Thành phố Hồ Chí Minh cách thủ đô Hà Nội gần 1.730km đường bộ, nằm ở ngã tư quốc tế giữa các con đường hànghải từ Bắc xuống Nam, từ Ðông sang Tây, là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á. Trung tâm thành phố cách bờ biểnĐông 50 km đường chim bay. Đây là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế . Với hệthống cảng và sân bay lớn nhất cả nước, cảng Sài Gòn với năng lực hoạt động 10 triệu tấn /năm. Sân bay quốc tếTân Sơn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sài Gòn- Thành phố Hồ Chí MinhSài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh Diện tích : 2.095,239 km2 Dân số : 6.239.938 người (2005) Khí hậu hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 Dân tộc : Việt , Hoa , Khơme , Chăm… đến tháng 11, lượng mưa bình quân năm 1.979 mm. Đơn vị HC : 24 quận huyện Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm 27,55 0C, không có mùa đông Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong toạ độ địa lý khoảng 10 0 10’ – 10 0 38 vĩ độ bắc và 106 0 22’ – 106 054 ’ kinh độđông . Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh , Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, ĐôngNam giáp tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang.Thành phố Hồ Chí Minh cách thủ đô Hà Nội gần 1.730km đường bộ, nằm ở ngã tư quốc tế giữa các con đường hànghải từ Bắc xuống Nam, từ Ðông sang Tây, là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á. Trung tâm thành phố cách bờ biểnĐông 50 km đường chim bay. Đây là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế . Với hệthống cảng và sân bay lớn nhất cả nước, cảng Sài Gòn với năng lực hoạt động 10 triệu tấn /năm. Sân bay quốc tếTân Sơn Nhất với hàng chục đường bay chỉ cách trung tâm thành phố 7km.Sài Gòn cổ xưa được thành lập từ năm 1623, nhưng tới năm 1698, Chúa Nguyễn mới cử Thống soái Nguyễn HữuCảnh vào kinh lược đất Phương Nam, khai sinh ra thành phố Sài Gòn. Năm 1911, Sài Gòn là nơi Chủ tịch Hồ ChíMinh vĩ đại ra đi tìm đường cứu nước, khi đất nước thống nhất, Quốc Hội khoá VI họp ngày 2.7.1976 đã chính thứcđổi tên Sài Gòn là thành phố Hồ Chí Minh .Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố trẻ, với hơn 300 năm hình thành và phát triển, thành phố có rấtnhiều công trình kiến trúc cổ, nhiều di tích và hệ thống bảo tàng phong phú.Với vị trí địa lýthuận lợi, Sài Gòn – nơi một thời được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông đã là trung tâm thươngmại và là nơi hội tụ của nhiều dân tộc anh em, mỗi dân tộc có tín ngưỡng, sắc thái văn hoá riêng góp phần tạo nênmột nền văn hoá đa dạng. Đặc trưng văn hoá của vùng đất này là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống dân tộc vớinhững nét văn hoá phương Bắc, phương Tây, góp phần hình thành lối sống, tính cách con người Sài Gòn. Đó lànhững con người thẳng thắn, bộc trực, phóng khoáng, có bản lĩnh, năng động, dám nghĩ, dám làm .Năng động và sáng tạo, Thành phố Hồ Chí Minh luôn đi đầu cả nước trong các phong trào xã hội, nơi đầu tiên trongcả nước được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục trung học.Với vai trò đầu tàu trong đa giác chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành trung tâmkinh tế, văn hoá - du lịch, giáo dục - khoa học kỹ thuật - y tế lớn của cả nước.Trong tương lai, thành phố sẽ phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, có cơ cấu công nông nghiệp hiện đại, có văn hoákhoa học tiên tiến, một thành phố văn minh hiện đại có tầm cỡ ở khu vực Đông Nam Á. 01. 24 quận huyện : Quận số: 01, 02, 03, 04, 05, 06, 07, 08, 09, 10, 11, 12, Quận chữ: Gò vấp, Tân bình, Phú nhuận, Bình thạnh, Thủ đức, Tân phú, Bình tân, Huyện : Huyện bình chánh, Hóc môn, Nhà bè, Củ chi 02 CÔNG CUộC KHAI ĐƯờNG Mở LốI O2.1 Vùng Sài Gòn thời hoang sơ Đất Sài Gòn - Gia Định nằm trên vùng chuyển tiếp giữa hai vùng địa chất, hai khu vực địa hình - địa mạo khác nhau. Nơi đây trong lịch sử đầu Công nguyên cho đến trước thế kỷ XVI là vùng tiếp giáp giữa nhiều quốc gia cổ, nơi gặp gỡ của nhiều cộng đồng dân cư, nơi chứa đựng nhiều ảnh hưởng của nhiều nền văn minh cổ ở khu vực Nam Đông Dương và Nam Á. Những cuộc tranh chấp, đặc biệt là từ thế kỷ XIII-XVII, đã biến vùng đất Sài Gòn - Gia Định, cho tới trước khi những cư dân Việt hiện diện, vẫn là miền đất hoang vu, vô chủ, là địa bàn sinh tụ lẻ tẻ của một vài nhóm cư dân cổ... Theo kết quả nghiên cứu của các nhà địa chất học, vùng đất Sài Gòn và đồng bằng Nam Bộ được hình thành cách đây khoảng 6.000 năm, vào cuối thời kỳ Holoxen. Vào thời kỳ này, một đợt biển thoái cuối cùng, đã làm xuất lộ miền đồng bằng Nam Bộ và phù sa sông Tiền, sông Hậu đã phủ lên mặt đất một lớp màu mỡ. Về cảnh quan địa mạo, Sài Gòn vốn nằm trên lằn ranh tiếp giáp của hai vùng phù sa cổ, nay tương thích với hai vùng Đông Nam Bộ và miền Tây tức đồng bằng sông Cửu Long. Chính vì vậy, phía Bắc của thành phố là những dãy gò đồi thấp kéo dài từ phía chân cao nguyên Nam Trường Sơn, còn phía Đông, Nam thành phố là vùng đồng bằng thấp mà công cuộc bồi đắp còn dở dang. Các nhà khảo cổ học ...