Danh mục

Quy trình kỹ thuật trồng ớt ngọt trong nhà che plastic

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 103.19 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ớt ngọt có chứa nhiều Vitamin A (292mg/100g), Vitamin C (111mg/100g) nên là một loại rau có giá trị. Ớt ngọt phù hợp với điều kiện khí hậu tại Đà Lạt, nhiệt độ thích hợp từ 18 – 250C, độ ẩm 80 – 90%. Trong điều kiện nhà che nylong ớt ngọt có thể trồng được quanh năm. Ớt ngọt có thể phát triển tốt ở nhiều loại đất khác nhau như đất sét nhẹ, đất bazan, đất feralit vàng đỏ,... pH tối thích 5.5 – 6.5. Kỹ thuật canh tác Làm đất: Đất được cày xới và dọn sạch...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quy trình kỹ thuật trồng ớt ngọt trong nhà che plastic Quy trình kỹ thuật trồng ớt ngọt trong nhà che plastic Ớt ngọt có chứa nhiều Vitamin A (292mg/100g), Vitamin C (111mg/100g) nên là một loại rau có giá trị.Ớt ngọt phù hợp với điều kiện khí hậu tại Đà Lạt, nhiệt độ thích hợp từ 18 – 250C, độ ẩm 80 – 90%. Trong điều kiện nhà che nylong ớt ngọt có thể trồng được quanh năm. Ớt ngọt có thể phát triển tốt ở nhiều loại đất khác nhau như đất sét nhẹ, đất bazan, đất feralit vàng đỏ,... pH tối thích 5.5 – 6.5. Kỹ thuật canh tácLàm đất: Đất được cày xới và dọn sạch tàn dư thực vật, bón vôibổ sung để nâng pH lên 5.5 – 6.6 và cày trộn đều trong đất, phơiải đất từ 1 – 2 tuần để tiêu diệt một số sâu bệnh hại (có thể dùng các hóa chất, chế phẩm xử lý đất như: Mocap, Sincosin,...), sau đó lên luống (rò 110cm + rãnh 30cm = 1.4 m) để bón lót vàchuẩn bị trồng cây. Phân bón lót được rải đều trên bề mặt luống, dùng cuốc xăm đều sau đó phủ 1 lớp đất lên bề mặt luống và tưới ẩm đều trên luống, tiến hành phủ bạt và trồng cây. Đục lỗ bón phân và lỗ trồng cây theo khoảng cách thích hợp trên bạt.(chú ý làm rãnh sao cho vườn trồng thoát nước tốt, tránh ứ đọng sau khi mưa). Phân bón: Tính cho 1000m2 * Bón lót:- Vôi: 80 – 120kg; Phân chuồng hoai mục: 3 – 4 m3, 50kg super lân, 01kg Trichoderma. - Nitrophoska tím (15 – 5 – 20 + 2+ T.E): 50kg. - K2S04 (Đức): 30 - 50kg. - Phân hữu cơ đậm đặc Dynamic hoặc Growell: 40kg * Bón thúc:Bón thúc lần 1: Sau khi trồng 3-4 tuần sử dụng lượng phân bón như sau: Nitrophoska tím (15 – 5 – 20 + 2+ T.E): 15kg Bón thúc lần 2: Sau khi trồng 6 – 8 tuần lượng phân bón như sau: + Nitrophoska tím (15 – 5 – 20 + 2+ T.E): 15kg + Ure: 10kg + K2S04 (Đức): 25kg Sau đó khỏang 20 – 30 ngày bón thúc một lần với lượng phânbón tương tự thúc lần 2. Nên phun thêm phân qua lá để bổ sung vi lượng cho cây, khỏang 7- 10 ngày phun 1 lần, thường dùng các loại phân qua lá như Seaweed, Growmore 10:10:20, …không nên sử dụng các loại phân cá, phân bắc, phân từ chất thải công nghiệp chưa qua chế biến.... để bón cho cây.Giống: Sử dụng giống nhập nội, hạt được ươm trong vỉ xốp chođến khi cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn thì đem trồng. Cây phải đủ tiêu chuẩn: cao 12cm có 4 – 6 lá thật, cây phát triển cân đối, không có dấu hiệu sâu bệnh, rễ phát triển mạnh .Quy cách trồng: Mỗi luống trồng 2 hàng với khỏang cách: hàngcách hàng 50cm, cây cách cây 45 - 50cm. Mật độ trồng từ 2800- 3000 cây/1000m2.Trồng theo kiểu nanh sấu, không nên trồng quá sâu hoặc quá cạn. Sau khi trồng tưới nước giữ ẩm cho cây để cây phục hồi và phát triển nhanh. Chăm sóc: Sau khi trồng cần giữ ẩm cho cây, trong tuần đầungày tưới nhẹ từ 1 – 2 lần, sau đó mỗi ngày tưới 1 lần, nếu trồng vụ mưa tưới ít hơn. Nên sử dụng nguồn nước sạch, nguồn nước không bị ô nhiễm kim loại nặng, ô nhiễm vi sinh... Cắm chói: Sau khi trồng khỏang 2 tuần, cây đã bén rễ và phát triển tốt ta tiến hành cắm choái cho cây, nên cắm mỗi cây một choái và cột cố định cây vào, khi cắm phải cẩn thận tránh làm long gốc cây sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây. Khi cây cao hơn 35 cm thì bắt đầu cắm choái cao và đan dây nylong để giữ cho cây không bị ngã đổ vì mang trái nặng. Một số sâu bệnh hại ớt và cách phòng trị: + Bệnh Thán thư (Colletotricum spp.): Là bệnh nguy hiểm gây thối quả hàng loạt và thường xuất hiện vào các tháng nóng, ẩm trong năm (tháng 5,6,7,8). Bệnh lan truyền do nấm tồn tại trên tàn dư cây trồng của vụ trước, do đó khi trồng ớt phải tuân thủ luân canh nghiêm ngặt. Triệu chứng bệnh: Đầu tiên có vết ướt trên quả, sau đó lan rộngbiến thành màu tối, vết bệnh thường có dạng vòng, trung tâm vết bệnh có màu đen. Nếu gặp thời tiết ẩm ướt trên vết bệnh có lớpbào tử màu hồng cam. Khi bệnh xuất hiện nên hạn chế tưới phun lên cây, vì tưới sẽ tạo điều kiện cho nấm bệnh lây lan nhanhchóng. Bệnh xuất hiện có thể dùng thuốc Manep 0.2% + Kitazinhoặc Benlat 50WP, Daconil + Dithal để phòng trừ ..., liều lượng sử dụng theo khuyến cáo trên bao bì.+ Bệnh Héo vàng do nấm (Fusarium oxysporum): Xuất hiện chủ yếu ở giai đoạn cây con đến khi ra hoa. Triệu chứng điển hình thường thấy ở phần thân gần gốc, có những vết nấm đốm thành mảng trên bề mặt. Nấm bệnh làm hư hại đến bó mạch dẫn của cây, do vậy cây héo xanh và chết. Có thể dùng Kasuran 0,2% hay Rovral 0.2% phun tưới vào gốc cây giai đoạn từ 15 – 30 ngày sau trồng. + Bệnh héo xanh do vi khuẩn (Pseudomonas solanaceaerum): Do 2 nguyên nhân: Do đất bị nhiễm khuẩn héo xanh hoặc do giống khá ...

Tài liệu được xem nhiều: