Danh mục

SẢN XUẤT HIỆN ĐẠI VÀ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT - 5

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.49 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo tài liệu sản xuất hiện đại và quản trị sản xuất - 5, kinh doanh - tiếp thị, quản trị kinh doanh phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SẢN XUẤT HIỆN ĐẠI VÀ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT - 5 109 Sự lãng phí nguồn lực cũng như bỏ lỡ cơ hội kinh doanh đều dẫn đến sự giảm thấp hiệuquả. Vấn đề đặt ra với kế hoạch tổng hợp là phải tìm ra khả năng sản xuất trong từng giaiđoạn phù hợp nhu cầu và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. 1.3 Sự cần thiết của hoạch định tổng hợp Giữa sản xuất và nhu cầu dự báo luôn có sự sai lệch: Một là, sai lệch về thời gian giữa nhucầu dự báo và sản xuất thực sự, sản phẩm hay dịch vụ chỉ gặp nhau thật sự sau một khoảngthời gian cần để sản xuất, bao gói, bóc dỡ, vận chuyển, giao hàng,... Hai là, các nhu cầu dựbáo có thể biến thiên với những dao động lớn dẫn đến việc cần phải cân nhắc mức sản xuấtđáp ứng nhu cầu hiệu quả. Điều này làm cho mức sản xuất có độ lệch nào đó so với nhu cầudự báo. Do đó, để có thể chuẩn bị mức sản xuất đáp ứng nhu cầu một cách chủ động, đơn vị cầnphải có kế hoạch trong tương lai. Tuỳ theo đặc tính biến đổi của nhu cầu, tuỳ từng loại sảnphẩm mà khoảng thời gian cụ thể cho yêu cầu hoạch định có độ dài khác nhau.II. Hoạch định tổng hợp: Hoạch định tổng hợp cần thiết cho nhà quản trị sản xuất vì nó giúp cho: − Bố trí mức sử dụng các phương tiện một cách đầy đủ, giảm thiểu sự quá tải và dưới tảiđể giảm chi phí sản xuất. − Năng lực sản xuất thích hợp với nhu cầu tổng hợp dự tính. − Một kế hoạch về sự thay đổi có hệ thống và trật tự năng lực sản xuất phù hợp với lúc caođiểm của nhu cầu khách hàng. − Có hầu hết đầu ra cho các nguồn lực có sẵn, quan trọng và đúng lúc với các nguồn lựcsản xuất hiếm. Hoạch định tổng hợp là chìa khóa cho sự thay đổi quản lý quan trọng trong quản trị sảnxuất, do sự thay đổi nhu cầu của khách hàng và những kế hoạch cung cấp nguồn lực sản xuấtthích ứng với những thay đổi này. 2.1 Các kế hoạch trong hoạch định tổng hợp. Kế hoạch thay đổi mức dự trữ Theo kế hoạch này, nhà quản trị có thể tăng mức dự trữ trong giai đoạn nhu cầu thấp đểcung cấp trong giai đoạn có nhu cầu cao hơn khả năng sản xuất của đơn vị. Ưu điểm: − Quá trình sản xuất được ổn định, không có những biến đổi bất thường; − Đáp ứng thoả mãn nhu cầu khách hàng; − Dễ dàng cho việc điều hàng sản xuất. Nhược điểm: − Chi phí cho việc tồn trữ lớn như: chi phí thuê hoặc khấu hao kho, chi phí bảo hiểm, chiphí hao hụt mất mát, chi phí cho các thiết bị kho hoạt động trong suốt thời gian dự trữ, đặcbiệt là chi phí về vốn để dự trữ hàng hoá; − Hàng hoá có thể bị giảm sút về chất lượng, khó thích ứng với nhu cầu khách hàng thayđổi; Kế hoạch làm thêm giờ. Theo kế hoạch này, đơn vị có thể bổ sung nhu cầu thiếu hụt trong các giai đoạn có nhu cầutăng cao bằng cách yêu cầu công nhân làm thêm giờ, nhưng không thuê thêm công nhân. Đơnvị cũng có thể cho công nhân của mình tạm nghỉ ngơi trong các giai đoạn có nhu cầu thấp màkhông phải cho thôi việc.110 Tuy nhiên, khi nhu cầu tăng quá cao, việc huy động công nhân làm thêm giờ là rất khókhăn và phải gánh chịu các khoản chi phí làm thêm giờ tăng cao, đồng thời khả năng làmthêm bị giới hạn về độ dài của ngày lao động. Ngược lại khi nhu cầu xuống quá thấp, đơn vịcho công nhân tạm nghỉ đó là một gánh nặng. Ưu điểm: − Giúp đơn vị đối phó kịp thời với những biến động của thị trường; − Ổn định được nguồn lao động; − Tạo thêm việc làm tăng thu nhập cho người lao động; − Giảm được các khoản chi phí liên quan đến đào tạo, huấn luyện, học việc,... Nhược điểm: − Chi phí trả lương thêm giờ tăng cao; − Không đảm bảo sức khỏe cho người lao động, công nhân mỏi mệt dễ sai sót trong quátrình sản xuất dẫn đến sản phẩm nhiều khuyết tật; Kế hoạch thay đổi lượt lao động theo mức nhu cầu. Nhà quản trị theo đổi kế hoạch này sẽ thường xuyên đánh giá lại nhu cầu về lao động củađơn vị mình. Đơn vị sẽ quyết định thuê thêm lao động khi cần và sẵn sàng cho thôi việc khikhông cần. Ưu điểm: − Tránh rủi ro do sự biến động quá thất thường của nhu cầu; − Giảm được chi phí cho việc tồn trữ hàng hoá, chi phí làm thêm giờ; Nhược điểm: − Chi phí cho việc tuyển dụng và thôi việc lao động tăng cao; − Đơn vị có thể mất uy tín do thường xuyên cho lao động thôi việc; − Năng suất lao động thấp do thôi việc nên công nhân có tâm lý lo lắng, mệt mỏi. Kế hoạch sử dụng công nhân làm bán thời gian. Để giảm bớt các thủ tục hành chính phiền hà và tận dụng nguồn lao động không cần có kỹnăng trong sản xuất, đơn vị có thể sử dụng kế hoạch công nhân làm bán thời gian. Kế hoạchnày đặc biệt áp dụng có hiệu quả đối với các đơn vị làm dịch vụ như: bốc xếp, vận chuyểnhàng hoá, cửa hàng kinh doanh, siêu thị,... Ưu điểm: − Giảm bớt thủ tục, trách nhiệm hành chính trong sử dụng lao động; − Tăng được sự linh hoạt trong điều hành để thoả mãn tốt nhất nhu cầu khách hàng; − Giảm được những khoản chi phí liên quan đến sử dụng lao động chính th ...

Tài liệu được xem nhiều: