Danh mục

Rèn luyện hoạt động phán đoán cho học sinh trung học phổ thông nhờ sử dụng quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng trong dạy học hình học không gian

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.03 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bài báo này tác giả tập trung nghiên cứu việc đưa ra một số biện pháp rèn luyện hoạt động phán đoán cho học sinh Trung học phổ thông nhờ sử dụng mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng trong dạy học hình học không gian. Từ đó giúp học sinh định hướng phương pháp giải cho một số bài toán hình học không gian.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Rèn luyện hoạt động phán đoán cho học sinh trung học phổ thông nhờ sử dụng quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng trong dạy học hình học không gian JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Science in Mathematics, 2014, Vol. 59, No. 2A, pp. 200-209 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn RÈN LUYỆN HOẠT ĐỘNG PHÁN ĐOÁN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NHỜ SỬ DỤNG QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CÁI CHUNG VÀ CÁI RIÊNG TRONG DẠY HỌC HÌNH HỌC KHÔNG GIAN Vũ Đình Chinh Trường Trung học phổ thông Hà Đông, Hà Nội Tóm tắt. Trong bài báo này tác giả tập trung nghiên cứu việc đưa ra một số biện pháp rèn luyện hoạt động phán đoán cho học sinh Trung học phổ thông nhờ sử dụng mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng trong dạy học hình học không gian. Từ đó giúp học sinh định hướng phương pháp giải cho một số bài toán hình học không gian. Từ khóa: Phán đoán, cái chung, cái riêng, quan hệ biện chứng, hình học không gian.1. Mở đầu Việc giáo viên đưa mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng vào dạy học hìnhhọc không gian không những giúp học sinh có cái nhìn bao quát và nhiều chiều của một vấn đề,tìm thấy được mối quan hệ giữa các yếu tố hình học trong không gian 3 chiều mà còn giúp các emcó khả năng phán đoán một số bài toán mới từ một số bài toán quen thuộc mà các em đã học từđó trang bị cho các em khả năng định hướng phương pháp giải đối với một số bài toán hình họckhông gian. Trong các kì thi đại học quốc gia hiện nay cho thấy, đa số học sinh vẫn còn lung túng khigiải các bài toán về hình học không gian, đặc biệt các bài toán liên quan đến tìm khoảng cách giữahai đường thẳng chéo nhau hay khoảng cách từ một điểm đến mặt phẳng; lí do là các em chưa địnhhướng phương pháp giải một bài toán hình học không gian, chưa có cách nhìn một vấn đề ở nhiềukhía cạnh khác nhau cũng như chưa có khả năng nhìn thấy mối quan hệ của các yếu tố hình học, vìthế dẫn đến các em gặp trở ngại khi giải loại toán này. Việc rèn luyện hoạt động phán đoán thôngnhờ sử dụng mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng trong dạy học hình học khônggian nhằm giúp các em tháo gỡ những vấn đề khó khăn ở trên.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Cơ sở lí luận Cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình riênglẻ nhất định.Liên hệ: Vũ Đình Chinh, e-mail: vudinhhueuni@gmail.com200 Rèn luyện hoạt động phán đoán cho học sinh THPT nhờ sử dụng quan hệ biện chứng... Cái chung là phạm trù triết học chỉ những mặt, những thuộc tính, những yếu tố, những quanhệ,... tồn tại phổ biến ở nhiều sự vật, hiện tượng. Trong mỗi sự vật, ngoài cái chung còn tồn tại cáiđơn nhất, đó là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính chỉ tồn tại ở một sựvật, một hiện tượng nào đó mà không lặp lại ở bất kì sự vật, hiện tượng nào khác.2.1.1. Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng Phép duy vật biện chứng khẳng định rằng cái chung, cái riêng và cái đơn nhất đều tồn tạikhách quan, giữa chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau, được thể hiện ở chỗ: - Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng để biểu hiện sự tồn tại của mình,cái chung không tồn tại độc lập, tách rời với cái riêng; ví dụ: tứ giác là cái chung, hình bình hànhlà cái riêng, rõ ràng tứ giác có tính chất gì thì hình bình hành cũng đều có tính chất ấy, hơn thế nữahình bình hành còn có một số tính chất khác mà tứ giác không có, chẳng hạn như là 2 cặp cạnh đốicủa nó song song và bằng nhau, 2 đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường. - Cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái chung; không có cái riêng tồn tại độc lập,tuyệt đối tách rời với cái chung; ví dụ: hình bình hành nằm trong mối quan hệ với tứ giác, đó là loạitứ giác đặc biệt có các cặp cạnh đối song song và bằng nhau, nó không nằm tách rời với tứ giác. - Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú và đa dạng hơn cái chung; còn cái chung là cái bộphận nhưng sâu sắc và bản chất hơn cái riêng. Bởi vì cái riêng là tổng hợp cái chung và cái đơnnhất, còn cái chung biểu hiện tính phổ biến, tính quy luật của nhiều cái riêng; - Ngoài ra, nếu xét về phương diện tập hợp các đối tượng (ngoại diên) thì cái riêng lại nằmtrong cái chung, ví dụ: tứ giác là cái chung; hình bình hành, hình vuông, hình chữ nhật, hình thoi,. . . là các cái riêng. Tập hợp các cái riêng ta gọi là tứ giác, như vậy xét về phía phương diện ngoạidiên thì cái riêng lại nằm trong cái chung [2;38-39].2.2. Rèn luyện hoạt động phán đoán cho học sinh Trung học phổ thông nhờ sử dụng mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng trong dạy học hình học không gian Giáo viên có thể rèn luyện hoạt động phán đoán cho học sinh dựa vào sử dụng quy trìnhxây dựng bài toán nhờ mối q ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: