Danh mục

SÁCH TỐ VẤN - Thiên 3 : SINH KHÍ THÔNG THIÊN LUẬN

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 105.13 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hoàng-Đế hỏi : “Ôi ! từ xưa đến nay, mạng sống của con người đều thông với ‘Thiên’, gốc của mạng sống lấy gốc ở Âm Dương [1]. Trong khoảng Trời Đất, trong khoảng lục hợp, dù cho cửu châu ( dưới đất) hoặc cửu khiếu, ngũ tạng, thập nhị tiết trong con người, tất cả khí đó đều thông với ‘Thiên Khí’ [2]. Khí đó sinh ra ngũ hành, khí sinh ra ‘Tam khí’ [3]. Nếu con người nhiều lần phạm vào sự ‘thông khí’ đó thì tà khí sẽ làm ‘thương’ đến bên trong, vì đây chính...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SÁCH TỐ VẤN - Thiên 3 : SINH KHÍ THÔNG THIÊN LUẬN SÁCH TỐ VẤN Thiên 3 : SINH KHÍ THÔNG THIÊN LUẬN Hoàng-Đế hỏi : “Ôi ! từ xưa đến nay, mạng sống của con người đềuthông với ‘Thiên’, gốc của mạng sống lấy gốc ở Âm Dương [1]. Trongkhoảng Trời Đất, trong khoảng lục hợp, dù cho cửu châu ( dưới đất) hoặccửu khiếu, ngũ tạng, thập nhị tiết trong con người, tất cả khí đó đều thôngvới ‘Thiên Khí’ [2]. Khí đó sinh ra ngũ hành, khí sinh ra ‘Tam khí’ [3]. Nếucon người nhiều lần phạm vào sự ‘thông khí’ đó thì tà khí sẽ làm ‘thương’đến bên trong, vì đây chính là cái ‘gốc’ của sự sống ‘thọ mệnh’ [4]. Khí của “trời xanh” là trong và sạch, (nếu sinh khí con người thôngvới Thiên khí) thì khí sẽ làm cho chí ý được bình trị [5]. Nếu con người sốngthuận theo với sự thông khí đó thì sẽ làm cho Dương khí của mình đượcvững vàng, tuy có tặc tà đến, nó cũng không làm hại được [6]. Kết quả nàylà nhờ vào chúng ta sống thích ứng với sự thuận tư của tứ thì [7]. Bậc thánhnhân dựa vào đó để vận hành được cái tinh thần của mình, thích ứng đượcvới Thiên khí, thông được với thần minh [8]. Ngược lại, nếu chúng ta sốnglàm mất đi cách sống “thông thiên” đó thì bên trong sẽ làm cho cửu khiếu bịbế, bên ngoài sẽ làm cho cơ nhục bị ủng, làm cho vai trò của “vệ khí” bị tán,bị giải, Ta gọi đây là trường hợp tự mình làm ‘thương’ đến thân mình, tựmình làm cho ‘nguyên khí’ bị tước đoạt vậy [9]. Dương khí trong con người cũng giống như nhật khí trên trời, nếuchúng ta làm thất đi (Dương khí đó) tức là chúng ta đã làm gẫy đi tuổi thọmột cách không ngờ được [10]. Cho nên, nếu Thiên khí vận hành phải dựavào nhật khí để có sự sáng suả, thì ở con người Dương khí cũng phải nhânđó mà vươn lên; đó là ý nghĩa của ‘vệ khí’ bảo vệ bên ngoài con người vậy[11]. Gặp lúc chúng ta ở vào mùa lạnh, chúng ta nên thích ứng với bên ngoàinhư cái chốt cửa vận xoay, nếu chúng ta vọng động trong việc thức ngủ thìthần khí chúng ta trôi nổi ra ngoài (không còn giữ được Dương khí nữa)[12]. Gặp lúc chúng ta ở vào mùa nóng nực nó sẽ làm cho mồ hôi ra, tronglòng phiền muộn rồi đưa đến hơi thở khó khăn, nhanh và khò khè [13]. (Nếunhiệt tà tấn công vào trong, ảnh hưởng đến thần minh) thân hình chúng tatuy có yên tĩnh, nhưng lại phải nói nhiều, thân hình nóng lên như đang trênlò than, cần phải ra mồ hôi mới giải được bệnh [14]. Gặp lúc chúng ta bịthương bởi thấp tà, đầu chúng ta sẽ nặng như có cái gì đó trùm lên trên. Nếukhí thấp nhiệt này không bị tiêu trừ, nó sẽ làm cho phần đại cân bị co rút vàngắn lại (co lại mà không duỗi ra được, nó sẽ làm cho phần tiểu cân sẽ bịgiãn ra mà dài ra (duỗi ra mà không co lại được) [15]. Cân bị co rút và ngắnlại gọi là ‘câu’; Cân bị giãn ra mà dài ra gọi là ‘nuy’[16]. Nếu khí hư làmcho có bệnh thủng, tứ chi sẽ lần lượt phù thũng và động tác sẽ bị nhầm lẫnqua lại với nhau, đó là tình trạng Dương khí bị kiệt mà ra [17]. Dương khí trong con người, nếu bị phiền và lao nhọc thì sẽ bị căngthẳng, tinh khí bị tuyệt; và nếu cứ lập lại nhiều lần như thế cho đến mùa hạ,sẽ làm cho con người bị bệnh ‘tiên quyết’; hai mắt sẽ mờ không thấy gì nữa,tai bế không nghe được gì nữa, mênh mông như nước vỡ bờ, cuồn cuộn nhưdòng nước trôi đi mà không dừng lại [18]. Dương khí trong con người, nếuvì giận dữ nhiều thì hình khí bị tuyệt, huyết khí bị uất kết ở trên, khiến ngườita bị bệnh ‘bạc quyết’ [19]. Có người bị thương đến cân khí, làm cho cân bịlơi lỏng, hành động có vẻ như không chủ động được nữa, nếu mồ hôi chảy ranửa bên người, sẽ gây thành bệnh ‘thiên khô’ [20]. Nếu sau khi mồ hôi ramà lại bị thấp tà tấn công sẽ bị bệnh ‘tỏa phất’ [21]. Sự tai hại của nhữngngười ăn nhiều món cao lương, thường sinh loại nhọt to còn gọi là ‘đinh’,bệnh xảy ra dễ dàng như cầm một cái vật (chén) rỗng để chứa đựng một vậtkhác [22]. Nếu sau khi làm việc mệt nhọc, mồ hôi ra lại đứng trước gió, hànkhí sẽ tấn công vào trong gây thành những mụn nhọt đỏ trên mặt và mũi, nếuuất khí tích lâu ngày thành những mụn sởi [23]. Dương khí trong con người nếu sinh hóa được tinh khí thì sẽ dưỡngđược thần khí, nếu nó được nhu hòa thì nó sẽ dưỡng được cân khí [24]. Sựmở đóng (của bì phu, tấu lý) bị thất điệu sẽ làm cho hàn khí theo đó mà vàođể sinh ra chứng lưng còng [25]. Khi bị hãm mạch (do tà khí tấn công vàotrong mạch) sẽ thành chứng ‘lũ’; nếu nó lưu lại và gây ảnh hưởng với vùngcơ nhục, tấu lý, nó sẽ đi theo con đường của các du huyệt vào trong gây chongười bệnh chứng lo sợ và kinh hãi [26]. (Doanh khí vốn vận hành bên trongmạch, nay nếu hàn khí nhập vào kinh mạch) doanh khí sẽ không còn vậnhành tuân theo con đường của nó, nó sẽ nghịch hành vào vùng cơ nhục vàtấu lý, thế là nó sẽ gây thành chứng ung thủng [27]. Nếu mồ hôi (phách hạn)ra chưa hết, trong lúc hình thể lại suy nhược, khí lại bị tiêu đến kiệt, các duhuyệt sẽ bị bế tắc không không, gây thành chứng ‘phong ngược’ [28]. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: