Rất thành công và thành công là cả một sự khác biệt lớn (Phần 2)
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 207.93 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Rất thành công và thành công là cả một sự khác biệt lớn (Phần 2)
Đây là phần hai của chùm bài viết về sự khác biệt giữa những người “rất thành công” và “thành công”. Trong phần một, chúng ta đã nói đến các giá trị cá nhân như: “ Sức mạnh của khao khát và tham vọng ”; “Nội lực mạnh”; “Tinh thần lạc quan”; “Nhìn thẳng vào sự thật cho dù là tàn nhẫn nhất”. Làm chủ thời gian Những người thành công thường có thái độ đúng đắn với thời gian. Họ sống với hiện tại chứ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Rất thành công và thành công là cả một sự khác biệt lớn (Phần 2) Rất thành công và thành công là cả một sự khác biệt lớn (Phần 2) Đây là phần hai của chùm bài viết về sự khác biệt giữa những người “rất thành công” và “thành công”. Trong phần một, chúng ta đã nói đến các giá trị cá nhân như: “ Sức mạnh của khao khát và tham vọng ”; “Nội lực mạnh”; “Tinh thần lạc quan”; “Nhìn thẳng vào sự thật cho dù là tàn nhẫn nhất”. Làm chủ thời gian Những người thành công thường có thái độ đúng đắn với thời gian. Họ sống với hiện tại chứ không phải với tương lai hoặc quá khứ. Mặc dù vậy, đối với họ quá khứ và tương lai cũng tồn tại, nhưng trong dạng thức khác hẳn với phần đông mọi người. Thông thường, con người hoặc sống bằng quá khứ với các hoài niệm về những điều đã mất, hoặc ngược lại mơ ước về tương lai với một kế hoạch tưởng tượng và các chiến công huy hoàng. Có thể nói, cả hai loại người này đều không sống một cuộc sống thực sự. Lermontov có viết rằng: “Đau đớn nhìn đến tương lai, tiếc nuối hoài niệm về quá khứ”. Đây chắc chắn không phải là nhân sinh quan của những người mà chúng ta đang nói đến. Họ rất thực tế khi đánh giá viễn cảnh tương lai, dễ dàng kết nối các nhiệm vụ hiện tại với những chiến lược dài hơi, cảm nhận thời gian như một dòng chảy liên tục. Họ bình thản chờ đón những điều sắp đến, không hoảng sợ, không xây dựng những lâu đài bằng cát. Và họ cũng không bao giờ tiếc nuối những điều mình đã làm. Đối với họ, sai lầm, thất bại chỉ là những trải nghiệm cần có để họ có thể đi tới thành công. Có thể nói, họ rất biết biết cách sử dụng thời gian, cả hiện tại, quá khứ và tương lai. Thế giới là hai màu đen trắng Đó là những người có chí hướng rất rõ ràng. Nhân sinh quan của họ giống như một dạng “thu hẹp của nhận thức”: tất cả phục vụ cho một mục đích duy nhất. Mọi tình huống trong cuộc sống, các sự kiện được chia làm đôi theo nguyên tắc “cần thiết – không cần thiết”. Họ bị hút tới những điều “cần thiết” như nam châm hút sắt, đồng thời những điều “không cần thiết” bị vứt bỏ không thương tiếc. Hiển nhiên, một con người như vậy thường ở trạng thái tập trung cao độ: họ giống như một xạ thủ đang ngắm mục tiêu và nhìn thế giới qua thước ngắm. Thế giới trở nên đơn giản, và ở một nghĩa nào đó được chia thành hai dải đen trắng rõ rệt. Mọi người xung quanh cũng được họ đánh giá trên hai tiêu chí: có lợi hoặc không có lợi, chiến hữu hoặc kẻ thù. Và những người càng có chí hướng rõ ràng bao nhiêu, thì họ càng cảm nhận thấy thế giới là hai màu đen trắng rõ rệt bấy nhiêu. Những người xung quanh có cảm giác rằng những người này có cuộc sống tinh thần thật nghèo nàn, chỉ vì công việc mà họ phải hy sinh tất cả: gia đình, nghỉ ngơi... Nhưng đối với họ, đó không phải là sự hy sinh mà chính là cuộc sống, hoàn toàn thú vị và đầy ý nghĩa. Đối với những người “rất thành công”, ngoài mục đích của họ thì những điều còn lại nằm rất xa trung tâm của sự nhận thức. Nghỉ ngơi, dạy dỗ con cái, đi nghỉ cùng gia đình, quan tâm đến người thân...là những điều mà họ chỉ làm trong trường hợp cần thiết. Không phải những con người này không hiểu được điều gì là cần thiết, nhưng nếu phải mất thời gian dành cho những điều này, thì họ cảm thấy như có lỗi với công việc của mình. Từ muôn đời nay, đã tồn tại những con người như thế - họ miệt mài làm việc, họ xây dựng nhà máy, đập chắn nước, chế tạo ra tên lửa... Có lẽ thời đó không có điều kiện để kinh doanh, nên việc phải nghỉ hưu đối với họ là thảm họa. Họ không thể sống mà không làm gì, và nếu bị rơi vào tình trạng này thì cuộc đời đối với họ sẽ trở nên vô nghĩa. Mọi người xung quanh thường nhìn họ như những kẻ tàn nhẫn, ích kỷ, kiêu căng, hám danh. Nhưng không phải vậy, đơn giản là họ đang tập trung toàn bộ sức lực vào mục đích của mình và gạt bỏ những điều khác. Bạn nên hiểu rằng, chúng ta đang nói đến những người không bình thường. Chúng ta nói đến một nhóm rất nhỏ, những người chỉ muốn dành hết sức lực cho công việc và đứng mũi chịu sào sẵn sàng dẫn dắt đám đông, chịu gánh nặng của trách nhiệm và vứt bỏ đi những điều không cần thiết. Và, ơn chúa... phần lớn chúng ta không có khả năng đó. Lôi cuốn quần chúng Những người “rất thành công” có khả năng cuốn hút người khác. Họ có tố chất của một thủ lĩnh. Họ cảm thấy mình có quyền điều khiển người khác, thậm chí là những người có trình độ và tuổi tác cao hơn hẳn họ. Họ ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành động của nhiều người. Khi một thủ lĩnh như vậy xuất hiện ở chỗ làm việc, ta có cảm giác như cuộc sống xung quanh sôi sục hẳn lên. Và khi không có họ - ta sẽ càm thấy không gian xung quanh như ngừng chuyển động, mọi vật trở nên tĩnh lặng. Họ có thể nói to hoặc nhỏ, có thể đẹp hoặc xấu, và bất kể họ có thế nào đi chăng nữa thì mọi người vẫn đi theo họ. Có thể gọi đó là những người có tố chất thủ lĩnh, có nhiệt năng lớn, lôi cuốn quần chúng, và là gì đi nữa thì bản chất vẫn giống nhau. Thích mạo hiểm Những người “rất thành công” rất dũng cảm, mạo hiểm, phiêu lưu trong công việc và kinh doanh. Vậy như thế nào là dũng cảm trong kinh doanh? Đó là sự kết hợp giữa mạo hiểm và trách nhiệm: họ dám đưa ra những quyết định mà nếu sai lầm có thể sẽ phải trả giá rất đắt hoặc kéo theo cả một sự thay đổi lớn. Không biết trong một ngày họ phải đưa ra bao nhiêu quyết định phiêu lưu mạo hiểm và rủi ro. Hơn nữa, họ không hề cảm thấy sợ hãi, mà ngược lại họ còn cảm thấy thỏa mãn khi phải đứng ra chịu trách nhiệm trước công việc và trước số phận của những người khác. Người ta vẫn thường cho rằng các doanh nhân luôn có nhu cầu được kích thích bởi một liều hoóc môn khiến cho tinh thần trở nên hưng phấn. Tuy nhiên, trên thực tế thì đó chỉ là hoang tưởng rất nhiều người trong chúng ta. Nếu quan sát những người “rất thành công” trong các sòng bạc, bạn sẽ thấy họ chơi rất bình thản. Đối với họ, trò đỏ đen ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Rất thành công và thành công là cả một sự khác biệt lớn (Phần 2) Rất thành công và thành công là cả một sự khác biệt lớn (Phần 2) Đây là phần hai của chùm bài viết về sự khác biệt giữa những người “rất thành công” và “thành công”. Trong phần một, chúng ta đã nói đến các giá trị cá nhân như: “ Sức mạnh của khao khát và tham vọng ”; “Nội lực mạnh”; “Tinh thần lạc quan”; “Nhìn thẳng vào sự thật cho dù là tàn nhẫn nhất”. Làm chủ thời gian Những người thành công thường có thái độ đúng đắn với thời gian. Họ sống với hiện tại chứ không phải với tương lai hoặc quá khứ. Mặc dù vậy, đối với họ quá khứ và tương lai cũng tồn tại, nhưng trong dạng thức khác hẳn với phần đông mọi người. Thông thường, con người hoặc sống bằng quá khứ với các hoài niệm về những điều đã mất, hoặc ngược lại mơ ước về tương lai với một kế hoạch tưởng tượng và các chiến công huy hoàng. Có thể nói, cả hai loại người này đều không sống một cuộc sống thực sự. Lermontov có viết rằng: “Đau đớn nhìn đến tương lai, tiếc nuối hoài niệm về quá khứ”. Đây chắc chắn không phải là nhân sinh quan của những người mà chúng ta đang nói đến. Họ rất thực tế khi đánh giá viễn cảnh tương lai, dễ dàng kết nối các nhiệm vụ hiện tại với những chiến lược dài hơi, cảm nhận thời gian như một dòng chảy liên tục. Họ bình thản chờ đón những điều sắp đến, không hoảng sợ, không xây dựng những lâu đài bằng cát. Và họ cũng không bao giờ tiếc nuối những điều mình đã làm. Đối với họ, sai lầm, thất bại chỉ là những trải nghiệm cần có để họ có thể đi tới thành công. Có thể nói, họ rất biết biết cách sử dụng thời gian, cả hiện tại, quá khứ và tương lai. Thế giới là hai màu đen trắng Đó là những người có chí hướng rất rõ ràng. Nhân sinh quan của họ giống như một dạng “thu hẹp của nhận thức”: tất cả phục vụ cho một mục đích duy nhất. Mọi tình huống trong cuộc sống, các sự kiện được chia làm đôi theo nguyên tắc “cần thiết – không cần thiết”. Họ bị hút tới những điều “cần thiết” như nam châm hút sắt, đồng thời những điều “không cần thiết” bị vứt bỏ không thương tiếc. Hiển nhiên, một con người như vậy thường ở trạng thái tập trung cao độ: họ giống như một xạ thủ đang ngắm mục tiêu và nhìn thế giới qua thước ngắm. Thế giới trở nên đơn giản, và ở một nghĩa nào đó được chia thành hai dải đen trắng rõ rệt. Mọi người xung quanh cũng được họ đánh giá trên hai tiêu chí: có lợi hoặc không có lợi, chiến hữu hoặc kẻ thù. Và những người càng có chí hướng rõ ràng bao nhiêu, thì họ càng cảm nhận thấy thế giới là hai màu đen trắng rõ rệt bấy nhiêu. Những người xung quanh có cảm giác rằng những người này có cuộc sống tinh thần thật nghèo nàn, chỉ vì công việc mà họ phải hy sinh tất cả: gia đình, nghỉ ngơi... Nhưng đối với họ, đó không phải là sự hy sinh mà chính là cuộc sống, hoàn toàn thú vị và đầy ý nghĩa. Đối với những người “rất thành công”, ngoài mục đích của họ thì những điều còn lại nằm rất xa trung tâm của sự nhận thức. Nghỉ ngơi, dạy dỗ con cái, đi nghỉ cùng gia đình, quan tâm đến người thân...là những điều mà họ chỉ làm trong trường hợp cần thiết. Không phải những con người này không hiểu được điều gì là cần thiết, nhưng nếu phải mất thời gian dành cho những điều này, thì họ cảm thấy như có lỗi với công việc của mình. Từ muôn đời nay, đã tồn tại những con người như thế - họ miệt mài làm việc, họ xây dựng nhà máy, đập chắn nước, chế tạo ra tên lửa... Có lẽ thời đó không có điều kiện để kinh doanh, nên việc phải nghỉ hưu đối với họ là thảm họa. Họ không thể sống mà không làm gì, và nếu bị rơi vào tình trạng này thì cuộc đời đối với họ sẽ trở nên vô nghĩa. Mọi người xung quanh thường nhìn họ như những kẻ tàn nhẫn, ích kỷ, kiêu căng, hám danh. Nhưng không phải vậy, đơn giản là họ đang tập trung toàn bộ sức lực vào mục đích của mình và gạt bỏ những điều khác. Bạn nên hiểu rằng, chúng ta đang nói đến những người không bình thường. Chúng ta nói đến một nhóm rất nhỏ, những người chỉ muốn dành hết sức lực cho công việc và đứng mũi chịu sào sẵn sàng dẫn dắt đám đông, chịu gánh nặng của trách nhiệm và vứt bỏ đi những điều không cần thiết. Và, ơn chúa... phần lớn chúng ta không có khả năng đó. Lôi cuốn quần chúng Những người “rất thành công” có khả năng cuốn hút người khác. Họ có tố chất của một thủ lĩnh. Họ cảm thấy mình có quyền điều khiển người khác, thậm chí là những người có trình độ và tuổi tác cao hơn hẳn họ. Họ ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành động của nhiều người. Khi một thủ lĩnh như vậy xuất hiện ở chỗ làm việc, ta có cảm giác như cuộc sống xung quanh sôi sục hẳn lên. Và khi không có họ - ta sẽ càm thấy không gian xung quanh như ngừng chuyển động, mọi vật trở nên tĩnh lặng. Họ có thể nói to hoặc nhỏ, có thể đẹp hoặc xấu, và bất kể họ có thế nào đi chăng nữa thì mọi người vẫn đi theo họ. Có thể gọi đó là những người có tố chất thủ lĩnh, có nhiệt năng lớn, lôi cuốn quần chúng, và là gì đi nữa thì bản chất vẫn giống nhau. Thích mạo hiểm Những người “rất thành công” rất dũng cảm, mạo hiểm, phiêu lưu trong công việc và kinh doanh. Vậy như thế nào là dũng cảm trong kinh doanh? Đó là sự kết hợp giữa mạo hiểm và trách nhiệm: họ dám đưa ra những quyết định mà nếu sai lầm có thể sẽ phải trả giá rất đắt hoặc kéo theo cả một sự thay đổi lớn. Không biết trong một ngày họ phải đưa ra bao nhiêu quyết định phiêu lưu mạo hiểm và rủi ro. Hơn nữa, họ không hề cảm thấy sợ hãi, mà ngược lại họ còn cảm thấy thỏa mãn khi phải đứng ra chịu trách nhiệm trước công việc và trước số phận của những người khác. Người ta vẫn thường cho rằng các doanh nhân luôn có nhu cầu được kích thích bởi một liều hoóc môn khiến cho tinh thần trở nên hưng phấn. Tuy nhiên, trên thực tế thì đó chỉ là hoang tưởng rất nhiều người trong chúng ta. Nếu quan sát những người “rất thành công” trong các sòng bạc, bạn sẽ thấy họ chơi rất bình thản. Đối với họ, trò đỏ đen ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kinh doanh tiếp thị quản trị kinh doanh triết lý kinh doanh tâm lý học và kinh doanh Rất thànhGợi ý tài liệu liên quan:
-
99 trang 411 0 0
-
Những mẹo mực để trở thành người bán hàng xuất sắc
6 trang 355 0 0 -
Báo cáo Phân tích thiết kế hệ thống - Quản lý khách sạn
26 trang 339 0 0 -
98 trang 330 0 0
-
146 trang 321 0 0
-
115 trang 321 0 0
-
Chương 2 : Các công việc chuẩn bị
30 trang 314 0 0 -
Tổ chức event cho teen - chưa nhiều ý tưởng bứt phá
3 trang 294 0 0 -
87 trang 248 0 0
-
96 trang 244 3 0
-
Hướng dẫn thực tập tốt nghiệp dành cho sinh viên đại học Ngành quản trị kinh doanh
20 trang 235 0 0 -
Bài giảng Nguyên lý Quản trị học - Chương 2 Các lý thuyết quản trị
31 trang 234 0 0 -
171 trang 216 0 0
-
Bài thuyết trình nhóm: Giới thiệu cơ cấu tổ chức công ty lữ hành Saigontourist
7 trang 203 0 0 -
Luận văn: Nghiên cứu văn hóa Ấn Độ
74 trang 200 0 0 -
79 trang 197 0 0
-
Báo cáo tốt nghiệp: Phân tích hoạt động Marketing Mix của Công ty TNHH Gia Hoàng
103 trang 197 0 0 -
Đề cương bài giảng: Quản trị học
trang 193 0 0 -
56 trang 190 0 0
-
Thay đổi cách quản lý như thế nào?
3 trang 188 0 0