Danh mục

Rắn báo oán !

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 150.93 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Truyền thuyết Về thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Trãi, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, đã có nhiều bài viết, công trình làm sáng tỏ, nhất là vào dịp kỷ niệm 600 năm, năm sinh của ông (1980). Về cái chết thảm khốc của Nguyễn Trãi cùng ba họ bước đầu cũng đã có người đề cập tới, chỉ ra nguyên nhân. Đó là sự tranh giành quyền lực của các phe phái trong triều ở đầu thời Lê, mà ông chỉ là nạn nhân. Tuy vậy, trong dân gian từ rất lâu vẫn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Rắn báo oán ! Rắn báo oán !Truyền thuyếtVề thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Trãi, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới,đã có nhiều bài viết, công trình làm sáng tỏ, nhất là vào dịp kỷ niệm 600 năm, năm sinhcủa ông (1980).Về cái chết thảm khốc của Nguyễn Trãi cùng ba họ bước đầu cũng đã có người đề cậptới, chỉ ra nguyên nhân. Đó là sự tranh giành quyền lực của các phe phái trong triều ở đầuthời Lê, mà ông chỉ là nạn nhân.Tuy vậy, trong dân gian từ rất lâu vẫn còn lưu truyền truyền thuyết Rắn báo oán, là mộtcách lý giải huyền bí và có những chỗ bóp méo sự kiện ấy, do vô tình hoặc cố ý.Điều ấy cũng chẳng đến nỗi khó hiểu, khi áp lực của nền quân chủ chuyên chế quá nặng,đè xuống tâm lý của mọi tầng lớp xã hội, đến nỗi ngay cả những học giả uyên bác nhất(chẳng hạn, Lê Quí Đôn) cũng không cưỡng lại được, nên vẫn có những lời dị nghị, thậmchí chê cười những hành vi của Nguyễn Trãi dẫn đến thảm họa ấy.Chúng tôi sẽ trình bày truyền thuyết này theo cả hai quan điểm, với hy vọng có thể tránhđược những sự hiểu lầm đáng tiếc.Ở làng Nhị Khê (thuộc huyện Thường Tín, Hà Tây ngày nay) xưa kia có một gò đất câycối mọc um tùm gọi là gò Rùa. Cư ngụ ở đây có một đàn rắn mà con rắn mẹ tu luyện lâungày đã sắp thành tinh.Ngày ấy, người ông của Nguyễn Trãi từ làng Chi Ngại, Hải Dương lên đây mở trườngdạy học. Ông là một nhà nho uyên bác, lại hết lòng dạy dỗ học trò, mặc dù ông chẳng đỗđạt gì, bởi vì chưa một lần vác lều chõng vào trường thi.Ông có hai người con trai, một là Nguyễn Phi Khanh, cùng định cư ở làng Nhị Khê, vàmột người nữa, không rõ tên, sau về định cư ở làng Canh Hoạch thuộc huyện Thanh Oai(Hà Tây).Đoạn sau đây sẽ kể sơ qua về các đời sau của người con trai thứ hai ấy. Tuy phát tích cómuộn hơn so với Nguyễn Phi Khanh nhưng không phải là không lừng lẫy.Ông cũng là một người đầy bồ chữ nhưng không gặp vận may, về sau gia cảnh sa xútphải làm nghề cày ruộng, tuy vậy vẫn chuẩn bị và nuôi hy vọng con cháu mình sẽ hiểnđạt.Quả nhiên đến đời cháu ông là Nguyễn Bá Ký, đã đỗ Tiến sĩ. Con trai Nguyễn Bá Ký làNguyễn Đức Lượng, đỗ Trạng nguyên. Con gái Nguyễn Bá Ký lấy Nguyễn Doãn Toại,sinh ra Nguyễn Thiếu, cùng đỗ Trạng nguyên. Đại Việt sử ký toàn thư đều ghi tên và nămđỗ của hai vị Trạng nguyên này. Còn ở Canh Hoạch và các làng lân cận, dân chúng vẫntự hào đây là vùng sinh ra Trạng cậu Trạng cháu.Nguyễn Thiếu sinh ra Nguyễn Quyện và Nguyễn Miễn, lại là hai danh tướng thời MạcHậu Hợp. Đặc biệt Nguyễn Quyện, bố vợ của Mạc Mậu Hợp, đã từng lập nhiều chiếncông hiển hách thời Mạc. Khi Trịnh Tùng phò Lê Anh tông từ Thanh Hoá tiến đánhThăng Long, quân của Mạc Mậu Hợp thất bại, Nguyễn Quyện, Nguyễn Miễn đều bị bắt (Nguyễn Quyện than: Trời để nhà Mạc mất, vì lòng người đã về với nhà Lê cả rồi! ...)Sau đó, theo lệnh Trịnh Tùng, Nguyễn Quyện, Nguyễn Miễn đều bị giết, và bị tru di cảba họ. Chỉ có một người con thứ của Nguyễn Miễn trốn khỏi được nhà giam, chạy vàovùng Nghi Xuân (Hà Tĩnh) mai danh ẩn tích. Đến đời thứ sáu thì sinh ra NguyễnNghiễm, đỗ Tiến sĩ. Nguyễn Nghiễm cũng còn là một danh tướng, đã làm đến chức Tểtướng. Con cả Nguyễn Nghiễm là Nguyễn Khản cũng đỗ Tiến sĩ, nổi tiếng hào hoa phongnhã và ăn chơi ở đất kinh kỳ, lại có quan hệ tương giao với chúa Trịnh. Một người conthứ của Nguyễn Nghiễm là Nguyễn Du, tác giả của truyện Kiều và nhiều áng thơ bất hủ.Nguyễn Du cũng như Nguyễn Trãi, đều là danh nhân văn hóa thế giới.Đoạn sau đây, sẽ trở lại câu chuyện về người ông của Nguyễn trãi.Ông thầy đồ thấy đám đất gò Rùa ở làng Nhị Khê ở vào một địa thế rất vượng. Phía trướccó minh đường là một cái đầm nước lớn. Phía sau lưng có một dãy đất nhỏ thuôn nhưhình cái đuôi. Còn ở xung quanh, bốn phía như bốn cái chân. Phía trước lại có một môđất nữa. Tất cả giống y một hình con rùa đang vươn tới.Ông đồ xin với dân làng cấp cho khu đất ấy để dựng nhà dạy học.Dân làng đồng ý. Thế là vào cuối một ngày, trước khi tan học, ông bảo các học trò sớmmai nghĩ học để đi san đất, phát cây, chuẩn bị dựng nhà.Đêm hôm ấy ông đồ nằm mộng, thấy một người đàn bà mặt mày sát khí đằng đằng đếnbên giường sừng sộ: Này ông. Tôi không gây thù chuốc oán gì, cớ sao ông lại cho ngườiđến đập phá nhà phá cửa của tôi?. Nói xong người đàn bà đi thẳng.Ông đồ choàng tỉnh dậy. Ông lờ mờ hiểu rằng sáng mai cái việc mà các học trò sẽ làm làkhông nên. Nhưng ông lại nghĩ, nếu rút lời thì các học trò và dân làng trông vào sẽ cónhững lời bàn ra tán vào thật bất tiện, nên cứ để xem sao đã.Sáng hôm sau, khi ông chống gậy ra khu gò Rùa thì các học trò đã dọn quang được mộtvùng nhỏ. Ông hỏi: Các con có thấy sự gì lạ không?. Các học trò đáp: Thưa thầy,không thấy gì ạ. Ông lại bảo: Nếu có gì thì báo ngay cho thầy biết. Ông đứng lại đếncuối buổi để xem các trò làm, nhưng tuyệt nhiên chẳng thấy điều gì lạ lùng cả. Trongthâm tâm ông nghĩ, nếu thấy ngôi mả hay dấu tích gì đó thiêng liêng thì sẽ để chừa chỗấy ra không đụng đến.Đêm hôm ấy khi ông vừa chợp mắt t ...

Tài liệu được xem nhiều: