Quy trình xây dựng khung nội dung môn Khoa học tự nhiên cấp trung học cơ sở trong chương trình giáo dục phổ thông mới (chương trình sau 2015)
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 196.59 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong chương trình tổng thể giáo dục phổ thông mới, Khoa học tự nhiên (KHTN) là môn học được tích hợp kiến thức từ các môn Vật lí, Sinh học, Hóa học và các kiến thức về khoa học Trái đất. Dựa trên việc nghiên cứu đối sánh chương trình hiện hành của Việt Nam và chương trình môn Khoa học của một số nước trên thế giới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quy trình xây dựng khung nội dung môn Khoa học tự nhiên cấp trung học cơ sở trong chương trình giáo dục phổ thông mới (chương trình sau 2015)JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0139Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8, pp. 16-24This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn QUY TRÌNH XÂY DỰNG KHUNG NỘI DUNG MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI (CHƯƠNG TRÌNH SAU 2015) Trần Khánh Ngọc Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Trong chương trình tổng thể giáo dục phổ thông mới, Khoa học tự nhiên (KHTN) là môn học được tích hợp kiến thức từ các môn Vật lí, Sinh học, Hóa học và các kiến thức về khoa học Trái đất. Dựa trên việc nghiên cứu đối sánh chương trình hiện hành của Việt Nam và chương trình môn Khoa học của một số nước trên thế giới, bài báo đề xuất khung nội dung môn KHTN có thể được xây dựng dựa trên hai cách tiếp cận: (1) Tiếp cận các nguyên lí vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên và sử dụng chính các nguyên lí đó làm các chủ đề khái quát xuyên suốt qua các lớp của bậc THCS; (2) Tiếp cận logic cuộc sống - coi con người là trung tâm của việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học, do vậy, ưu tiên trang bị những kiến thức khoa học cơ bản, nền tảng, cần thiết để sau khi tốt nghiệp bậc THCS, người học có thể sống, làm việc và có khả năng ứng phó, thích nghi với thế giới khoa học công nghệ. Như vậy, cấu trúc của môn KHTN cấp THCS sẽ gồm 2 giai đoạn là lớp 6,7 (giai đoạn 1) và lớp 8,9 (giai đoạn 2). Khung nội dung của mỗi giai đoạn sẽ đều gồm các chủ đề lớn là (1) Em là nhà khoa học; (2) Sự đa dạng; (3) Mô hình và hệ thống, (4) Năng lượng ; (5) Tương tác. Từ khóa: Khoa học tự nhiên, chương trình môn khoa học tự nhiên, khung nội dung môn khoa học tự nhiên, trung học cơ sở.1. Mở đầu Một trong những đề án vô cùng quan trọng mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai hiệnnay là xây dựng chương trình tổng thể giáo dục phổ thông (GDPT) cho giai đoạn sau 2015 (gọitắt là chương trình tổng thể GDPT sau 2015). Chương trình tổng thể GDPT sau 2015 có rất nhiềuđiểm mới so với chương trình hiện hành như: Chương trình chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếpcận hình thành và phát triển năng lực cho người học; chương trình được chia thành hai giai đoạn:(1) Giai đoạn giáo dục cơ bản gồm cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở, bảo đảm trang bị cho họcsinh (HS) tri thức phổ thông nền tảng, hình thành, phát triển năng lực tự học; chuẩn bị tâm thế choviệc thích ứng với những thay đổi nhanh chóng và nhiều mặt của xã hội tương lai; đáp ứng yêu cầuphân luồng sau trung học cơ sở (THCS): HS học lên hoặc tham gia cuộc sống lao động và (2) Giaiđoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (cấp trung học phổ thông) nhằm phát triển năng lực theosở trường, nguyện vọng của từng HS, bảo đảm HS tiếp cận nghề nghiệp, chuẩn bị cho giai đoạnhọc sau có chất lượng [1].Ngày nhận bài: 15/6/2015. Ngày nhận đăng: 10/10/2015.Liên hệ: Trần Khánh Ngọc, e-mail: ngoctunga1@gmail.com16 Quy trình xây dựng khung nội dung môn khoa học tự nhiên cấp Trung học cơ sở... Trong chương trình tổng thể GDPT sau 2015, điều thu hút sự quan tâm của rất nhiều giáoviên và các nhà nghiên cứu giáo dục là sự xuất hiện hai môn học mới: môn Khoa học tự nhiên(KHTN) và môn Khoa học xã hội (KHXH) - hai môn học bắt buộc ở cấp học THCS, trong đó mônKHTN là môn học được tích hợp kiến thức từ các môn Vật lí, Sinh học, Hóa học và các kiến thứcvề khoa học Trái đất; môn KHXH là môn học tích hợp kiến thức từ các môn Lịch sử và Địa lí. Sự xuất hiện các môn học mới đồng nghĩa với việc phải nghiên cứu và xây dựng chươngtrình môn học một cách khoa học và bài bản. Chương trình môn học bao gồm việc xác định mụctiêu môn học, xây dựng khung nội dung, chuẩn đầu ra, định hướng hình thức tổ chức dạy học vàkiểm tra đánh giá kết quả học tập cho môn học đó. Trong khuôn khổ bài báo này, chúng tôi sẽ bànsâu về phương pháp và quy trình xây dựng khung nội dung cho môn KHTN ở cấp THCS trongchương trình GDPT sau 2015.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Khái quát về môn KHTN trong chương trình tổng thể GDPT mới Trong chương trình tổng thể GDPT mới, lĩnh vực KHTN bao gồm các môn học: Cuộc sốngquanh ta (lớp 1,2,3); Tìm hiểu tự nhiên (lớp 4,5); Khoa học tự nhiên (cấp THCS) và Vật lí, Hóahọc, Sinh học (cấp THPT) [1]. Ngoài việc đóng góp vào rèn luyện các năng lực chung, các mônhọc thuộc lĩnh vực KHTN còn hướng đến phát triển ở HS năng lực chuyên biệt là năng lực tìm tòi,nghiên cứu khoa học. Ở cấp THCS, KHTN là môn học tích hợp chủ yếu các lĩnh vực kiến thức về Vật lí, Hoá học,Sinh học, Khoa học trái đất, và là môn học bắt buộc ở cấp học này. Khác với khi còn là cá ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quy trình xây dựng khung nội dung môn Khoa học tự nhiên cấp trung học cơ sở trong chương trình giáo dục phổ thông mới (chương trình sau 2015)JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0139Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8, pp. 16-24This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn QUY TRÌNH XÂY DỰNG KHUNG NỘI DUNG MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI (CHƯƠNG TRÌNH SAU 2015) Trần Khánh Ngọc Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Trong chương trình tổng thể giáo dục phổ thông mới, Khoa học tự nhiên (KHTN) là môn học được tích hợp kiến thức từ các môn Vật lí, Sinh học, Hóa học và các kiến thức về khoa học Trái đất. Dựa trên việc nghiên cứu đối sánh chương trình hiện hành của Việt Nam và chương trình môn Khoa học của một số nước trên thế giới, bài báo đề xuất khung nội dung môn KHTN có thể được xây dựng dựa trên hai cách tiếp cận: (1) Tiếp cận các nguyên lí vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên và sử dụng chính các nguyên lí đó làm các chủ đề khái quát xuyên suốt qua các lớp của bậc THCS; (2) Tiếp cận logic cuộc sống - coi con người là trung tâm của việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học, do vậy, ưu tiên trang bị những kiến thức khoa học cơ bản, nền tảng, cần thiết để sau khi tốt nghiệp bậc THCS, người học có thể sống, làm việc và có khả năng ứng phó, thích nghi với thế giới khoa học công nghệ. Như vậy, cấu trúc của môn KHTN cấp THCS sẽ gồm 2 giai đoạn là lớp 6,7 (giai đoạn 1) và lớp 8,9 (giai đoạn 2). Khung nội dung của mỗi giai đoạn sẽ đều gồm các chủ đề lớn là (1) Em là nhà khoa học; (2) Sự đa dạng; (3) Mô hình và hệ thống, (4) Năng lượng ; (5) Tương tác. Từ khóa: Khoa học tự nhiên, chương trình môn khoa học tự nhiên, khung nội dung môn khoa học tự nhiên, trung học cơ sở.1. Mở đầu Một trong những đề án vô cùng quan trọng mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai hiệnnay là xây dựng chương trình tổng thể giáo dục phổ thông (GDPT) cho giai đoạn sau 2015 (gọitắt là chương trình tổng thể GDPT sau 2015). Chương trình tổng thể GDPT sau 2015 có rất nhiềuđiểm mới so với chương trình hiện hành như: Chương trình chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếpcận hình thành và phát triển năng lực cho người học; chương trình được chia thành hai giai đoạn:(1) Giai đoạn giáo dục cơ bản gồm cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở, bảo đảm trang bị cho họcsinh (HS) tri thức phổ thông nền tảng, hình thành, phát triển năng lực tự học; chuẩn bị tâm thế choviệc thích ứng với những thay đổi nhanh chóng và nhiều mặt của xã hội tương lai; đáp ứng yêu cầuphân luồng sau trung học cơ sở (THCS): HS học lên hoặc tham gia cuộc sống lao động và (2) Giaiđoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (cấp trung học phổ thông) nhằm phát triển năng lực theosở trường, nguyện vọng của từng HS, bảo đảm HS tiếp cận nghề nghiệp, chuẩn bị cho giai đoạnhọc sau có chất lượng [1].Ngày nhận bài: 15/6/2015. Ngày nhận đăng: 10/10/2015.Liên hệ: Trần Khánh Ngọc, e-mail: ngoctunga1@gmail.com16 Quy trình xây dựng khung nội dung môn khoa học tự nhiên cấp Trung học cơ sở... Trong chương trình tổng thể GDPT sau 2015, điều thu hút sự quan tâm của rất nhiều giáoviên và các nhà nghiên cứu giáo dục là sự xuất hiện hai môn học mới: môn Khoa học tự nhiên(KHTN) và môn Khoa học xã hội (KHXH) - hai môn học bắt buộc ở cấp học THCS, trong đó mônKHTN là môn học được tích hợp kiến thức từ các môn Vật lí, Sinh học, Hóa học và các kiến thứcvề khoa học Trái đất; môn KHXH là môn học tích hợp kiến thức từ các môn Lịch sử và Địa lí. Sự xuất hiện các môn học mới đồng nghĩa với việc phải nghiên cứu và xây dựng chươngtrình môn học một cách khoa học và bài bản. Chương trình môn học bao gồm việc xác định mụctiêu môn học, xây dựng khung nội dung, chuẩn đầu ra, định hướng hình thức tổ chức dạy học vàkiểm tra đánh giá kết quả học tập cho môn học đó. Trong khuôn khổ bài báo này, chúng tôi sẽ bànsâu về phương pháp và quy trình xây dựng khung nội dung cho môn KHTN ở cấp THCS trongchương trình GDPT sau 2015.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Khái quát về môn KHTN trong chương trình tổng thể GDPT mới Trong chương trình tổng thể GDPT mới, lĩnh vực KHTN bao gồm các môn học: Cuộc sốngquanh ta (lớp 1,2,3); Tìm hiểu tự nhiên (lớp 4,5); Khoa học tự nhiên (cấp THCS) và Vật lí, Hóahọc, Sinh học (cấp THPT) [1]. Ngoài việc đóng góp vào rèn luyện các năng lực chung, các mônhọc thuộc lĩnh vực KHTN còn hướng đến phát triển ở HS năng lực chuyên biệt là năng lực tìm tòi,nghiên cứu khoa học. Ở cấp THCS, KHTN là môn học tích hợp chủ yếu các lĩnh vực kiến thức về Vật lí, Hoá học,Sinh học, Khoa học trái đất, và là môn học bắt buộc ở cấp học này. Khác với khi còn là cá ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Khoa học tự nhiên Chương trình môn khoa học tự nhiên Khung nội dung môn khoa học tự nhiên Giáo dục phổ thông tổng thể Phát triển năng lực người họcTài liệu cùng danh mục:
-
9 trang 574 5 0
-
4 trang 489 10 0
-
14 trang 435 0 0
-
Một số vấn đề tự chủ của trường Cao đẳng Cộng đồng
6 trang 366 0 0 -
13 trang 350 1 0
-
Nghiên cứu hệ thống tự động chấm điểm bài thi trắc nghiệm ứng dụng xử lý ảnh
3 trang 304 0 0 -
Những phẩm chất hiệu quả của người giáo viên: Phần 1
52 trang 297 0 0 -
6 trang 293 1 0
-
3 trang 293 0 0
-
2 trang 284 2 0
Tài liệu mới:
-
129 trang 0 0 0
-
69 trang 0 0 0
-
33 trang 0 0 0
-
Luận văn Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại
115 trang 0 0 0 -
127 trang 0 0 0
-
107 trang 0 0 0
-
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Tất Thành, HCM
8 trang 0 0 0 -
6 trang 0 0 0
-
14 trang 0 0 0
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc
23 trang 0 0 0