Danh mục

Quy trình quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ của các trường cao đẳng hiện nay

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 101.53 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Quản lí đầu ra là quá trình lưu trữ, xử lí thông tin về kết quả học tập theo quá trình và kết quả đầu ra của sinh viên để có các quyết định quản lí kịp thời điều chỉnh các hoạt động quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ của nhà trường... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quy trình quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ của các trường cao đẳng hiện nayJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0196Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8, pp. 55-62This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn QUY TRÌNH QUẢN LÍ ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ CỦA CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG HIỆN NAY Vũ Thị Hòa Khoa Nhà nước - Pháp luật, Trường Đào tạo Cán bộ Lê Hồng Phong Tóm tắt. Quy trình quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ là biến số then chốt quyết định chất lượng đào tạo trong các trường cao đẳng, đại học. Quy trình ấy bao gồm một hệ thống nhiều yếu tố tương tác, ảnh hưởng lẫn nhau trong đó quản lí giảng dạy và học tập là yếu tố đầu tiên. Nội dung của quản lí giảng dạy và học tập bao gồm quản lí giảng dạy của giảng viên, quản lí học tập của sinh viên, đảm bảo sinh viên thực hiện đầy đủ, chính xác quy chế học tập và rèn luyện. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo quá trình và phản hồi thông tin, phản hồi thông tin liên tục, kịp thời là trọng tâm của quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ của nhà trường. Quản lí đầu ra là quá trình lưu trữ, xử lí thông tin về kết quả học tập theo quá trình và kết quả đầu ra của sinh viên để có các quyết định quản lí kịp thời điều chỉnh các hoạt động quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ của nhà trường... Từ khóa: Quy trình quản lí đào tạo; Đào tạo theo học chế tín chỉ.1. Mở đầu Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đòi hỏi mỗi nước phải có những chính sách vừa phù hợpvới lợi ích của quốc gia mình, vừa phù hợp với xu thế chung của thời đại và quốc tế. Sự nghiệpphát triển của giáo dục - đào tạo không nằm ngoài xu hướng chung đó, nhất là đối với bậc đạihọc, cao đẳng và việc phải thay đổi phương thức đào tạo từ mục tiêu, nội dung chương trình đếnphương pháp dạy và học cũng như quy trình quản lí đào tạo là điều tất yếu. Nắm bắt xu hướng chung của thời đại và quan tâm đúng đắn đến sự phát triển củagiáo dục nước nhà, ngày 30 tháng 7 năm 2001, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Quyết định số31/2001/QĐ-BGDĐT về việc thí điểm tổ chức đào tạo, kiểm tra, thi và công nhận tốt nghiệp đạihọc, cao đẳng hệ chính quy theo học chế tín chỉ. Tiếp đó, năm 2005, Chính phủ đã ra Nghị Quyết số14/2005/NQ-CP về Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020,trong đó quan tâm đến nhiệm vụ và giải pháp đổi mới nội dung, phương pháp, quy trình quản líđào tạo của giáo dục Việt Nam. Đặc biệt, Ban chấp hành Trung Ương đã ban hành Nghị quyết29/NQTW, ngày 04/11/2013 mở ra cục diện mới cho phát triển giáo dục. Xây dựng và thực hiện lộ trình chuyển đổi sang phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ,tạo điều kiện thuận lợi để người học tích lũy kiến thức, chuyển đổi ngành nghề, liên thông, chuyểntiếp tới các cấp học tiếp theo ở trong nước và có khả năng cao nhất khi ra học ở nước ngoài. NgàyNgày nhận bài: 10/7/2016. Ngày nhận đăng: 20/10/2016.Liên hệ: Vũ Thị Hòa, e-mail: hoavuthanh2012@gmail.com 55 Vũ Thị Hòa15 tháng 8 năm 2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 43/2007 về Quy chế đàotạo Đại học và Cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ quy định đối với đào tạo đại học vàcao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, bao gồm: tổ chức đào tạo; kiểm tra và thi học phần;xét và công nhận tốt nghiệp. Chuyển đổi sang phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ có nhiều vấn đề đặt ra cần giảiquyết, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến quản lí đào tạo, bởi vấn đề đào tạo theo học chế tín chỉđang được áp dụng trong hệ thống giáo dục của Việt Nam chưa lâu. Đào tạo theo học chế tín chỉđược đánh giá là một mô hình đào tạo linh hoạt và là một xu thế tất yếu khách quan của đào tạoở Việt Nam. Bản chất của đào tạo theo học chế tín chỉ đang là vấn đề mới chưa được các trườngnhận thức một cách đầy đủ, nên khó khăn lớn nhất chính là quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ: từđầu vào, đầu ra, quá trình đào tạo, bối cảnh đào tạo, liên kết đào tạo... Những khó khăn trên chothấy cần phải có một quy trình hợp lí và mềm dẻo mới phát huy tốt vai trò quản lí đào tạo, nhằmđạt mục tiêu cao nhất của giáo dục và đào tạo.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Quản lí giảng dạy và học tập a) Quản lí giảng dạy của giảng viên liên quan đến các biến số: lập kế hoạch và tổ chứchọc tập tích cực, giảng dạy dễ hiểu và đảm bảo tính nhất quán của chương trình đào tạo. Lập kế hoạch giảng dạy và tổ chức học tập tích cực là biến số quan trọng nhất để phát triểnnăng lực, vì năng lực không thể hình thành khi chỉ ngồi nghe bài giảng một cách thụ động và nóchỉ xảy ra khi sinh viên được yêu cầu thực hiện vận dụn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: