạt giống qua liếp ươm cần 200gr hạt/1000m2. Tuổi cây con 15-18 ngày. Có...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
QUY TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT CẢI NGỌT, CẢI XANHQUY TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT CẢI NGỌT, CẢI XANH1. Giống: Khuyến cáo sử dụng các giống có năng suất cao, thích hợp vớiđiều kiện địa phương. Có thể sử dụng giống Hai mũi tên đỏ, giống cải số 4,số 6 của Công ty cổ phần Giống cây trồng Miền Nam hoặc giống của TrangNông…* Gieo hạt: - Cần xử lý hạt giống trước khi gieo bằng các loại thuốc: Rovral, BenlatC, Aliette để phòng bệnh chết cây con và các bệnh khác (5g thuốc/100g hạtgiống). - Lượng giống: Gieo hạt giống qua liếp ươm cần 200gr hạt/1000m2. Tuổicây con 15-18 ngày. Có thể gieo hạt trồng trực tiếp rồi tỉa dần cần400gr/1000m2 nếu gieo theo hàng, 600gr/1000m2 nếu gieo vãi. Sau khigieo, phủ một lớp đất mỏng, lớp rơm mỏng, tưới đủ ẩm.2. Thời vụ: Có thể trồng quanh năm nhưng trong mùa khô cho năng suất caohơn. Mùa mưa cần làm giàn che để bảo vệ cây tránh làm dập lá.3. Chuẩn bị đất: - Thích hợp trên nhiều loại đất, miễn là đất được tưới tiêu tốt. Đất cầnđược phơi ải 8-10 ngày trước khi lên liếp. - Lên liếp rộng 0,8 - 1m, cao 10 - 15 cm, mùa mưa lên liếp cao hơnkhoảng 20 cm. Nên xử lý đất trước khi gieo trồng bằng cách bón vôi bột 5-6kg - Mùa mưa cần che phủ đất bằng rơm hoặc nylon để hạn chế cỏ dại vàtránh đất cát bám dính lên cây dễ nhiễm các loại sâu bệnh. - Không nên trồng liên tục nhiều vụ cùng họ cải trên cùng một chân đất.4. Khoảng cách trồng: Hàng cách hàng, cây cách cây: 20 x 20 cm hoặc 15 x20 cm.5. Bón phân: Tính cho 1.000m2* Tổng lượng phân: Phân chuồng hoai mục: 1,3-1,5 tấn Supe lân : 12-15 kg Urea : 15-17 kg Kaliclorua : 4- 5 kg* Cách bón: Bón lót: Toàn bộ phân chuồng hoai mục + Supe lân Bón thúc: - Lần 1 (7-8 NST) : Urea 4-5 kg - Lần 2 (12-14 NST) : Urea 5-6 kg + Kaliclorua 2-2,5 kg - Lần 3 (17-20 NST) : Urea 5-6 kg + Kaliclorua 2-2,5 kg Nếu bón NPK hoặc DAP cần phải tính lại lượng phân đạm, lân, kali chophù hợp.6. Phòng trừ sâu bệnh: Các loại sâu bệnh hại chính: Sâu (Sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang, ruồi đụclá, bọ nhảy) bệnh (chết rạp cây con, thối nhũn). Áp dụng các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp có hiệu quả cao: nhưvệ sinh đồng ruộng, sạch cỏ dại, phơi ải, che phủ bạt nylon, luân canh vớicây trồng khác họ. Khi sâu bệnh có mật số cao, có khả năng gây hại dùng thuốc BVTV nhưsau:* Sâu: - Sâu khoang: Có thể dùng thuốc Trebon, Pegasus ..., các chế phẩm visinh như NPV, Vi-BT hoặc thảo mộc như Rotenone, neem ... - Sâu tơ: Có thể dùng thuốc có gốc BT (Bacillus thuringgiensis) nhưDelfin, Dipel, Aztron, Biocin… - Bọ nhảy: Có thể dùng Bralic. - Ruồi đục lá: Có thể dùng Trigard, Vertimec, Scout.* Bệnh: - Chết cây con, thối bẹ: Ridomil Gold, Monceren. - Thối nhũn: Kasuran, Kasumin, Starner… Lưu ý: Khi dùng thuốc BVTV phải đảm bảo nguyên tắc 4 đúng và đảmbảo thời gian cách ly.7. Thu hoạch: Thời điểm thu hoạch khi cây đủ tuổi, bảo đảm thời gian cáchly của thuốc trừ sâu bệnh.