Danh mục

Rèn luyện thói quen tốt cho trẻ ưa kén chọn thức ăn

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 94.45 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

1. Làm thực đơn đa dạng, không đơn điệuXác định thực đơn hàng ngày là một công việc khó khăn đối với một người mẹ. Khẩu vị khác nhau của mỗi thành viên trong gia đình khiến người mẹ có thể rất khó khăn khi chọn thực đơn đó có thể đáp ứng được mong đợi của cả gia đình. Để trẻ muốn thử món ăn bạn làm, hãy thử làm các menu khác nhau và thú vị hằng ngày. Bạn có thể cắt rau (ví dụ như cà rốt) thành hình dạng độc đáo như hoa, ngôi sao, mặt...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Rèn luyện thói quen tốt cho trẻ ưa kén chọn thức ăn Rèn luyện thói quen tốt cho trẻ ưa kén chọn thức ăn1. Làm thực đơn đa dạng, không đơn điệuXác định thực đơn hàng ngày là một công việc khó khăn đối với một người mẹ.Khẩu vị khác nhau của mỗi thành viên trong gia đình khiến người mẹ có thể rấtkhó khăn khi chọn thực đơn đó có thể đáp ứng được mong đợi của cả gia đình.Để trẻ muốn thử món ăn bạn làm, hãy thử làm các menu khác nhau và thú vị hằngngày. Bạn có thể cắt rau (ví dụ như cà rốt) thành hình dạng độc đáo như hoa, ngôisao, mặt trăng, hoặc tạo ra một loạt miếng súp lơ (bông cải xanh) có hình dạngxinh xắn. Bạn cũng có thể tạo hình các loại bánh với nguyên liệu rau hoặc sữahoặc chế biến làm sao cho màu rau củ tươi, bắt mắt. Tự nhiên, trẻ sẽ thích các mónăn đầy màu sắc và hình thù đó.2. Tôn trọng ý thích của trẻCũng giống như cha mẹ, trẻ em cũng có cảm giác thích và không thích. Đừng baogiờ bắt trẻ ăn cà rốt chẳng hạn, nếu con không thích. Chúng ta còn nhiều loại raukhác hoặc bổ mắt, chẳng hạn như rau bina và bông cải xanh.Nếu con không thích thì dù có lợi cho sức khoẻ của con, bạn cũng nên đưa ra mộtvài lựa chọn khác cho con, đừng bắt ép con một cách thô thiển, tiến sĩVimaladewi nói. Cần tôn trọng những gì con thích và những gì con không thích,ông nói thêm.3. Cho trẻ tham gia vào quá trình chuẩn bị thức ănKhuyến khích con chọn thực đơn có sử dụng các thành phần cơ bản của rau hoặctrái cây. Sự tham gia của con vào quá trình chế biến và trình bày sẽ giúp con hứngthú hơn với các sản phẩm mà con góp phần tạo ra. Sau đó, hãy cùng con nếm thửcác món đó. Hoạt động này sẽ cung cấp cho con những bài học và ấn tượng đốivới con khiến con muốn ăn hơn.Đề nghị con làm những việc nhỏ như lấy một muỗng hoặc ly, và kéo con vàotham gia các việc liên quan sẽ làm cho con cảm thấy hạnh phúc, đồng thời cũng làcách dạy con đánh giá cao những gì là kết quả lao động của con với cha mẹ khicùng cha mẹ ăn những thức ăn đã được nấu chín, tiến sĩ Vimaladewi khẳng định.Nếu trẻ không thích rau hoặc trái cây, hãy rủ trẻ trồng rau và hoa quả. Giới thiệucho con biết các loại rau và trái cây cùng những lợi ích về dinh dưỡng của chúng,sau đó cho trẻ chạm vào trái cây và rau. Ngoài ra, hãy giải thích với trẻ rằng cácloại rau và trái cây sẽ làm cho trẻ khỏe khoắn và mạnh mẽ.4. Thiết lập thời gian ăn đúng cáchHãy giành thời gian thoả đáng cho việc ăn uống, đó là 3 lần ăn bữa chính và 1 lầnăn bữa phụ cho con mỗi ngày. Chuẩn bị ăn sáng trước khi con đến trường học, vàthiết lập thời gian tối đa là khoảng 20 phút cho ăn sáng. Nếu con không ăn hết, hãycất thức ăn. Khi con đòi ăn trước bữa ăn, thì đừng cho con đồ ăn vặt. Đây là lúcbạn dạy cho con hiểu không nên để thừa thức ăn, nếu con ăn hết, con sẽ không bịđói trước giờ ăn. Không cần phải lo sợ đứa trẻ sẽ đói đến mức ốm, vì đây là mộtquá trình học tập để trẻ biết đề cao giá trị của thực phẩm mà cha mẹ cho con.Nỗ lực này dĩ nhiên cần sự hỗ trợ của tất cả các thành viên gia đình, đặc biệt là cácông, bà thường có xu hướng tuân theo ý muốn của các cháu.5. Cho ăn ít thức ăn hơn bình thườngĐể bắt đầu, cho trẻ khẩu phần ăn ít hơn để con ăn hết phần ăn của mình. Sau khiăn hết, đừng quên khen ngợi con. Với lời khen ngợi, các con sẽ cảm thấy thích thúhơn và ăn nhiều hơn sau đó.

Tài liệu được xem nhiều: