Danh mục

Quy trình kỹ thuật trồng sắn đạt năng suất cao, bền vững cho vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên (p2)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 197.22 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thu hoạch sắn đúng thời điểm (thường tùy theo chu kỳ sinh trưởng của từng loại giống), khi hàm lượng tinh bột trong củ đạt từ 27 - 30%, hoặc khi cây đã rụng gần hết lá ngọn (còn lại khoảng 7 - 10 lá) và lá đã chuyển từ màu xanh sang vàng nhạt. Có nhiều phương pháp thu hoạch khác nhau: bằng cơ giới, bằng các dụng cụ thủ công và nhổ trực tiếp bằng tay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quy trình kỹ thuật trồng sắn đạt năng suất cao, bền vững cho vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên (p2) Quy trình kỹ thuật trồng sắn đạt năng suất cao, bền vững cho vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên (p2)IX. Thu hoạch và bảo quảnThu hoạch sắn đúng thời điểm (thường tùy theo chu kỳ sinh trưởng của từngloại giống), khi hàm lượng tinh bột trong củ đạt từ 27 - 30%, hoặc khi cây đãrụng gần hết lá ngọn (còn lại khoảng 7 - 10 lá) và lá đã chuyển từ màu xanhsang vàng nhạt. Có nhiều phương pháp thu hoạch khác nhau: bằng cơ giới,bằng các dụng cụ thủ công và nhổ trực tiếp bằng tay. Thu hoạch đến đâu cầnvận chuyển ngay đến các cơ sở chế biến, tránh để lâu hoặc phơi nắng ngoàiđồng làm giảm hàm lượng và chất lượng tinh bột trong củ.X. Một số giống sắn khuyến nông ở vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên1. Giống KM94KM94 (đối chứng 1) là giống sắn công nghiệp được trồng phổ biến nhất củaViệt Nam. KM94 là con lai của tổ hợp lai Rayong1 x Rayong90 (chungnguồn gốc bố mẹ với giống sắn KU50 - Kasetsart University 50 của TháiLan). Giống được chuyên gia CIAT, tiến sỹ Kazuo Kawano trực tiếp mangdòng vào Việt Nam trong nguồn gen khảo nghiệm Liên Á. Trung tâmNghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc đã chọn dòng và khảonghiệm DUS từ năm 1989 đến năm 1991; khảo nghiệ m VCU từ năm 1991đến 1994. Giống sắn KM94 được công nhận quốc gia năm 1995. KM94thuộc nhóm sắn đắng, thân cong ở phần gốc, ngọn tím, không phân nhánh ởvùng đồng bằng nhưng lại phân nhánh cấp một ở những tỉnh miền núi; giốngít bị nhiễm bệnh cháy lá, củ đồng đều, thịt củ màu trắng, năng suất củ tươi28,1 tấn/ha, hàm lượng tinh bột 27,4 - 29%, thời gian thu hoạch 10 - 12tháng sau trồng.2. Giống KM140KM140 là con lai của tổ hợp lai KM98-1 x KM36 do Trung tâm Nghiên cứuThực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc lai tạo và giới thiệu. Giống có đặcđiể m: Thời gian thu hoạch hợp lý từ 7 - 9 tháng sau khi trồng, sớm hơn sovới giống KM94 từ 1 - 3 tháng; Năng suất củ tươi 34 tấn/ha, năng suất tinhbột 9.45 tấn/ha, cao hơn so với năng suất củ tươi của đối chứng KM94 28.1tấn/ha (vượt 21%), năng suất tinh bột 7,62 tấn/ha; Hàm lượng tinh bột26,1% đến 28,5%; hàm lượng HCN 105,9 mg/kg vật chất khô; Thân thẳng,nhặt mắt không phân nhánh ở vùng Đông Nam Bộ, phân nhánh nhẹ ở TâyNguyên và các tỉnh miền Bắc, thích hợp với điều kiện sinh thái Việt Nam;Dạng củ đồng đều, thịt củ màu trắng, thích hợp với chế biến; Ít nhiễm sâubệnh, thích nghi nhiều vùng sinh thái.(*)Nhược điểm:Thời gian giữ bột ngắn hơn so với giống sắn KM94 (nếu thu hoạch muộ nhơn 10 tháng sau trồng thì hàm lượng tinh bột thấp hơn KM94).KM1140 là giống sắn cao sản nên chỉ thích hợp với điều kiện thâm canh.Giống KM140 hiện đã được trồng rộng rãi ở nhiều tỉnh: Đồng Nai, Tây Ninh,Bình Phước, Đắc Nông, Bình Thuận, Bình Định, Gia Lai, Quảng Ngãi, ThừaThiên Huế, Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Yên Bái và Lào Cai với diệ ntích hàng trăm nghìn hecta.3. Giống KM98-5Giống sắn KM98 - 5 là con lai của tổ hợp lai Rayong90 x KM98-1 do Trungtâm Nghiên cứu Thực nghiệ m Nông nghiệp Hưng Lộc lai tạo và tuyển chọn.Giống sắn KM98-5 có các đặc điểm:Năng suất củ tươi bình quân đạt 32,39 tấn/ha, hàm lượng tinh bột 27,0%,năng suất tinh bột 8,68 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 40,1% và chỉ số thu hoạch56,5%. Dạng củ đồng đều, thịt củ màu trắng, thích hợp với chế biến và thịtrường. Thời gian thu hoạch thích hợp từ 7 - 10 tháng sau trồng. Thân congở phần gốc, nhặt mắt, phân nhánh và ra hoa đồng loạt ở vùng Đông Nam Bộvà Tây Nguyên. Hàm lượng HCN 163,7mg/kg vật chất khô. Nhiễ m nhẹbệnh đố m lá (Cercospora hanningsii), thích nghi sinh thái hẹp hơn so vớigiống KM94 và KM140.4. Giống SM937-26Giống sắn SM937 - 26 có nguồn gốc từ CIAT Colombia, do Trung tâmNghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc nhập nội tuyển chọn vàgiới thiệu. Giống SM937-26 đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhậ ngiống sản xuất thử năm 1996. Giống sắn SM997-26 có đặc điểm:Năng suất củ tươi bình quân đạt 34,00 tấn/ ha, hàm lượng tinh bột 27,0 –30%; Năng suất tinh bột 9,72 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 42,1% và chỉ số thuhoạch 62,5%. Dạng củ đồng đều, thịt củ màu trắng, thích hợp với chế biếnvà thị trường. Thời gian thu hoạch thích hợp từ 9 - 11 tháng sau trồng. Thânthẳng, nhặt mắt. Nhiễm nhẹ bệnh đố m lá (Cercospora hanningsii), thích nghisinh thái hẹp hơn so với giống KM94 và KM140. ...

Tài liệu được xem nhiều: