Danh mục

Quy trình phát triển năng lực dạy học cho sinh viên đại học sư phạm nghệ thuật

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 320.59 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết phân tích đặc điểm dạy học các môn nghệ thuật ở trường phổ thông và đặc điểm học tập của sinh viên sư phạm đại học sư phạm nghệ thuật (ĐHSPNT). Từ đó đưa ra quy trình phát triển năng lực dạy học cho sinh viên nhằm góp phần nâng cao chất lượng nguồn lực giáo viên nghệ thuật đáp ứng yêu cầu cấp thiết đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quy trình phát triển năng lực dạy học cho sinh viên đại học sư phạm nghệ thuật QUẢN LÝ - ĐÀO TẠO QUY TRÌNH PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGHỆ THUẬT TS. Lã Thị Tuyên1 Tóm tắt: Đào tạo đội ngũ giáo viên nghệ thuật đáp ứng Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của các trường đại học đào tạo chuyên ngành sư phạm âm nhạc, sư phạm mĩ thuật. Bài viết phân tích đặc điểm dạy học các môn nghệ thuật ở trường phổ thông và đặc điểm học tập của sinh viên sư phạm đại học sư phạm nghệ thuật (ĐHSPNT). Từ đó đưa ra quy trình phát triển năng lực dạy học cho sinh viên nhằm góp phần nâng cao chất lượng nguồn lực giáo viên nghệ thuật đáp ứng yêu cầu cấp thiết đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Từ khóa: Năng lực dạy học, dạy học nghệ thuật, sư phạm nghệ thuật. Đặt vấn đề Giáo dục nghệ thuật có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển lâu dài về năng lực thẩm mĩ, đáp ứng mục tiêu phát triển toàn diện cho học sinh. Ngày 27 tháng 12 năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức công bố môn học của chương trình giáo dục phổ thông mới. Trong đó, môn nghệ thuật được đưa vào cả ba cấp học: Tiểu học, THCS (môn học bắt buộc) và THPT (môn tự chọn). Từ đó, đặt ra những yêu cầu mới với các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cho công tác giảng dạy nghệ thuật ở bậc phổ thông - một lĩnh vực với những đòi hỏi mang tính đặc thù cao. Vì vậy, phát triển năng lực cho giáo viên nghệ thuật đang đặt ra cấp thiết đối với các trường đào tạo ĐHSNT ở Việt Nam. 1. Đặc điểm dạy học nghệ thuật ở trường phổ thông 1.1. Đặc điểm dạy học các môn nghệ thuật Nhiệm vụ giáo dục thẩm mĩ trong trường phổ thông là một trong bốn mặt quan trọng nhất: Đức, Trí, Thể, Mĩ. Âm nhạc và mĩ thuật là những môn học chủ công để thực hiện nhiệm vụ giáo dục thẩm mĩ. Dạy học âm nhạc, mĩ thuật ở trường phổ thông là dạy cho tất cả học sinh, không phân biệt có hay không có năng khiếu âm nhạc, mĩ thuật. Qua đó cung cấp kiến thức văn hóa, nghệ thuật phổ thông nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, góp phần hoàn thiện nhân cách người lao động mới. Giáo dục âm nhạc, mĩ thuật cho học sinh phổ thông không nhằm đào tạo các em trở thành người làm nghề âm nhạc, mĩ thuật mà thông qua đó tác động vào đời sống tinh thần của các em, nhằm góp phần cùng với các môn học khác thực hiện mục tiêu đào tạo cấp học phổ thông. Chính vì vậy, việc dạy học không tập trung vào rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo để làm nghề âm nhạc, mĩ thuật mà dùng âm nhạc, mĩ thuật làm phương tiện tác động vào thế giới tinh thần của học sinh; qua đó giúp cho việc phát triển tình cảm, thẩm mĩ, đạo đức và trí tuệ, góp phần làm cân bằng hài hòa các nội dung giáo dục. Ngoài ra, dạy học âm nhạc, mĩ thuật cũng không đi sâu vào kiến thức lí thuyết âm nhạc, mĩ thuật mà phải tạo điều kiện để trẻ em được hoạt động và tiếp xúc với âm nhạc, mĩ thuật qua tác phẩm âm nhạc, hội họa. Nhận 1 Khoa Giáo dục Mầm non - Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa 18 QUẢN LÝ - ĐÀO TẠO thức này hết sức quan trọng để từ đó định ra nội dung học tập và phương pháp giảng dạy thích hợp. Trong quá trình dạy học cần phát huy tính tích cực của học sinh, tích hợp các nội dung kiến thức trong từng bài học, từng tiết học; phát huy tinh thần tương tác trong các hoạt động, giáo viên giúp học sinh tìm tòi, khám phá để tự thu nhận kiến thức. Vận dụng lí luận chung đó, môn âm nhạc, mĩ thuật sẽ phải có những biện pháp, cách thức cụ thể phù hợp đặc trưng bộ môn. Âm nhạc, mĩ thuật là những môn học nghệ thuật mang tính đặc thù nên việc giáo dục âm nhạc, mĩ thuật cũng có những yêu cầu chuyên biệt. Để có thể giảng dạy theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học trong trường phổ thông đòi hỏi phải có đội ngũ giáo viên chuyên trách đảm nhiệm. Dạy học nghệ thuật ở trường phổ thông khác hẳn với giảng dạy nghệ thuật trong trường chuyên nghiệp, nơi đào tạo số ít người có năng khiếu được chọn lọc, tuyển lựa để sau này làm nghề âm nhạc, mĩ thuật. Quá trình dạy học âm nhạc, mĩ thuật phụ thuộc vào mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục đề ra, phụ thuộc vào phương tiện, trang thiết bị dạy học và những điều kiện khách quan (vùng, miền, thành phố, nông thôn, vùng sâu, vùng xa...). Nếu không phân biệt thật rõ chỗ này, người ta dễ mơ hồ, nhầm lẫn, thậm chí phủ định những vấn đề về chương trình, nội dung và phương pháp mà những nhà sư phạm nghệ thuật trên thế giới cũng như trong nước đã dày công nghiên cứu, đúc kết và thực hiện trong ngành giáo dục. Tóm lại, quá trình dạy học âm nhạc, mĩ thuật ở trường Tiểu học, THCS cần: - Trang bị cho học sinh những hiểu biết và kĩ năng cơ bản nhất, phải bồi dưỡng, phát huy niềm say mê và hứng thú học tập, gi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: