Danh mục

Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm - Phần 3

Số trang: 90      Loại file: pdf      Dung lượng: 760.86 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 32,000 VND Tải xuống file đầy đủ (90 trang) 0
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trình bày các khái niệm và những vấn đề lí luận chung của quá trình giáo dục đạo đức, thể chất, thẩm mĩ, lao động ở trường tiểu học. Nêu được vai trò, các giai đoạn phát triển và biện pháp xây dựng tập thể học sinh tiểu học. Trình bày ý nghĩa và các biện pháp phối hợp giáo dục của nhà trường và gia đình. Tóm tắt nhiệm vụ, nội dung, phương pháp và các con đường thực hiện quá trình giáo dục đạo đức, thể chất, thẩm mĩ, lao động ở tiểu học. Bước đầu nhận...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm - Phần 3 TIỂU MÔĐUN 3 LÍ LUẬN GIÁO DỤC TIỂU HỌCĐối tượng sử dụng : Sinh viên Cao đẳng sư phạm, ngành Tiểu học I. MỤC TIÊU CHUNG CỦA TIỂU MÔĐUN1. Kiến thức − Trình bày các khái niệm và những vấn đề lí luận chung của quá trình giáo dục đạo đức, thể chất, thẩm mĩ, lao động ở trường tiểu học. − Nêu được vai trò, các giai đoạn phát triển và biện pháp xây dựng tập thể học sinh tiểu học. − Trình bày ý nghĩa và các biện pháp phối hợp giáo dục của nhà trường và gia đình. − Tóm tắt nhiệm vụ, nội dung, phương pháp và các con đường thực hiện quá trình giáo dục đạo đức, thể chất, thẩm mĩ, lao động ở tiểu học. − Bước đầu nhận xét được thực tế hoạt động giáo dục ở trường tiểu học hiện nay.2. Kĩ năng − Kĩ năng thực hiện các thao tác phân tích, phân loại, hệ thống hoá lí luận giáo dục. − Sử dụng các phương pháp nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm giáo dục của các giáo viên tiểu học ở địa phương. − Xây dựng kế hoạch tự học và rèn luyện các ki năng học tập, nghiên cứu và kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục; xác định cách thức tổ chức, quản lí quá trình giáo dục học sinh tiểu học. − Thu thập, phân loại và giải quyết các tình huống giáo dục tiểu học. − Đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh.3. Thái độ − Ý thức được tầm quan trọng của việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh tiểu học. − Có tinh thần tích cực, chủ động, sáng tạo và hợp tác trong học tập và nghiên cứu khoa học giáo dục. − Bồi dưỡng lòng yêu nghề, hứng thú học tập và rèn luyện, tình thương yêu trẻ. − Chuẩn bị tâm thế sẵn sàng làm giáo viên ở một trường tiểu học.II. GIỚI THIỆU TIỂUMÔĐUN − Thời gian cần thiết để hoàn thành : 30 tiết (22,8) − Các chủ đề: 06STT Tên chủ đề Số tiết Trang số1 Quá trình giáo dục ở tiểu học 04 (4,0)2 Hệ thống nguyên tắc giáo dục tiểu học 04 (3,1)3 Nội dung giáo dục ở tiểu học 09 (7,2)4 Phương pháp giáo dục ở tiểu học 04 (3,1) 15 Xây dựng tập thể học sinh tiểu học 05 (3,2)6 Phối hợp giáo dục gia đình và nhà trường 04 (2,2)III. TÀI LIỆU VÀ THIẾT BỊ ĐỂ THỰC HIỆN TIỂU MÔĐUN1. Tài liệu tham khảo − Điều lệ trường tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội, 2000. − Giáo dục và Đào tạo trong thời kì đổi mới: Chủ trương, thực hiện, đánh giá. NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2002. − Đặng Vũ Hoạt và Nguyễn Hữu Hợp: Giáo dục học tiểu học II. NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998. − Nguyễn Sinh Huy và Nguyễn Hữu Dũng: Giáo dục học. NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998. − Hà Thế ngữ và Đặng Vũ Hoạt: Giáo dục học, Tập II. NXB Giáo dục, Hà Nội, 1987. − Phạm Viết Vượng: Giáo dục học. NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2001.2. Thiết bị dạy học − Phần giảng viên: Máy vi tính, projector và chương trình Power Point. Phiếu ghi câu hỏi, bài tập, tình huống, bảng biểu và phiếu kiểm tra đánh giá. − Phần sinh viên: sách tham khảo, vở ghi, giấy A4, phiếu học tập. 2 Chủ đề 1 QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC Ở TIỂU HỌC [4(4,0)]Hoạt động - Tìm hiểu khái niệm quá trình giáo dục 20 phút) Thông tin cho hoạt động 11. Khái niệm quá trình giáo dục (QTGD)QTGD là một bộ phận của quá trình sư phạm tổng thể, có chức năng trội là hình thành và pháttriển những phẩm chất nhân cách cho học sinh (các phẩm chất đạo đức, thẩm mĩ, thể chất, laođộng).QTGD là quá trình trong đó, dưới tác động chủ đạo của nhà giáo dục, học sinh tự giác, tích cực,độc lập hình thành và phát triển những phẩm chất nhân cách phù hợp với quy định của xã hội.2. Một số vấn đề cần lưu ý khi thực hiện QTGD − Khi thực hiện QTGD, nhà giáo dục phát huy vai trò chủ đạo; là người tổ chức, điều khiển quá trình hình thành và phát triển nhân cách cho HS. − Học sinh vừa là đối tượng tác động sư phạm của nhà giáo dục; vừa là chủ thể tự giáo dục. − Thông qua các hoạt động tiếp thu giáo dục và tự giáo dục, trải qua sự thể nghiệm và rèn luyện tích cực, mỗi học sinh sẽ tiếp thu được các giá trị xã hội, hình thành các phẩm chất của nhân cách, đáp ứng được các yêu cầu của xã hội về đạo đức, thể chất, thẩm mĩ, lao động.v.v. − QTGD là quá trình tác động qua lại giữa vai trò chủ đạo của nhà giáo dục và hoạt động tự giáo dục của học sinh. Hai quá trình này thống nhất biện chứng với nhau. Vai trò chủ đạo của nhà giáo dục được thể hiện ở sự giúp cho quá trình tự giáo dục, tự rèn luyện của học sinh có được sự định hướng đúng đắn về chính trị xã hội và đáp ứng những yêu cầu của khoa học; hoạt động tự giáo dục của học sinh là đáp ứng tích cực sự hướng dẫn, lãnh đạo sư phạm của giáo viên. Nếu thiếu một trong hai quá trình này, QTGD sẽ không còn đúng nghĩa. − QTGD mang tính toàn vẹn, là một quá trình vận động và phát triển liên tục, được thực hiện qua tất cả các hoạt động trong nhà trường (hoạt động dạy học trên lớp và các hoạt động đa dạng, phong phú ngoài giờ lên lớp) và các hoạt động bên ngoài nhà trường với các môi trường giáo dục thích hợp, qua đó học sinh thử nghiệm được các kiến thức đạo đức, thẩm mĩ, lao động, thể chất, hình thành hành vi và thói quen hành vi phù hợp, hình thành tình cảm, động cơ và niềm tin đúng đắn, tăng trưởng vốn kinh nghiệm, vốn sống của học sinh để chuẩn bị học lên bậc trung học cơ sở và tham gia sinh hoạt xã hội. 3 QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC TỔNG THỂ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: