Danh mục

QUY TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT MỒNG TƠI

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 102.74 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mồng tơi có thể trồng quanh năm nhưng trồng ở vụ đông xuân sẽ cho năng suất cao. Thời vụ từ tháng 3 – 6 trong năm. 2. Giống: Phổ biến hiện nay là: - Mồng tơi trắng: Lá hình bầu dục, thân lá màu xanh nhạt. - Mồng tơi tàu: Lá lớn như lá trầu không, màu xanh đậm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
QUY TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT MỒNG TƠI QUY TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT MỒNG TƠI1. Thời vụ: Mồng tơi có thể trồng quanh năm nhưng trồng ở vụ đông xuân sẽ chonăng suất cao. Thời vụ từ tháng 3 – 6 trong năm.2. Giống: Phổ biến hiện nay là: - Mồng tơi trắng: Lá hình bầu dục, thân lá màu xanh nhạt. - Mồng tơi tàu: Lá lớn như lá trầu không, màu xanh đậm. - Lượng giống gieo cho 1000m2: 2,3 -3 kg3. Cách gieo trồng: - Có thể gieo thẳng theo hàng hoặc gieo cây con rồi tỉa cấy khi có 2-3 láthật. - Lên liếp trồng rộng 1,0 – 1,2m, cao 10-15 cm, đất tơi xốp, sạch cỏ. Trênmặt liếp dùng cuốc vun thành rãnh, mỗi rãnh cách nhau 20-25 cm, cây cáchcây 15 cm. Gieo xong phủ lên một lớp đất hoặc rơm mỏng.4. Phân bón: Tổng lượng phân cho 1000m2: Phân chuồng: 1,0-1,5 tấn Phân super lân: 10- 20 kg Phân Urea: 6 kgCách bón: - Bón lót: Tổng phân chuồng + tổng lân - Bón thúc: + Lần 1 (sau khi trồng 10 ngày): 1 kg urea + Lần 2 (17 ngày sau trồng): 2 kg urea + Lần 3 (24 ngày sau trồng): 3 kg urea - Các lần bón thúc nên pha phân vào nước tưới, tưới vào những ngày nắngráo để hạn chế rữa trôi phân. - Có thể dùng thêm các loại phân bón qua lá (Humix lá, Komix lá, HVKlá…) vào giữa các lần bón chính. Chỉ sử dụng phân qua lá khi cây gặp điềukiện bất lợi hoặc cây sinh trưởng kém, không nên lạm dụng nhiều.Chăm sóc: Mỗi lần tưới phân nên kết hợp với làm cỏ, xới xáo đất cho tơi xốp, thôngthoáng. Mùa nắng nên tưới 2 ngày/lần để đảm bảo độ ẩm của đất.5. Phòng trừ sâu bệnh: Mồng tơi ít bị sâu bệnh phá hại so với các loại cây trồng khác, đôi khi bịbệnh đốm lá, thối nhũn. Nên áp dụng các biện pháp tổng hợp để phòng trừsâu bệnh như: vệ sinh đồng ruộng, phơi ải đất, xới xáo và xử lý đất bằng cácthuốc Ridomil, Benlate-C; khi bị bệnh thối nhũn có thể dùng các thuốcKasuran, COC 85…6. Thu hoạch: Sau khi gieo 30-32 ngày thì thu hoạch, nên thu hoạch vàosáng sớm.V- QUY TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT NGÒ RÍ1. Thời vụ: Ngò rí có thể trồng quanh năm, năng suất mùa khô cao hơn mùamưa.2. Giống: - Có thể sử dụng giống của Thái Lan, do công ty Gino cung cấp hay giốngcủa Nhật. - Lượng giống cần gieo/1000 m2: 10-15 kg hạt giống.3. Kỹ thuật làm đất: - Đất cày bừa kỹ hay cuốc tơi đất, để phơi ải đất từ 7-10 ngày trước khilên líp mới. Kích thước líp: rộng 0,8-1,0 m và cao 10-15 cm. Mùa mưa lênlíp cao hơn để thoát nước, rãnh 25-30 cm. Xử lý đất 3 ngày trước khi trồng,sử dụng 1kg Regent hoặc Vimoca để phòng trừ sâu đất và tuyến trùng. Đốivới ngò rí có thể gieo trực tiếp trên líp mà không qua giai đoạn vườn ươm.4. Phân bón: Tổng lượng phân bón/1000 m2: Phân chuồng hoai: 0,5-1 tấn Phân Urea: 6-8 kg 2 kg (có thể dùng Kali Clorua thay thế) Phân Kali sulfat:Cách bón: Bón lót: Toàn bộ phân chuồng Bón thúc: + Lần 1 (7 ngày sau khi trồng, khi cây hồi xanh): 2 kg urea + Lần 2 (14 ngày sau khi trồng): 2-3 kg urea + 2 kg Kali + Lần 3 (21 ngày sau khi trồng): 2-3 kg urea5. Chăm sóc: Sau khi cấy xong thì tưới ngay, sau đó tưới 2-3 lần/ngày (mùakhô). Cc lần bón thúc có thể pha phân vô nước để tưới, ngưng bón phântrước khi thu hoạch 10 ngày.6. Phòng trừ sâu bệnh: Đối tượng gây hại chính là tuyến trùng bướu rễ.Phòng trừ bằng cách có thể dùng thuốc Sincosin hoặc Actara phun ở 7-10ngày sau trồng, xử lý 2 lần, mỗi lần cách nhau 5-7 ngày.7. Thu hoạch: Thời gian thu hoạch sau gieo khoảng 1 tháng.VI- QUY TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT RAU HÚNG QUẾ1. Thời vụ: Có thể trồng quanh năm, mùa khô năng suất cao hơn mùa mưa và vụĐông xuân là thích hợp nhất.2. Giống: Hiện nay nông dân thường sử dụng giống địa phương (quế chùm). Lượng hạt giống/1000 m2: - Gieo để cấy: 200-250 gr- Gieo trực tiếp: 300-350 g- Xử lý giống: Xử lý khô hạt giống bằng Rovral, Benlate-C hoặc Aliettelượng dùng: 1 g thuốc cho 10 g hạt.3. Kỹ thuật làm đất: - Đất nhiều mùn, xốp, thoát nước tốt. Phơi ải đất 7-10 ngày trước khi lênliếp mới. Liếp rộng 0,8-1 m, cao 10-15 cm, rãnh 25-30 cm. - Xử lý đất 3 ngày trước khi trồng: 1kg Mocap hoặc Vibasu để phòng trừsâu đất, tuyến trùng. - Khoảng cách trồng: 20 x 10 cm - Sau khi gieo hạt, cây được 20-25 ngày tuổi, cao 10-12 cm, có 5-6 lá thật,tiến hành nhổ từ liếp ươm trồng sang liếp sản xuất.4. Phân bón: Tổng lượng phân bón/1000 m2: Phân chuồng hoai: 2 tấn Phân Urea: 27 kg Phân Super lân: 20 kg Phân Kali: 3 kgCách bón: - Bón lót: Toàn bộ phân chuồng, phân lân + 30% urea + 30% kali - Bón thúc: Do lá các loại rau húng rất mỏng và mẫn cảm với các loạiphân hóa học nên chỉ bón thúc 1 lần sau mỗi đợt thu hoạch. Lượng phân cònlại (70% urea + 70% kali) dùng để bón thúc, có thể hoà vào nước để tướiđều cho toàn bộ diện tích sau mỗi đợt thu hoạch (9-10 ngày/đợt).5. Chăm sóc: - Sau khi cấy xong thì tưới ...

Tài liệu được xem nhiều: