Rủi ro phát sinh từ nợ nước ngoài của Việt Nam
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 669.28 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết phân tích tình hình nợ nước ngoài hiện nay của Việt Nam, đặc biệt đi sâu vào phân tích ba nguy cơ mà tác giả cho là nghiêm trọng đối với Việt Nam bao gồm rủi ro thanh khoản, rủi ro liên quan đến vay và trả nợ bằng ngoại tệ và gia tăng các khoản vay thương mại. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Rủi ro phát sinh từ nợ nước ngoài của Việt Nam RỦI RO PHÁT SINH TỪ NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM TS. Trương Thị Hoài Linh1 Tóm tắt Bài viết phân tích tình hình nợ nước ngoài hiện nay của Việt Nam, đặc biệt đi sâu vào phân tích ba nguy cơ mà tác giả cho là nghiêm trọng đối với Việt Nam bao gồm rủi ro thanh khoản, rủi ro liên quan đến vay và trả nợ bằng ngoại tệ và gia tăng các khoản vay thương mại. Tứ khóa: Nợ nước ngoài 1. Giới thiệu Nợ công nước ngoài hay nợ nước ngoài của quốc gia (dưới đây gọi là nợ nước ngoài) là tổng các khoản nợ nước ngoài của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ của doanh nghiệp và các tổ chức khác được vay theo phương thức tự vay, tự trả theo quy định của pháp luật Việt Nam. Các nghiên cứu thực hiện ở thập kỷ 50, 60 được tổng hợp bởi Tokunbo và cộng sự (2006) đã khẳng định mối quan hệ chắc chắn giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế. Một lý thuyết chung được rút ra là việc chuyển giao các nguồn lực nước ngoài (thông qua các khoản vay, viện trợ, đầu tư) tại các nước kém phát triển là cần thiết nhằm bổ sung nguồn vốn thiếu hụt trong nước và một mức vay nợ hợp lý sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Song các nghiên cứu kiểu này mới chỉ giải thích được mối quan hệ tích cực giữa vay nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn. Sự hạn chế này đã thôi thúc các nhà kinh tế học xây dựng một lý thuyết toàn diện giải thích mối quan hệ này, đó là lý thuyết về “debt overhang”. Krugman (1988) định nghĩa “debt overhang” là tình trạng trong đó số tiền dự kiến chi trả nợ nước ngoài sẽ giảm dần khi dư nợ tăng lên; nếu dư nợ trong tương lai vượt quá khả năng trả nợ của một quốc gia thì các chi phí dự tính chi trả cho các khoản nợ sẽ kìm hãm đầu tư trong nước và từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Lý thuyết này được minh chứng qua đường cong Laffer nợ (theo Patillo và cộng sự, 2002). Khả năng trả nợ Debt overhang Dư nợ nước ngoài 1 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Email: hoailinh3005@yahoo.com 521 Đường cong Laffer nợ cho thấy tổng nợ càng lớn sẽ đi kèm với khả năng trả nợ càng giảm, cụ thể là trên phần dốc lên của đường cong cho thấy dư nợ càng tăng thì khả năng trả nợ cũng tăng lên, trên phần dốc xuống của đường cong lại cho thấy dư nợ càng lớn thì khả năng trả nợ càng giảm, hậu quả là giảm dần tư nên dẫn đến kìm hãm tăng trưởng kinh tế. Như vậy, nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ phi tuyến. Các nghiên cứu sau này tập trung vào tìm đỉnh của đường cong Laffer - là mức vay nợ tối đa mà các quốc gia không phải lo lắng đến vấn đề debt overhang - thông qua các nghiên cứu thực nghiệm tại một số quốc gia đang phát triển. Chẳng hạn nghiên cứu của Mehmet Caner và cộng sự (2010) đã tìm ra mức này là 64% GDP đối với 75 quốc gia đang phát triển giai đoạn 1980 - 2008; Tokunbo và cộng sự (2006) tìm ra mức này là 60% GDP cho Nigeria trong giai đoạn 1970 - 2003; Patillo và cộng sự (2002) tìm ra ngưỡng này là 35% đến 40% GDP cho 93 nước đang phát triển trong giai đoạn 1969 - 1998. Tại Việt Nam, nợ công nói chung và nợ nước ngoài nói riêng đang là mối lo ngại không chỉ của các cơ quan quản lý nhà nước mà của mỗi người dân Việt Nam vì theo nhiều nghiên cứu, nhận định của các nhà quản lý, các tổ chức nghiên cứu độc lập ở trong và ngoài nước thì nợ nước ngoài của Việt Nam sắp và thậm chí là đã vượt ngưỡng cho phép2 căn cứ theo một quy chuẩn nhất định nào đó3. Bài viết sẽ phân tích thực trạng nợ công nước ngoài tại Việt Nam và những nguy cơ phát sinh của loại nợ này đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. 2. Tình trạng nợ công nước ngoài của Việt Nam Trong cơ cấu nợ công của Việt Nam, tính bình quân giai đoạn 2002 - 2015, nợ nước ngoài chiếm 62%, giảm mạnh từ mức trên 70% năm 2002 xuống còn xấp xỉ 42% năm 2015 (theo VEPR, 2015). 2 Theo Luật quản lý nợ công 2009, thì nợ công của Việt Nam không bao gồm nợ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và các doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Nếu tính toán theo cách tính chuẩn của các nước trên thế giới, thì tổng nợ công của Việt Nam đã vượt trần 65% GDP từ rất lâu, vì nợ của các DNNN và các địa phương ở Việt Nam đang là một con số khổng lồ. Theo báo cáo của Chính phủ thì đến giai đoạn cuối năm 2013, tổng nợ của các doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đã lên tới 1.550.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 52,5% GDP ở thời điểm đó. Đến cuối năm 2014, thì con số này đã tăng lên thành 1.567.000 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2013. Nếu tính theo cách tính chuẩn của thế giới, thì tổng nợ công của Việt Nam hiện nay đang vào khoảng trên 100 - 110% GDP, kể cả khi đã trừ đi phần nợ của các DNNN được Chính phủ bảo lãnh vốn đã được tính vào dư nợ công quốc gia là trên 5% đi nữa. 3 Quốc hội ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Rủi ro phát sinh từ nợ nước ngoài của Việt Nam RỦI RO PHÁT SINH TỪ NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM TS. Trương Thị Hoài Linh1 Tóm tắt Bài viết phân tích tình hình nợ nước ngoài hiện nay của Việt Nam, đặc biệt đi sâu vào phân tích ba nguy cơ mà tác giả cho là nghiêm trọng đối với Việt Nam bao gồm rủi ro thanh khoản, rủi ro liên quan đến vay và trả nợ bằng ngoại tệ và gia tăng các khoản vay thương mại. Tứ khóa: Nợ nước ngoài 1. Giới thiệu Nợ công nước ngoài hay nợ nước ngoài của quốc gia (dưới đây gọi là nợ nước ngoài) là tổng các khoản nợ nước ngoài của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ của doanh nghiệp và các tổ chức khác được vay theo phương thức tự vay, tự trả theo quy định của pháp luật Việt Nam. Các nghiên cứu thực hiện ở thập kỷ 50, 60 được tổng hợp bởi Tokunbo và cộng sự (2006) đã khẳng định mối quan hệ chắc chắn giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế. Một lý thuyết chung được rút ra là việc chuyển giao các nguồn lực nước ngoài (thông qua các khoản vay, viện trợ, đầu tư) tại các nước kém phát triển là cần thiết nhằm bổ sung nguồn vốn thiếu hụt trong nước và một mức vay nợ hợp lý sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Song các nghiên cứu kiểu này mới chỉ giải thích được mối quan hệ tích cực giữa vay nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn. Sự hạn chế này đã thôi thúc các nhà kinh tế học xây dựng một lý thuyết toàn diện giải thích mối quan hệ này, đó là lý thuyết về “debt overhang”. Krugman (1988) định nghĩa “debt overhang” là tình trạng trong đó số tiền dự kiến chi trả nợ nước ngoài sẽ giảm dần khi dư nợ tăng lên; nếu dư nợ trong tương lai vượt quá khả năng trả nợ của một quốc gia thì các chi phí dự tính chi trả cho các khoản nợ sẽ kìm hãm đầu tư trong nước và từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Lý thuyết này được minh chứng qua đường cong Laffer nợ (theo Patillo và cộng sự, 2002). Khả năng trả nợ Debt overhang Dư nợ nước ngoài 1 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Email: hoailinh3005@yahoo.com 521 Đường cong Laffer nợ cho thấy tổng nợ càng lớn sẽ đi kèm với khả năng trả nợ càng giảm, cụ thể là trên phần dốc lên của đường cong cho thấy dư nợ càng tăng thì khả năng trả nợ cũng tăng lên, trên phần dốc xuống của đường cong lại cho thấy dư nợ càng lớn thì khả năng trả nợ càng giảm, hậu quả là giảm dần tư nên dẫn đến kìm hãm tăng trưởng kinh tế. Như vậy, nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ phi tuyến. Các nghiên cứu sau này tập trung vào tìm đỉnh của đường cong Laffer - là mức vay nợ tối đa mà các quốc gia không phải lo lắng đến vấn đề debt overhang - thông qua các nghiên cứu thực nghiệm tại một số quốc gia đang phát triển. Chẳng hạn nghiên cứu của Mehmet Caner và cộng sự (2010) đã tìm ra mức này là 64% GDP đối với 75 quốc gia đang phát triển giai đoạn 1980 - 2008; Tokunbo và cộng sự (2006) tìm ra mức này là 60% GDP cho Nigeria trong giai đoạn 1970 - 2003; Patillo và cộng sự (2002) tìm ra ngưỡng này là 35% đến 40% GDP cho 93 nước đang phát triển trong giai đoạn 1969 - 1998. Tại Việt Nam, nợ công nói chung và nợ nước ngoài nói riêng đang là mối lo ngại không chỉ của các cơ quan quản lý nhà nước mà của mỗi người dân Việt Nam vì theo nhiều nghiên cứu, nhận định của các nhà quản lý, các tổ chức nghiên cứu độc lập ở trong và ngoài nước thì nợ nước ngoài của Việt Nam sắp và thậm chí là đã vượt ngưỡng cho phép2 căn cứ theo một quy chuẩn nhất định nào đó3. Bài viết sẽ phân tích thực trạng nợ công nước ngoài tại Việt Nam và những nguy cơ phát sinh của loại nợ này đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. 2. Tình trạng nợ công nước ngoài của Việt Nam Trong cơ cấu nợ công của Việt Nam, tính bình quân giai đoạn 2002 - 2015, nợ nước ngoài chiếm 62%, giảm mạnh từ mức trên 70% năm 2002 xuống còn xấp xỉ 42% năm 2015 (theo VEPR, 2015). 2 Theo Luật quản lý nợ công 2009, thì nợ công của Việt Nam không bao gồm nợ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và các doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Nếu tính toán theo cách tính chuẩn của các nước trên thế giới, thì tổng nợ công của Việt Nam đã vượt trần 65% GDP từ rất lâu, vì nợ của các DNNN và các địa phương ở Việt Nam đang là một con số khổng lồ. Theo báo cáo của Chính phủ thì đến giai đoạn cuối năm 2013, tổng nợ của các doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đã lên tới 1.550.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 52,5% GDP ở thời điểm đó. Đến cuối năm 2014, thì con số này đã tăng lên thành 1.567.000 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2013. Nếu tính theo cách tính chuẩn của thế giới, thì tổng nợ công của Việt Nam hiện nay đang vào khoảng trên 100 - 110% GDP, kể cả khi đã trừ đi phần nợ của các DNNN được Chính phủ bảo lãnh vốn đã được tính vào dư nợ công quốc gia là trên 5% đi nữa. 3 Quốc hội ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Rủi ro phát sinh từ nợ nước ngoài Rủi ro tín dụng Rủi ro thanh khoản Nợ nước ngoài Phương thức vay nợGợi ý tài liệu liên quan:
-
102 trang 307 0 0
-
Xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
6 trang 250 1 0 -
110 trang 172 0 0
-
78 trang 152 0 0
-
Báo cáo tốt nghiệp: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI TRONG THỜI GIAN QUA
21 trang 132 0 0 -
84 trang 106 0 0
-
96 trang 90 0 0
-
73 trang 84 0 0
-
77 trang 76 0 0
-
80 trang 69 0 0