Danh mục

Rối loạn chuyển hóa Kali máu (Kỳ 2)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 211.44 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tăng kali máu.4.2.1. Triệu chứng của tăng kali máu: Nồng độ kali máu bình thường là 3,5 - 5,0 mmol/l, khi vượt quá 6,5 mmol/l sẽ xuất hiện các triệu chứng của tăng kali máu. Những triệu chứng chủ yếu của tăng kali máu là:+ Triệu chứng thần kinh cơ: mỏi cơ, yếu cơ, đi lại khó, rối loạn cảm giác, mất phản xạ, liệt cơ xu hướng tăng dần: bắt đầu liệt 2 chân, lan dần lên và xuất hiện liệt cơ hô hấp biểu hiện: khó thở và tình trạng suy hô hấp, tím tái.+ Rối...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Rối loạn chuyển hóa Kali máu (Kỳ 2) Rối loạn chuyển hóa Kali máu (Kỳ 2) 4. 2. Tăng kali máu. 4.2.1. Triệu chứng của tăng kali máu: Nồng độ kali máu bình thường là 3,5 - 5,0 mmol/l, khi vượt quá 6,5mmol/l sẽ xuất hiện các triệu chứng của tăng kali máu. Những triệu chứng chủ yếucủa tăng kali máu là: + Triệu chứng thần kinh cơ: mỏi cơ, yếu cơ, đi lại khó, rối loạn cảmgiác, mất phản xạ, liệt cơ xu hướng tăng dần: bắt đầu liệt 2 chân, lan dần lên vàxuất hiện liệt cơ hô hấp biểu hiện: khó thở và tình trạng suy hô hấp, tím tái. + Rối loạn nhịp tim : - Nhịp tim chậm. - Rung thất, - Nhịp tự thất. - Vô tâm thu, ngừng tim ở thời kỳ tâm trương. Tăng kali máu là nguyên nhân đột tử chủ yếu ở bệnh nhân suy thận mãntính mất bù và suy thận cấp tính. - Điện tim: sóng T cao nhọn, ST chênh xuống, blốc nhĩ-thất với QRSgiãn rộng và cuối cùng là một sóng hai pha dạng hình sin biểu hiện của QRS giãnrộng với sóng T trái chiều với QRS báo hiệu sắp ngừng tim. Sự thay đổi trên điệntâm đồ càng trầm trọng khi phối hợp với giảm natri máu, giảm canxi máu, tăngmagie và nhiễm toan. 4.2.2. Căn nguyên: * Suy thận cấp tính giai đoạn vô niệu, suy thận mãn mất bù. * Giảm đào thải qua thận: + Giảm khả năng hấp thu natri của ống thận: - Giảm aldosteron tiên phát: . Suy chức năng tuyến thượng thận tiên phát. . Do thiếu hụt men: 21-hydroxylase, 3b-hydroxysteroiddehydrogenase, corticosteron methyl oxidase là những men tham gia tổng hợpaldosteron. - Giảm aldosteron thứ phát do: heparin, các thuốc ức chế men chuyển,các thuốc non-steroid. - Nhiễm toan ống thận týp IV. - Thuốc lợi tiểu giữ kali máu. + Tăng hấp thu clorua ở ống thận: - Cyclosporin. - Hội chứng Gordon: nhiễm toan, tăng kali máu, không có suy thận. * Phân bố lại kali: - Trong trường hợp nhiễm toan chuyển hoá, thường gặp trong suythận mãn giai đoạn mất bù; giai đoan vô niệu và thiểu niệu của suy thận cấp tínhsẽ làm hiện tượng kali từ nội bào khuếch tán ra ngoại bào dẫn đến tăng kali máu. - Giảm tiết insulin: insulin làm tăng vận chuyển kali vào nội bào, khithiếu insulin sẽ làm tăng kali máu. * Do tăng cung cấp: - Truyền kali tĩnh mạch. - Dùng penicilline liều cao kéo dài (1 triệu đơn vị penicilline chứa 1,7mmol kali). - Tan máu nặng. - Phẫu thuật lớn. - Bỏng nặng. - 4. 2.3. Điều trị: - Canxi gluconate 10% ´ 20 ml tiêm tĩnh mạch. - Bicarbonat 8,4% ´ 20 ml tiêm tĩnh mạch. - Glucose 50% + 10 đơn vị insulin tĩnh mạch. - Polystyren sulfat 60g/ngày chia làm 2-3 lần uống, kết hợp uống 200 ml dung dịch sorbitol 20% hoặc thụt hậu môn.

Tài liệu được xem nhiều: