Danh mục

Sách lược tổ chức người kể chuyện và điểm nhìn trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 341.70 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Sách lược tổ chức người kể chuyện và điểm nhìn trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn trình bày: Ba sách lược tổ chức người kể chuyện và điểm nhìn của Mạc Ngôn trong tiểu thuyết. Đó là các sách lược đa tầng bậc người kể chuyện với sự di động điểm nhìn, luân phiên người kể chuyện với sự tham chiếu điểm nhìn và chứng nhân hóa người kể chuyện với sự hòa phối điểm nhìn,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sách lược tổ chức người kể chuyện và điểm nhìn trong tiểu thuyết của Mạc NgônSÁCH LƯỢC TỔ CHỨC NGƯỜI KỂ CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌNTRONG TIỂU THUYẾT CỦA MẠC NGÔNNGUYỄN THỊ TỊNH THYTrường Đại học Sư phạm – Đại học HuếTóm tắt: Bài viết sẽ trình bày ba sách lược tổ chức người kể chuyện và điểmnhìn của Mạc Ngôn trong tiểu thuyết. Đó là các sách lược đa tầng bậc ngườikể chuyện với sự di động điểm nhìn, luân phiên người kể chuyện với sựtham chiếu điểm nhìn và chứng nhân hóa người kể chuyện với sự hòa phốiđiểm nhìn. Bằng các sách lược tự sự này, nhà văn đã tạo nên sức cuốn hútcho tác phẩm của mình không chỉ bằng “cái được kể” mà còn bằng “cáchkể”. Trong tiểu thuyết Mạc Ngôn, việc đổi mới cách kể đã góp phần nângcao hiệu quả trần thuật.1. MỞ ĐẦUĐược xem là nhà văn có bút lực mạnh nhất Trung Quốc hiện nay, là “nhân vật khai phácủa thế kỷ XXI” ở châu Á với rất nhiều giải thưởng và danh hiệu, Mạc Ngôn đang trởthành một “hiện tượng” của văn đàn Trung Quốc và thế giới. Một trong những yếu tốkhẳng định văn tài của ông trong thể loại tiểu thuyết chính là nghệ thuật tự sự với nhữngphương lược và sách lược tự sự độc đáo. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày ba sáchlược tổ chức người kể chuyện và điểm nhìn của Mạc Ngôn trong tiểu thuyết. Qua cácsách lược này, có thể thấy được đặc điểm “không lặp lại chính mình”của ông.2. CÁC SÁCH LƯỢC TỔ CHỨC NGƯỜI KỂ CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌNTrong tự sự học, vấn đề được các nhà nghiên cứu quan tâm hàng đầu không phải là cáiđược kể mà là cách kể. Trong đó, người kể chuyện và điểm nhìn là hai vấn đề cốt lõinhất.Người kể chuyện (narrator) hiểu một cách đơn giản là “người kể lại câu chuyện”. Ngườikể chuyện tồn tại song song với câu chuyện như một quan hệ cộng sinh và nói như Tz.Todorov thì “người kể chuyện là yếu tố tích cực trong việc kiến tạo nên thế giới tưởngtượng… không thể có trần thuật thiếu người kể chuyện” [6, tr. 116].Các nhà tự sự học cũng nhấn mạnh đến sự chi phối của điểm nhìn đối với người kểchuyện. Điểm nhìn (the point of view, còn được gọi là tiêu cự hóa (focalization), gócnhìn (angle of vision)…) là vị trí dùng để “cảm nhận, xem xét, bình giá một sự vật, mộtsự kiện, một hiện tượng tự nhiên hay xã hội” [6, tr. 86].Từ các kiểu người kể chuyện và điểm nhìn đa dạng trong tiểu thuyết, nhà văn MạcNgôn tổ chức nên ba sách lược tự sự như sau:2.1. Đa tầng bậc người kể chuyện với sự di động điểm nhìnSố người kể chuyện trong tiểu thuyết Mạc Ngôn thường tăng dần theo diễn tiến củaTạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm HuếISSN 1859-1612, Số 03(19)/2011: tr. 49-5750NGUYỄN THỊ TỊNH THYtruyện, họ xuất hiện như một sự tiếp sức cho người kể chuyện chính và đồng thời với sựtăng thêm của người kể chuyện là sự di động của điểm nhìn tự sự.Trong lý thuyết tự sự học, kiểu người kể chuyện gia tăng ấy thực chất là các vai (actor).Genette, Bal, Lanser, Nelles… đều cho rằng ở cấp độ cao nhất của trần thuật, vai giữ vaitrò của một hành động. Ở cấp độ diễn ngôn, vai có thể làm chức năng người kể chuyệnmà dấu hiệu xác định chủ yếu của vai là tính thứ cấp so với những bậc trần thuật còn lạivà với tư cách là hệ quả, nó phụ thuộc vào chúng. Sự khác biệt của người kể chuyện vàvai là ở chỗ người kể chuyện có chức năng giới thiệu và kiểm soát, điều khiển trần thuật,còn vai chỉ có chức năng hành động và kể chuyện.Sự xuất hiện của vai trong vai trò người kể chuyện luôn tạo cho tác phẩm một đặc điểmmà Manfred Jahn gọi là “trần thuật ma trận”. Nghĩa là có sự gá lắp, lồng ghép của trầnthuật bậc hai vào trần thuật bậc một, bậc ba vào bậc hai mà Genette gọi là “mô hình ngănkéo Tàu”. Và dĩ nhiên sự tham gia vào truyện với vai trò kể chuyện của vai đã tạo nênmột cấu trúc đa tầng bậc người kể chuyện và kéo theo đó là sự đi động điểm nhìn, làmtăng thêm bề rộng và chiều sâu cho bức tranh hiện thực của tác phẩm. Theo Manfred Jahn,các vai được lồng ghép vào các tầng bậc kể chuyện sẽ thể hiện nhiều chức năng khácnhau: thống hợp hành động, trình bày, sao nhãng, kìm hãm hoặc loại suy.Các vai của bà cụ chín mươi hai tuổi trong Gia tộc cao lương đỏ, Hàn Chim trongBáu vật của đời, Vạn Tâm trong Ếch… là những người kể chuyện có chức năng“thống hợp hành động”. Họ “cung cấp một thành phần quan trọng trong cốt truyệncủa trần thuật ma trận” [5, tr. 35]. Qua lời kể của bà cụ, “tôi” mới phát hiện ra “bà tôi” Đới Phượng Liên - thời trẻ “chuyện giăng gió nhiều lắm”. Từ đó “tôi tin tưởng sâu sắcrằng việc gì bà tôi cũng đều có gan làm tất cả nếu như bà tôi muốn. Bà không những làanh hùng kháng Nhật mà còn là người đi đầu trong việc giải phóng cá tính, là điển hìnhcủa người phụ nữ sống tự lập” (Cao lương đỏ, tr. 29).Hàn Chim mở rộng biên độ không gian tác phẩm bằng câu chuyện anh lưu lạc trongrừng rậm Hockaido của Nhật Bản mười lăm năm trời, từng trải qua những tháng nămđằng đẵng cô độc, lẻ loi, thèm được nhìn thấy con người, được nói tiếng người.Tại sao Vạn Tâm - người bác sĩ sản khoa trong tiểu thuyết Ếch khi về già lại lập bàn thờ ...

Tài liệu được xem nhiều: