Thông tin tài liệu:
Mục tiêu của Sách hướng dẫn học tập Điện tử sốgiúp sinh viên có khả năng thực hiện logic các hệ thống trên bằng cổng logic, bằng mạch giải mã, Mux. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 dưới đây.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sách hướng dẫn học tập Điện tử số: Phần 2 - Trường ĐH Thủ Dầu Một
Bài Giảng Điện Tử Số
Chương 5: MẠCH TUẦN TỰ
Mạch số được chia ra làm 2 mảng lớn: Mạch tổ hợp (combinational circuits) và
mạch tuần tự (sequential circuits). Ở mạch tuần tự, khi các ngõ vào thay đổi trạng thái,
trạng thái ngõ ra không những phụ thuộc vào trạng thái ngõ vào mà còn phụ thuộc vào
trạng thái ngõ ra trước đó. Hơn nữa, khi trạng thái ở ngõ vào thay đổi, trạng thái ngõ ra
không thay đổi tức thời mà phải đợi cho đến khi có xung Clock (xung lệnh – xung
đồng hồ) mới thay đổi. Vì vậy, ta nói mạch tuần tự có tính nhớ (lưu trữ dữ kiện) và
tính đồng bộ.
5.1 MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG
Trong chương này, chúng ta khảo sát các loại FF và ứng dụng của chúng trong
thiết kế mạch tuần tự: đếm nhị phân và ghi dịch. Cũng như sử dụng các IC trong việc
thiết kế mạch đếm nhị phân và thanh ghi.
Chương này cung cấp các kiến thức về: chức năng, ứng dụng của các FF; chức
năng, ứng dụng của các IC đếm, thanh ghi giúp cho người sử dụng phân biệt và lựa
chọn IC đáp ứng mục đích của mình.
Vì vậy, sinh viên phải phân biệt được các loại FF, sử dụng chúng vào mục đích phù
hợp. Ngoài ra, lựa chọn IC đếm và ghi dich phù hợp cũng như kết hợp nhiều IC đếm,
nhiều IC ghi dịch lại với nhau cho mục đích mở rộng phạm vi sử dụng.
Thực hiện các bài tập trong chương. Từ đó, tự mình thiết kế một mạch đếm hay
mạch ghi dịch theo yêu cầu người dùng với các IC có trên thị trường.
5.2 FLIP FLOP (FF)
5.2.1 Khái niệm
Flip Flop được ký hiệu là FF, là một dạng linh kiện tích hợp, có nhiều ngõ vào và có
hai ngõ ra ngược trạng thái nhau: Q và Q đảo. Ký hiệu của FF được vẽ như hình 5-1
Biên soạn: ThS. Ngô Sỹ - ThS. Đỗ Đắc Thiểm 86
Bài Giảng Điện Tử Số
PRE
A Q
CLK
CLR
B Q
Hình 5-1: Ký hiệu FF
Ở FF này, ta có 5 ngõ vào và 2 ngõ ra Q và Q’(Q’ là đảo của Q). Các ngõ vào CLK
(CK), Clr, Pre thường có ở tất cả các loại FF. Ngoài ra hai ngõ vào A, B là biểu hiện
cho tên gọi của FF đó. Nếu AB = JK thì gọi là JK-FF.
a) Ngõ vào đồng bộ
Như hình bên thì ngõ vào đồng bộ là các chân J, K, CK vì các chân này phải cùng
thay đổi thì ngõ ra Q hay Q’ mới thay đổi, cụ thể hơn là khi J, K thay đổi mà CK chưa
tác động thì ngõ ra cũng không thay đổi. Chính vì đó mà người ta gọi chúng là ngõ vào
đồng bộ.
b) Ngõ vào không đồng bộ
Hai ngõ vào Pre và Clr được gọi là các ngõ vào không đồng bộ. Vì khi chúng tác
động, tức thời ngõ ra có ảnh hưởng mà không cần chờ xung CK.
Khi Pre tác động thì ngõ ra Q lên [1] và Q’ xuống [0] bất chấp trạng thái của các
ngõ vào đồng bộ khác.
Khi Clr tác động thì ngõ ra Q xuống [0] và Q’ lên [1] ngay lập tức bất chấp trạng
thái các ngõ vào đồng bộ khác.
c) Tác động
Việc tác động các ngõ vào có thể được thực hiện bằng nhiều cách: Tác động cạnh
lên, xuống, tác động mức thấp, mức cao. Thông thường, người ta dùng tác động mức
nhiều hơn ở ngõ vào bất đồng bộ (không đồng bộ). Riêng ở CK thường là tác động
cạnh (cạnh lên hoặc cạnh xuống).
Biên soạn: ThS. Ngô Sỹ - ThS. Đỗ Đắc Thiểm 87
Bài Giảng Điện Tử Số
5.2.2 RS-FF
a) RS-FF dùng cổng NAND
Sơ đồ mạch
Bằng cách kết nối các cổng NAND lại với nhau ta thực hiện được RS-FF như hình
5-2.
VCC
S Q
1
3
2
1 Q'
R 3
2
Hình 5-2: RS-FF dùng cổng NAND
Bảng sự thật
Chúng ta lý luận theo dạng logic thì sẽ được bảng sự thật 5-1.
Bảng 5-1: Bảng sự thật RS-FF dùng cổng NAND
Ngõ vào Ngõ ra
R S Q Q’
0 0 Cấm
0 1 0 1
1 0 1 0
1 1 Không đổi
Thật ra, khi cho R=[0] và S=[0] thì Q=[1] và Q’=[1] điều này không hợp lý vì theo
tính chất của FF thì Q và Q’ (gọi là Q đảo) phải ngược trạng thái nhau.
R gọi là chân Reset và S là chân Set. Như trên đã nói, khi reset tác động thì Q sẽ =
[0] và ngược lại khi set tác động thì Q sẽ = [1]. Căn cứ vào bảng sự thật, ta kết luận
chân R và S tác động ở mức thấp. Như vậy khi R=[0] và S=[0] là điều không thể được
vì chúng ta không thể vừa đặt Q lên [1] lại vừa đặt Q xuống [0]. Cho nên trạng thái
này không sử dụng (gọi là trạng thái cấm).
Biên soạn: ThS. Ngô Sỹ - ThS. Đỗ Đắc Thiểm 88
Bài Giảng Điện Tử Số
b) RS-FF dùng cổng NOR
Sơ đồ mạch
Sơ đồ kết nối, ký hiệu và bảng sự thật của RS-FF dùng cổng NOR được trình bày
như hình 5-3. Các tính chất của FF này đều giống như FF trên hình 5-2, chỉ khác là
lúc này ta xem bảng sự thật và kết luận là loại RS-FF này tác động ở mức cao. Vì vậy
mà khi R=[1] và S=[1] thì rơi vào trạng thái cấm sử dụng. Khi R=[0] và S= [0] thì rõ
ràng không chân nào tác động nên ngõ ra không đổi trạng thái.
VCC
S 2 Q' U2
1
3
S Q
_
...