Rủi ro hệ thống trong giá trị cổ phiếu các ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 361.85 KB
Lượt xem: 31
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Rủi ro hệ thống trong giá trị cổ phiếu các ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán Việt Nam" thực hiện phân tích ảnh hưởng của các yếu tố nội tại trong một ngân hàng đến rủi ro hệ thống trong giá trị cổ phiếu của 7 ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 10 năm từ quý I năm 2011 đến quý II năm 2020. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Rủi ro hệ thống trong giá trị cổ phiếu các ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán Việt Nam RỦI RO HỆ THỐNG TRONG GIÁ TRỊ CỔ PHIẾU CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TS. Phạm Ngọc Hưng, Nguyễn Thị Hằng, Nguyễn Vân Nhi, Phạm Thị Lan Đại học Kinh tế quốc dân Tóm tắt Bài viết thực hiện phân tích ảnh hưởng của các yếu tố nội tại trong một ngân hàng đến rủi ro hệ thống trong giá trị cổ phiếu của 7 ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 10 năm từ quý I năm 2011 đến quý II năm 2020. Sử dụng phương pháp phân tích số liệu mảng FEM, REM, bài viết đã chỉ ra những mối tác động cùng chiều của các biến ROA, EBITDA, OE, quy mô ngân hàng, đòn bẩy tài chính tới giá trị hệ số – hệ số phản ánh rủi ro hệ thống của giá trị một tài sản. Từ đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm ổn định các nhân tố kiểm soát rủi ro hệ thống, tránh gây hậu quả bất lợi cho nền kinh tế. Từ khóa: Rủi ro hệ thống, hệ số , ROA, EBITDA, OE, quy mô ngân hàng, đòn bẩy tài chính 1. Giới thiệu Theo nghiên cứu của Công ty đánh giá tín dụng bảo hiểm A.M.Best (Mỹ) công bố năm 2015, mức độ rủi ro của nền kinh tế và hệ thống tài chính Việt Nam luôn ở mức cao. Nguyên nhân là do cơ cấu kinh tế Việt Nam hiện nay còn nhiều bất cập, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng tiêu chuẩn, chính sách tiền tệ còn hạn hẹp, luôn ở thế bị động, tỷ lệ nợ xấu tồn tại trong hệ thống ngân hàng còn lớn. Do vậy, nền kinh tế nói chung cũng như TTCK nói riêng sẽ phải đối mặt với những thách thức cũng như các rủi ro hệ thống tiềm ẩn. Thời gian qua, hệ thống NHTM tại Việt Nam đã có sự phát triển nhanh chóng, phức tạp cả về quy mô lẫn cấu trúc, với các hoạt động tài chính đan xen giữa các khu vực ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm. Điều này khiến cho các NHTM liên kết chặt chẽ hơn, không chỉ giới hạn trong hệ thống NHTM Việt Nam mà còn với mạng lưới hệ thống NHTM bên ngoài. Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu, đặc biệt là khi ASEAN chính thức thúc đẩy quá trình hội nhập tài chính khu vực bằng việc thông qua khuôn khổ hội nhập ngân hàng. Ranh giới hoạt động của một ngân hàng ngày nay không chỉ gói gọn trong phạm vi một quốc gia mà đã phát triển xuyên biên giới, mở rộng mạng lưới cũng như các mối liên kết ra toàn cầu. Sự đổ vỡ của một ngân hàng hay một định chế tài chính có thể kéo theo sự đổ vỡ của cả hệ thống và lan truyền ra cả khu vực, vì chỉ cần một ngân hàng phải tuyên bố phá sản, ngay lập tức sẽ gây ra cơ chế lan truyền cho cả hệ thống ngân hàng thông qua những liên kết chặt chẽ giữa các ngân hàng. Theo Kaufman và Scott (2003), hệ thống ngân hàng có tính chất dễ vỡ (Fragility) nhưng không tự động chuyển sang đổ vỡ (Breakage). Nếu có một hệ thống giám sát hữu hiệu, một cơ chế quản lý an toàn và hiệu quả sẽ có thể ngăn chặn sự đổ vỡ của các ngân hàng. Do vậy, việc tìm hiểu hiện trạng về rủi ro hệ thống của các ngân hàng Việt Nam để kịp thời đưa ra những gợi ý chính sách nhằm giảm thiểu rủi ro hệ thống bằng cách gián tiếp điều chỉnh các nhân tố này là điều cần thiết. 222 Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu phân tích về tác động của các nhân tố nội tại của doanh nghiệp tới rủi ro hệ thống tới các tổ chức tài chính trong đó có các ngân hàng. Phần lớn các nghiên cứu tập trung phân tích mối quan hệ giữa biến phụ thuộc (hệ số ) và biến giải thích như chỉ số DFL, DOL (KH Chung, 1989); tỷ lệ vốn/vốn chủ sở hữu, vốn vay/tổng tải sản, dự phòng rủi ro (Nor Hayati Ahmad và các cộng sự, 2007); tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu, tỷ lệ tăng trưởng các khoản vay (Vicentle Salas và cộng sự, 2002). Các công trình nghiên cứu tại Việt Nam tuy đã chỉ ra được những nhân tố quan trọng có ảnh hưởng tới rủi ro hệ thống nhưng cũng bị giới hạn về quy mô và thời gian nghiên cứu. Theo đó, nhóm nghiên cứu thực hiện bài nghiên cứu này với mục tiêu chính là xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến hệ số (hệ số đo lường rủi ro hệ thống) của giá trị cổ phiếu một số ngân hàng tại Việt Nam. Nghiên cứu hi vọng sẽ góp phần bổ sung thêm góc nhìn thực nghiệm cho các lý thuyết tài chính liên quan đến rủi ro hệ thống từ các ngân hàng. Đồng thời nghiên cứu cũng khắc phục các hạn chế của các nghiên cứu trước khi có xem xét đến các đặc thù riêng của ngân hàng thông qua việc ứng dụng mô hình phân tích số liệu mảng và kiểm định các khuyết tật mô hình, qua đó đảm bảo được tính phù hợp tốt nhất cho các phân tích. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Khái niệm rủi ro hệ thống và hệ số Rủi ro hệ thống (systematic risk) là các yếu tố tác động lên tất cả các công ty trên thị trường, và tất cả các công ty đều bị chi phối bởi rủi ro hệ thống, nhà đầu tư không thể đa dạng hoá để giảm thiểu rủi ro hệ thống. Do đó, rủi ro này còn được gọi là rủi ro không thể đa dạng hoá (non-diversifiable risks). Rủi ro hệ thống bao gồm: rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất, rủi ro sức mua và rủi ro chính trị. Loại rủi ro này là sự không chắc chắn thuộc về toàn bộ thị trường hoặc toàn bộ phân khúc thị trường nào đó. Ví dụ, nói đến rủi ro hệ thống trên thị trường chứng khoán thường được biểu hiện với sự biến động trong giá trị của cổ phiếu toàn thị trường. Hệ số là một trong những tham số quan trọng phản ánh rủi ro hệ thống của tài sản do các tổ chức tài chính chuyên nghiệp cung cấp. Hệ số này đo lường mức độ nhạy cảm của lợi suất tài sản i đối với các biến động của thị trường (Hoàng Đình Tuấn 2010, giáo trình “Mô hình phân tích và định giá tài sản tài chính”, NXB Khoa học và Kỹ thuật, trg. 149), cụ thể là đo lường độ nhạy giữa tỷ suất sinh lợi trên chứng khoán i đối với tỷ suất lợi tức trên chỉ số thị trường. Do đó, được dùng đo lường mức độ biến động hay còn gọi là thước đo rủi ro của một chứng khoán trong tương quan với danh mục thị Cov(i, m) trường theo công thức sau: 2 ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Rủi ro hệ thống trong giá trị cổ phiếu các ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán Việt Nam RỦI RO HỆ THỐNG TRONG GIÁ TRỊ CỔ PHIẾU CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TS. Phạm Ngọc Hưng, Nguyễn Thị Hằng, Nguyễn Vân Nhi, Phạm Thị Lan Đại học Kinh tế quốc dân Tóm tắt Bài viết thực hiện phân tích ảnh hưởng của các yếu tố nội tại trong một ngân hàng đến rủi ro hệ thống trong giá trị cổ phiếu của 7 ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 10 năm từ quý I năm 2011 đến quý II năm 2020. Sử dụng phương pháp phân tích số liệu mảng FEM, REM, bài viết đã chỉ ra những mối tác động cùng chiều của các biến ROA, EBITDA, OE, quy mô ngân hàng, đòn bẩy tài chính tới giá trị hệ số – hệ số phản ánh rủi ro hệ thống của giá trị một tài sản. Từ đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm ổn định các nhân tố kiểm soát rủi ro hệ thống, tránh gây hậu quả bất lợi cho nền kinh tế. Từ khóa: Rủi ro hệ thống, hệ số , ROA, EBITDA, OE, quy mô ngân hàng, đòn bẩy tài chính 1. Giới thiệu Theo nghiên cứu của Công ty đánh giá tín dụng bảo hiểm A.M.Best (Mỹ) công bố năm 2015, mức độ rủi ro của nền kinh tế và hệ thống tài chính Việt Nam luôn ở mức cao. Nguyên nhân là do cơ cấu kinh tế Việt Nam hiện nay còn nhiều bất cập, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng tiêu chuẩn, chính sách tiền tệ còn hạn hẹp, luôn ở thế bị động, tỷ lệ nợ xấu tồn tại trong hệ thống ngân hàng còn lớn. Do vậy, nền kinh tế nói chung cũng như TTCK nói riêng sẽ phải đối mặt với những thách thức cũng như các rủi ro hệ thống tiềm ẩn. Thời gian qua, hệ thống NHTM tại Việt Nam đã có sự phát triển nhanh chóng, phức tạp cả về quy mô lẫn cấu trúc, với các hoạt động tài chính đan xen giữa các khu vực ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm. Điều này khiến cho các NHTM liên kết chặt chẽ hơn, không chỉ giới hạn trong hệ thống NHTM Việt Nam mà còn với mạng lưới hệ thống NHTM bên ngoài. Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu, đặc biệt là khi ASEAN chính thức thúc đẩy quá trình hội nhập tài chính khu vực bằng việc thông qua khuôn khổ hội nhập ngân hàng. Ranh giới hoạt động của một ngân hàng ngày nay không chỉ gói gọn trong phạm vi một quốc gia mà đã phát triển xuyên biên giới, mở rộng mạng lưới cũng như các mối liên kết ra toàn cầu. Sự đổ vỡ của một ngân hàng hay một định chế tài chính có thể kéo theo sự đổ vỡ của cả hệ thống và lan truyền ra cả khu vực, vì chỉ cần một ngân hàng phải tuyên bố phá sản, ngay lập tức sẽ gây ra cơ chế lan truyền cho cả hệ thống ngân hàng thông qua những liên kết chặt chẽ giữa các ngân hàng. Theo Kaufman và Scott (2003), hệ thống ngân hàng có tính chất dễ vỡ (Fragility) nhưng không tự động chuyển sang đổ vỡ (Breakage). Nếu có một hệ thống giám sát hữu hiệu, một cơ chế quản lý an toàn và hiệu quả sẽ có thể ngăn chặn sự đổ vỡ của các ngân hàng. Do vậy, việc tìm hiểu hiện trạng về rủi ro hệ thống của các ngân hàng Việt Nam để kịp thời đưa ra những gợi ý chính sách nhằm giảm thiểu rủi ro hệ thống bằng cách gián tiếp điều chỉnh các nhân tố này là điều cần thiết. 222 Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu phân tích về tác động của các nhân tố nội tại của doanh nghiệp tới rủi ro hệ thống tới các tổ chức tài chính trong đó có các ngân hàng. Phần lớn các nghiên cứu tập trung phân tích mối quan hệ giữa biến phụ thuộc (hệ số ) và biến giải thích như chỉ số DFL, DOL (KH Chung, 1989); tỷ lệ vốn/vốn chủ sở hữu, vốn vay/tổng tải sản, dự phòng rủi ro (Nor Hayati Ahmad và các cộng sự, 2007); tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu, tỷ lệ tăng trưởng các khoản vay (Vicentle Salas và cộng sự, 2002). Các công trình nghiên cứu tại Việt Nam tuy đã chỉ ra được những nhân tố quan trọng có ảnh hưởng tới rủi ro hệ thống nhưng cũng bị giới hạn về quy mô và thời gian nghiên cứu. Theo đó, nhóm nghiên cứu thực hiện bài nghiên cứu này với mục tiêu chính là xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến hệ số (hệ số đo lường rủi ro hệ thống) của giá trị cổ phiếu một số ngân hàng tại Việt Nam. Nghiên cứu hi vọng sẽ góp phần bổ sung thêm góc nhìn thực nghiệm cho các lý thuyết tài chính liên quan đến rủi ro hệ thống từ các ngân hàng. Đồng thời nghiên cứu cũng khắc phục các hạn chế của các nghiên cứu trước khi có xem xét đến các đặc thù riêng của ngân hàng thông qua việc ứng dụng mô hình phân tích số liệu mảng và kiểm định các khuyết tật mô hình, qua đó đảm bảo được tính phù hợp tốt nhất cho các phân tích. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Khái niệm rủi ro hệ thống và hệ số Rủi ro hệ thống (systematic risk) là các yếu tố tác động lên tất cả các công ty trên thị trường, và tất cả các công ty đều bị chi phối bởi rủi ro hệ thống, nhà đầu tư không thể đa dạng hoá để giảm thiểu rủi ro hệ thống. Do đó, rủi ro này còn được gọi là rủi ro không thể đa dạng hoá (non-diversifiable risks). Rủi ro hệ thống bao gồm: rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất, rủi ro sức mua và rủi ro chính trị. Loại rủi ro này là sự không chắc chắn thuộc về toàn bộ thị trường hoặc toàn bộ phân khúc thị trường nào đó. Ví dụ, nói đến rủi ro hệ thống trên thị trường chứng khoán thường được biểu hiện với sự biến động trong giá trị của cổ phiếu toàn thị trường. Hệ số là một trong những tham số quan trọng phản ánh rủi ro hệ thống của tài sản do các tổ chức tài chính chuyên nghiệp cung cấp. Hệ số này đo lường mức độ nhạy cảm của lợi suất tài sản i đối với các biến động của thị trường (Hoàng Đình Tuấn 2010, giáo trình “Mô hình phân tích và định giá tài sản tài chính”, NXB Khoa học và Kỹ thuật, trg. 149), cụ thể là đo lường độ nhạy giữa tỷ suất sinh lợi trên chứng khoán i đối với tỷ suất lợi tức trên chỉ số thị trường. Do đó, được dùng đo lường mức độ biến động hay còn gọi là thước đo rủi ro của một chứng khoán trong tương quan với danh mục thị Cov(i, m) trường theo công thức sau: 2 ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu Hội thảo khoa học Hội thảo khoa học về Thương mại Rủi ro hệ thống Giá cổ phiếu Ngân hàng thương mại Thị trường chứng khoán Đòn bẩy tài chínhGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Thị trường chứng khoán: Phần 1 - PGS.TS. Bùi Kim Yến, TS. Thân Thị Thu Thủy
281 trang 973 34 0 -
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định đầu tư chứng khoán của sinh viên tại Tp. Hồ Chí Minh
7 trang 571 12 0 -
2 trang 517 13 0
-
Yếu tố nhận diện người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự
11 trang 318 0 0 -
293 trang 302 0 0
-
Các yếu tố tác động tới quyết định đầu tư chứng khoán của giới trẻ Việt Nam
7 trang 301 0 0 -
MARKETING VÀ QUÁ TRÌNH KIỂM TRA THỰC HIỆN MARKETING
6 trang 297 0 0 -
Làm giá chứng khoán qua những con sóng nhân tạo
3 trang 287 0 0 -
Đề cương học phần Tài chính doanh nghiệp
20 trang 286 0 0 -
197 trang 275 0 0