Danh mục

Sài Gòn 300 năm: Phần 2

Số trang: 155      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.64 MB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 31,000 VND Tải xuống file đầy đủ (155 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bề dày lịch sử hình thành và phát triển của mình, Sài Gòn và Nam Bộ đã bao phen dâu bể, bao lần đổi thay. Từ những lưu dân thời mở nước đến những công dân thời dựng nước hôm nay, người Sài Gòn và Nam Bộ đã hun đúc cho mình bao nhiêu hồn thiêng sông núi, để dù sống gửi thác về, họ vẫn đau đáu trong lòng nỗi hoài niệm về một vùng quê xứ, về nơi tổ tiên bao đời đã từ đó ra đi. Phần 2 của cuốn sách này là phần bút ký của nhà văn Sơn Nam mang tên "Tiếp cận với Đồng bằng sông Cửu Long". Mời các bạn cùng đón đọc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sài Gòn 300 năm: Phần 2 TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 211 BÚT KÝ SƠNNAM TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SĨNG CỬU LONG 1 Miền Đông Nam Bộ so với Đồng bằng sông Cửu 213 Long, về sinh hoạt có nhiều nét khác hẳn. Đất cao, phù sa cổ phần lớn, thêm đất đỏ, ít sông rạch. Những con suối ngắn, mưa thì tràn bờ, nắng thì cạn kiệt. Theo đường bộ từ Sài Gòn lên Tây Ninh, chỉ qua một con rạch với chiếc cầu. Sông Đồng Nai rộng, mát, nước ngọt ít phù sa, thơ mộng. Lắm nơi ta thấy như con sông phẳng lờ, ghe tàu qua lại, chở vật liệu cây gỗ, cát đá. Thuyền đánh cá thưa thớt. Quả thật là ưu thế đường bộ với xe gắn máy, ô tô; nhiều con đường mòn lớn nhỏ giúp xóm này, chợ nọ giao lưu dễ dàng. Nhà cửa, đối với con người đã ổn định, quả là xinh đẹp, kiên cố hơn phía Đồng bằng. Màu ngói đỏ au, cột kèo bằng gỗ tương đối tốt, bàn thờ ông bà, bàn ghế tiếp khách đâu ra đó, thêm bộ ván mà người phú nông ở phía Đồng bằng thèm thuồng. Quả thật là “cây nhà lá vườn”. Thức ăn hàng ngày hơi khó kiếm; cá khô, mắm cá biển, thông dụng nhất về rau cỏ là măng le, thỉnh thoảng được thịt rừng. Trà, thuốc lá, kẹo đậu phộng giá rẻ. Củi tương đối dễ kiếm. Người phía Đồng bằng sông Cửu Long khó hình dung những cái giếng vào mùa nắng phải bỏ gàu xuống 15 mét. Ăn nói chững chạc, vốn ngôn từ dồi dào, vui vẻ, thích khôi hài. Đa số theo đạo Phật. Tôn giáo có tổ chức vẫn là đạo Cao Đài, với Tòa thánh ở Tây Ninh. Người dân tộc đa dạng. “Tiếng chày trên sóc Bom Bo”. Nền đất xưa kia là của những dân tộc có lẽ nay còn ở phía Tây Nguyên, SƠNNAM di chỉ thời đại đồ đá dẫy đầy. Quanh các tỉnh và huyện lỵ ngày nay, xưa kia là rừng chồi, rừng cây danh mộc, TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG nhiều nhất là rừng tre. Pháp đến, thám sát tiềm năng về SĨNG CỬU LONG hầm mỏ, lại thất vọng, chỉ gặp nhiều hầm đất sét mà người Việt đã khai thác từ đời Tự Đức, hoặc xưa hơn, để làm đồ gốm, gạch ngói. Mãi đến nay, nói đến miền Đông, cốt lõi là đất Đồng Nai, ai cũng nhắc đến thời Cù lao Phố xưa hơn 300 năm, là hải cảng lớn đầu tiên của Nam Bộ, sung túc trước Sài Gòn. Bấy giờ Biên Hòa là đất giàu về lâm sản, dân số còn ít, lúa gạo đủ tiêu thụ ở địa phương, lại còn dư để xuất cảng, nguồn lợi đa dạng với đậu, bắp, mía, bông vải. Nay miền Đông đã khởi sắc với khu công nghiệp Biên Hòa, trên trục lộ giao thông đường bộ, đường sắt Bắc - Nam. Thực dân Pháp đã dùng nhân công người Việt, phần lớn từ đồng bằng Bắc Bộ đến làm phu, biến rừng ma thiêng nước độc ra đồn điền cao su, hao tốn bao nhiêu sinh mạng. Sông Đồng Nai cung cấp nước phần lớn cho vùng Sài Gòn. Dân miền Đông nói chung bám lấy Biên Hòa và cảng Sài Gòn, gần như ít ai dời chỗ xuống phía Hậu Giang. Địa đạo Củ Chi, đập nước Trị An, nơi du lịch tốt... Hãy còn sự nhận thức theo sách vở rằng người Hoa kiều ở Biên Hòa, ở Sài Gòn ngày nay gốc là con cháu di thần bài Mãn phục Minh đến nước ta xin tị nạn từ năm 1679 hoặc sớm hơn. Thật ra những người xưa xiêu tán, đa số lấy vợ Việt, hai ba đời sau là trở thành người Việt, và những người lai ấy không được gia nhập quốc tịch Hoa. Họ cưới vợ người Việt, lần hồi 215 theo cơ chế của vua chúa nhà Nguyễn, trở thành người Minh Hương trong giai đoạn chuyển tiếp, được thi cử và làm quan như người Việt bình thường. Qua cuộc khảo sát ở Cù lao Phố (Biên Hòa), ta thấy những người Việt mà gốc gác là Hoa, mang họ người Hoa phần lớn chỉ mới sang Biên Hòa hơn trăm năm, khi người Pháp đến. Rồng chầu ngoài Huế, Ngựa tế Đồng Nai, Nước sông trong, sao cứ đục hoài (chảy lộn hoài), Thương người xa xứ lạc loài đến đây Câu ca dao hơi khó hiểu. Phải chăng ngụ ý ai ăn học giỏi thời xưa thì bám lấy kinh đô Huế để làm quan, còn dân nghèo thì là con ngựa (khác với con rồng) phải vào đất Đồng Nai khẩn hoang lập nghiệp. Cánh đồng cỏ đầy nai quả là gây ngạc nhiên; bấy lâu, ở miền Trung nai sống bên sườn núi, ăn cỏ non nơi bờ suối. Quanh năm, nai cần uống rất nhiều nước, nếu rời đồi núi, mùa nắng thì không tồn tại được. Vào Biên Hòa, cánh đồng cỏ non hiện ra, xa đồi núi, nai tới lui đùa giỡn quanh năm, mùa nắng nai vẫn sống tại chỗ, sẵn nước ngọt dự trữ trong nhiều hố sâu (đến 4 mét – nay vẫn còn dấu ấn) – quanh miệng hố, cỏ còn non vì trong hố trữ nhiều nước ngọt. Vùng ngày nay còn tên đất là Hố Nai, và trong vùng, ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: