Quy trình tổng hợp quản lý bệnh HuangLongbin trên cây có múi ở Việt Nam
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 142.81 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Thuật ngữ Quản lý bệnh tổng hợp: Là sử dụng phối hợp nhiều biện pháp để quản lý bệnh. Huanglongbin (HLB) là tên gọi quốc tế của bệnh Vàng lá greening. Phòng chống tái nhiễm: Là sử dụng các biện pháp để phòng chống sự lây bệnh HLB đến vườn trồng bằng cây giống CCM sạch bệnh. RCC: Rầy chổng cánh là côn trùng truyền bệnh Huanglongbin từ cây bệnh sang cây sạch bệnh. CCM: Cây có múi là tất cả các cây cam, quít, chanh, bưởi, hạnh. 2. Đặc điểm của bệnh HLB 2.1 Lịch sử về bệnh...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quy trình tổng hợp quản lý bệnh HuangLongbin trên cây có múi ở Việt Nam Quy trình tổng hợp quản lý bệnh HuangLongbin trên cây có múi ở Việt Nam 1. Thuật ngữ Quản lý bệnh tổng hợp: Là sử dụng phối hợp nhiều biện pháp để quản lý bệnh. Huanglongbin (HLB) là tên gọi quốc tế của bệnh Vàng lá greening. Phòng chống tái nhiễm: Là sử dụng các biện pháp để phòng chống sự lây bệnh HLB đến vườn trồng bằng cây giống CCM sạch bệnh. RCC: Rầy chổng cánh là côn trùng truyền bệnh Huanglongbin từ cây bệnh sang cây sạch bệnh. CCM: Cây có múi là tất cả các cây cam, quít, chanh, bưởi, hạnh. 2. Đặc điểm của bệnh HLB 2.1 Lịch sử về bệnh HLB Bệnh HLB xuất hiện từ năm 1894 tại Trung Quốc, được báo cáo tại Nam Phi vào năm 1947 mặc dù người ta đã biết được bệnh này từ năm 1929. Bệnh này được gọi bằng những tên gọi khác nhau ở những quốc gia khác nhau như Huanglungbin hay vàng đọt ở Trung Quốc, likubin ở Đài Loan, vàng đốm lá ở Philippine, vàng lá chết nhanh ở Ấn Độ. Ở Việt Nam, từ lâu bệnh Vàng lá greening, Vàng lá gân xanh, vàng bạc, bệnh bạc lạt, bệnh vàng lá chè... và hiện được các nhà khoa học gọi là bệnh Huanglongbin. Bệnh HLB xuất hiện ở Việt Nam đã rất lâu nhưng đến giai đoạn cuối những năm 1960 đầu 1970 tốc độ lây lan bệnh mới lên cao do việc nhân giống không thận trọng và mãi đến sau 1975 nguyên nhân dịch bệnh HLB mới được xác định rõ ràng. 2.2 Sự nguy hại của bệnh HLB Theo thống kê của FAO, từ những năm 1995 bệnh HLB đã lan rộng trên 50 quốc gia và đe dọa nghiêm trọng đến nguồn gen cây có múi ở Châu phi và Châu á. Người ta ước tính bệnh đã tàn phá hơn 60 triệu cây trên cả 2 lục địa này. Ở Việt Nam, bệnh đã làm chết hàng loạt vườn cây có múi từ Bắc vào Nam.Vào những thập niên 1970-1980 các vườn cam ở miền Bắc bị tàn phá nặng nề, các khu cam Sành Bố Hạ, quýt Hanh Phú Bình không còn nữa. Ở Phía Nam, bệnh bùng phát và lây lan mạnh từ những năm 1994 và theo ước tính chỉ riêng huyện Châu Thành, Cần Thơ, thiệt hại khoảng 1 tỷ đồng vào năm 1994. Và dựa vào diện tích cây có múi của ĐBSCL cùng với giá trị hiện tại của CCM, ước tính thiệt hại của ĐBSCL mỗi năm khoảng 180 tỷ đồng. 2.3 Tác nhân gây bệnh Có 2 loại vi khuẩn gây bệnh HLB là vi khuẩn dòng Châu á Candidatus Liberibacter asiaticus và vi khuẩn dòng Châu phi Candidatus Liberibacter africanus. Ở Việt Nam do Candidatus Liberibacter asiaticus gây ra. Vi khuẩn này có bề dày vỏ khoảng 25 mm với 3 lớp của vi khuẩn gram âm. Vi khuẩn này có 2 dạng: dạng dài và dạng hình cầu, dạng dài có chiều dài từ 1-4 mm, đường kính 0,15-0,3mm và dạng hình cầu có đường kính 0,1mm. 2.4 Tác nhân và nguyên nhântruyền bệnh Bệnh HLB lây lan qua 2 con đường là nhân giống vô tính và qua côn trùng truyền bệnh. Do vi khuẩn gây bệnh nằm trong mô libe của cây cho nên khi nhân giống từ cây mẹ đã mang mầm bệnh thì cây con sẽ bị bệnh. Mầm bệnh nằm trong mắt ghép hay nằm trong cành chiết sẽ thể hiện triệu chứng từ 8 đến 15 tháng sau khi trồng. Trong trường hợp này, triệu chứng bệnh sẽ thể hiện tương đối đều trên 4 phía của cây. Côn trùng truyền bệnh HLB là rầy chổng cánh Diaphorina citri Kuwayama và Trioza erytrea Del Guercio. Ở Việt nam đó là RCC Châu á Diaphorina citri Kuwayama. RCC thuộc nhóm côn trùng chích hút, biến thái không hoàn toàn. Thành trùng có kích thước 3,2 - 3,5 mm, màu nâu xám, có 9 đến 10 đốt râu màu nâu đỏ, đầu có 2 mảnh nhọn nhô ra phía trước. Cánh xếp thành hình mái nhà, đầu trút xuống, cánh chổng lên, khi đậu thân nghiêng tạo thành một góc 30-450 so với mặt lá (vì vậy mới có tên gọi là rầy chổng cánh). Thành trùng cái sau khi vũ hóa 7-8 ngày thì bắt cặp. Khả năng đẻ trứng của mỗi con rầy cái là 800-900 trứng. Vòng đời của RCC với điều kiện nhiệt độ và ẩm độ của Việt Nam (30,9 0C, ẩm độ 73,7%) có thời gian trung bình là 28 ngày. Ký chủ của RCC là tất cả các cây trong họ cam quýt và đặc biệt là các cây cảnh nguyệt quới, cần thăng, kim quít là cây mà RCC ưa thích nhất. Thiên địch của Rầy chổng cánh: thiên địch của RCC là các loại bọ rùa, nấm ký sinh, kiến vàng. Trong đó có 2 loài quan trọng nhất là ong Tamarixia radiata và Diaphorencyrtus aligarhensis. Ong ký sinh ở giai đoạn ấu trùng của rầy, chủ yếu từ tuổi 3-tuổi 5. Trong đó, ong Tamarixia radiata là nội ký sinh sống bên trong cơ thể rầy chổng cánh khi trưởng thành chui ra ở phần lưng bụng của ấu trùng và ong Diaphorencyrtus aligarhensis là ngoại ký sinh khi trưởng thành sẽ chui ra ở lưng ngực của ấu trùng. Các loại bọ rùa như: Curinus coralus, Coccinella sp, Harmonia axyridis...cũng là thiên địch. Nấm kí sinh trên rầy phát triển mạnh trong các tháng mưa nhiều, ẩm độ cao. 2.5 Triệu chứng bệnh Cây bệnh nhiễm từ cây giống có triệu chứng ban đầu là lốm đốm trên lá, đây là triệu chứng điển hình (dù bệnh không có triệu chứng đặc thù), trong khi cây bệnh do tái nhiễm (do rầy chổng cánh mang nguồn bệnh đến chích hút làm lây nhiễm), triệu chứng bệnh có thể xuất phát trước tiên từ phía nhánh cây rầy tấn công trước, sau đó mới lan cả cây hoặc các cây ở ngoài bìa mé xuất hiện trước sau đó mới lây cả vườn. Ngoài triệu chứng vàng lốm đốm, còn có các triệu chứng khác trên lá, có thể mô tả như sau: - Triệu chứng vàng lốm đốm: thịt lá bị vàng, các đốm xanh đậm vẫn còn, nằm đối xứng trên phiến lá. - Triệu chứng trên lá già: lá bị dày lên, nhám, gân lồi, sần sùi và hóa bần (nâu đen). Các triệu chứng như thiếu kẽm (vàng lá gân xanh), thiếu Mangan (vàng lốm đốm cân đối 2 bên gân, diện tích lá không bị giảm), thiếu Manhê (vàng từ ngoài bìa lá vào, thường còn sót lại màu xanh dạng chữ V ở đáy lá) là các dạng triệu chứng do bệnh làm cây không hấp thu được vi lượng gây ra. Triệu chứng thiếu kẽm do bệnh HLB rất trội và phổ biến trong các giống CCM. -Triệu chứng trên trái và hạt: cây bệnh có trái méo mó ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quy trình tổng hợp quản lý bệnh HuangLongbin trên cây có múi ở Việt Nam Quy trình tổng hợp quản lý bệnh HuangLongbin trên cây có múi ở Việt Nam 1. Thuật ngữ Quản lý bệnh tổng hợp: Là sử dụng phối hợp nhiều biện pháp để quản lý bệnh. Huanglongbin (HLB) là tên gọi quốc tế của bệnh Vàng lá greening. Phòng chống tái nhiễm: Là sử dụng các biện pháp để phòng chống sự lây bệnh HLB đến vườn trồng bằng cây giống CCM sạch bệnh. RCC: Rầy chổng cánh là côn trùng truyền bệnh Huanglongbin từ cây bệnh sang cây sạch bệnh. CCM: Cây có múi là tất cả các cây cam, quít, chanh, bưởi, hạnh. 2. Đặc điểm của bệnh HLB 2.1 Lịch sử về bệnh HLB Bệnh HLB xuất hiện từ năm 1894 tại Trung Quốc, được báo cáo tại Nam Phi vào năm 1947 mặc dù người ta đã biết được bệnh này từ năm 1929. Bệnh này được gọi bằng những tên gọi khác nhau ở những quốc gia khác nhau như Huanglungbin hay vàng đọt ở Trung Quốc, likubin ở Đài Loan, vàng đốm lá ở Philippine, vàng lá chết nhanh ở Ấn Độ. Ở Việt Nam, từ lâu bệnh Vàng lá greening, Vàng lá gân xanh, vàng bạc, bệnh bạc lạt, bệnh vàng lá chè... và hiện được các nhà khoa học gọi là bệnh Huanglongbin. Bệnh HLB xuất hiện ở Việt Nam đã rất lâu nhưng đến giai đoạn cuối những năm 1960 đầu 1970 tốc độ lây lan bệnh mới lên cao do việc nhân giống không thận trọng và mãi đến sau 1975 nguyên nhân dịch bệnh HLB mới được xác định rõ ràng. 2.2 Sự nguy hại của bệnh HLB Theo thống kê của FAO, từ những năm 1995 bệnh HLB đã lan rộng trên 50 quốc gia và đe dọa nghiêm trọng đến nguồn gen cây có múi ở Châu phi và Châu á. Người ta ước tính bệnh đã tàn phá hơn 60 triệu cây trên cả 2 lục địa này. Ở Việt Nam, bệnh đã làm chết hàng loạt vườn cây có múi từ Bắc vào Nam.Vào những thập niên 1970-1980 các vườn cam ở miền Bắc bị tàn phá nặng nề, các khu cam Sành Bố Hạ, quýt Hanh Phú Bình không còn nữa. Ở Phía Nam, bệnh bùng phát và lây lan mạnh từ những năm 1994 và theo ước tính chỉ riêng huyện Châu Thành, Cần Thơ, thiệt hại khoảng 1 tỷ đồng vào năm 1994. Và dựa vào diện tích cây có múi của ĐBSCL cùng với giá trị hiện tại của CCM, ước tính thiệt hại của ĐBSCL mỗi năm khoảng 180 tỷ đồng. 2.3 Tác nhân gây bệnh Có 2 loại vi khuẩn gây bệnh HLB là vi khuẩn dòng Châu á Candidatus Liberibacter asiaticus và vi khuẩn dòng Châu phi Candidatus Liberibacter africanus. Ở Việt Nam do Candidatus Liberibacter asiaticus gây ra. Vi khuẩn này có bề dày vỏ khoảng 25 mm với 3 lớp của vi khuẩn gram âm. Vi khuẩn này có 2 dạng: dạng dài và dạng hình cầu, dạng dài có chiều dài từ 1-4 mm, đường kính 0,15-0,3mm và dạng hình cầu có đường kính 0,1mm. 2.4 Tác nhân và nguyên nhântruyền bệnh Bệnh HLB lây lan qua 2 con đường là nhân giống vô tính và qua côn trùng truyền bệnh. Do vi khuẩn gây bệnh nằm trong mô libe của cây cho nên khi nhân giống từ cây mẹ đã mang mầm bệnh thì cây con sẽ bị bệnh. Mầm bệnh nằm trong mắt ghép hay nằm trong cành chiết sẽ thể hiện triệu chứng từ 8 đến 15 tháng sau khi trồng. Trong trường hợp này, triệu chứng bệnh sẽ thể hiện tương đối đều trên 4 phía của cây. Côn trùng truyền bệnh HLB là rầy chổng cánh Diaphorina citri Kuwayama và Trioza erytrea Del Guercio. Ở Việt nam đó là RCC Châu á Diaphorina citri Kuwayama. RCC thuộc nhóm côn trùng chích hút, biến thái không hoàn toàn. Thành trùng có kích thước 3,2 - 3,5 mm, màu nâu xám, có 9 đến 10 đốt râu màu nâu đỏ, đầu có 2 mảnh nhọn nhô ra phía trước. Cánh xếp thành hình mái nhà, đầu trút xuống, cánh chổng lên, khi đậu thân nghiêng tạo thành một góc 30-450 so với mặt lá (vì vậy mới có tên gọi là rầy chổng cánh). Thành trùng cái sau khi vũ hóa 7-8 ngày thì bắt cặp. Khả năng đẻ trứng của mỗi con rầy cái là 800-900 trứng. Vòng đời của RCC với điều kiện nhiệt độ và ẩm độ của Việt Nam (30,9 0C, ẩm độ 73,7%) có thời gian trung bình là 28 ngày. Ký chủ của RCC là tất cả các cây trong họ cam quýt và đặc biệt là các cây cảnh nguyệt quới, cần thăng, kim quít là cây mà RCC ưa thích nhất. Thiên địch của Rầy chổng cánh: thiên địch của RCC là các loại bọ rùa, nấm ký sinh, kiến vàng. Trong đó có 2 loài quan trọng nhất là ong Tamarixia radiata và Diaphorencyrtus aligarhensis. Ong ký sinh ở giai đoạn ấu trùng của rầy, chủ yếu từ tuổi 3-tuổi 5. Trong đó, ong Tamarixia radiata là nội ký sinh sống bên trong cơ thể rầy chổng cánh khi trưởng thành chui ra ở phần lưng bụng của ấu trùng và ong Diaphorencyrtus aligarhensis là ngoại ký sinh khi trưởng thành sẽ chui ra ở lưng ngực của ấu trùng. Các loại bọ rùa như: Curinus coralus, Coccinella sp, Harmonia axyridis...cũng là thiên địch. Nấm kí sinh trên rầy phát triển mạnh trong các tháng mưa nhiều, ẩm độ cao. 2.5 Triệu chứng bệnh Cây bệnh nhiễm từ cây giống có triệu chứng ban đầu là lốm đốm trên lá, đây là triệu chứng điển hình (dù bệnh không có triệu chứng đặc thù), trong khi cây bệnh do tái nhiễm (do rầy chổng cánh mang nguồn bệnh đến chích hút làm lây nhiễm), triệu chứng bệnh có thể xuất phát trước tiên từ phía nhánh cây rầy tấn công trước, sau đó mới lan cả cây hoặc các cây ở ngoài bìa mé xuất hiện trước sau đó mới lây cả vườn. Ngoài triệu chứng vàng lốm đốm, còn có các triệu chứng khác trên lá, có thể mô tả như sau: - Triệu chứng vàng lốm đốm: thịt lá bị vàng, các đốm xanh đậm vẫn còn, nằm đối xứng trên phiến lá. - Triệu chứng trên lá già: lá bị dày lên, nhám, gân lồi, sần sùi và hóa bần (nâu đen). Các triệu chứng như thiếu kẽm (vàng lá gân xanh), thiếu Mangan (vàng lốm đốm cân đối 2 bên gân, diện tích lá không bị giảm), thiếu Manhê (vàng từ ngoài bìa lá vào, thường còn sót lại màu xanh dạng chữ V ở đáy lá) là các dạng triệu chứng do bệnh làm cây không hấp thu được vi lượng gây ra. Triệu chứng thiếu kẽm do bệnh HLB rất trội và phổ biến trong các giống CCM. -Triệu chứng trên trái và hạt: cây bệnh có trái méo mó ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
bệnh HuangLongbin kỹ thuật trồng trọt chăm sóc cây trồng bệnh cây trồng bón phân cây trồngGợi ý tài liệu liên quan:
-
MỘT SỐ ĐẶC TÍNH DI TRUYỀN CỦA CÂY KHOAI LANG
4 trang 113 0 0 -
Đặc Điểm Sinh Học Của Sò Huyết
5 trang 66 0 0 -
14 trang 65 0 0
-
Thuyết trình nhóm: Ứng dụng công nghệ chín chậm vào bảo quản trái cây
44 trang 56 0 0 -
Sơ lược lịch sử phát triển của thủy nông
4 trang 52 1 0 -
Báo cáo thực tập tổng quan về cây rau cải xanh
9 trang 49 0 0 -
4 trang 47 0 0
-
8 trang 47 0 0
-
Quy trình bón phân hợp lý cho cây ăn quả
2 trang 42 0 0 -
Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Võ Như Hưng, Điện Bàn
6 trang 41 0 0