Danh mục

Sản xuất tư bản chủ nghĩa là sản xuất giá trị thặng dư

Số trang: 10      Loại file: doc      Dung lượng: 94.50 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sản xuất tư bản chủ nghĩa là sản xuất giá trị thặng dư của C.Mác vạch rõ bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản, cơ sở kinh tế của mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản. Từ đó chỉ ra tính tất yếu và con đường của giai cấp vô sản là phải tiến hành cách mạng vô sản; đồng thời là cơ sở để phân tích bản chất của chủ nghĩa tư bản ngày nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sản xuất tư bản chủ nghĩa là sản xuất giá trị thặng dư SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA LÀ SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ Trên cơ sở phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa, C.Mác  đã hoàn thiện lý luận giá trị  và khám phá thực chất nền sản xuất tư bản chủ  nghĩa là  sản xuất ra giá trị thặng dư. Học thuyết giá trị thặng dư là “viên đã tảng trong toàn bộ  học thuyết kinh tế  của C.Mác, nó vạch trần bản chất bóc lột của chủ  nghĩa t ư  bản;  luận giải cơ sở kinh tế – xã hội cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản chống lại  giai cấp tư sản. Đồng thời khẳng định quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản là  quy luật giá trị thặng dư­ quy luật chi phối sự phát sinh, phát triển và diệt vong của xã   hội tư sản. I. SỰ CHUYỂN HÓA CỦA TIỀN THÀNH TƯ BẢN 1. Công thức chung của tư bản Tiền là hình thái giá trị cuối cùng của sản xuất và lưu thông hàng hóa giản đơn,  đồng thời là hình thức xuất hiện đầu tiên của mọi tư bản. Bản thân của tiền chưa phải  là tư  bản, nó chỉ  là một loại hàng hóa đặc biệt làm vật ngang giá chung trong trao đổi  hàng hóa. Tiền chỉ trở thành tư bản khi được sử dụng để bóc lột  người khác, mang lai thu nhập không lao động cho chủ tiền tệ.  Tiền trong lưu thông hàng hóa giản đơn vận động theo công thức H­T­ H’. Còn tiền  trong nền sản xuất tư bản vận động theo công thức        T – H – T’ ( T’ > T). C.Mác gọi   đây là công thức chung của tư  bản. Vì, mọi tư  bản, dù là tư  bản công nghiệp, tư  bản  thương nghiệp, tư  bản cho vay hay tư  bản kinh doanh trong nông nghiệp cũng vận  động dưới dạng khái quát đó.  So sánh công thức chung của tư bản với công thức của lưu thông hàng hoá giản  đơn chúng ta thấy giữa chúng có những điểm giống và khác nhau: Hai công thức đều   phản ánh sự vận động của sản xuất hàng hoá; đều bao gồm hai yếu tố vật chất giống   nhau là H và T; đều bao gồm hai hành vi đối lập nhau là mua và bán; và đều biểu hiện  mối quan hệ giữa người mua với người bán. Tuy nhiên, hai công thức trên phản ánh hai trình độ khác nhau của sản xuất hàng  hoá nên giữa chúng có những điểm khác nhau: ­ Về trình tự của sự vận động: Trong lưu thông hàng hóa giản đơn, bắt đầu bằng hành vi bán (H­T), kết thúc  bằng hành vi mua (T­ H).  Ở đây, H vừa là điểm khởi đầu vừa là điểm kết thúc, còn T   chỉ là môi giới. Còn trong lưu thông tư bản, bắt đầu bằng hành vi mua (T­ H), kết thúc  bằng hành vi bán (H­T), ở đây T vừa là điểm khởi đầu vừa là điểm kết thúc, còn H chỉ  là môi giới. ­ Về mục đích của sự vận động: Mục đích cuối cùng của lưu thông hàng hóa giản đơn là giá trị sử dụng. Ngược   lại, mục đích vận động của tư  bản không phải là giá trị  sử  dụng mà là giá trị  lớn hơn   (T’= T + t). “t” chính là số tiền trội ra so với số tiền ứng ra ban đầu, C.Mác gọi nó là giá   trị thặng dư (ký hiệu là m), còn số tiền ứng ra ban đầu “T” là tư bản.  Như vậy, tư bản   là giá trị mang lại giá trị thặng dư. ­ Về giới hạn của sự  vận động: Trong lưu thông hàng hóa giản đơn, lưu thông  chỉ là phương tiện để đạt mục đích tiêu dùng. Do đó, nó sẽ kết thúc ở giai đoạn thứ hai  (T­H), sau khi người trao đổi có được giá trị  sử  dụng mà anh ta cần. Ngược lại, mục   đích vận động của tư bản là sự lớn lên không ngừng của giá trị, thu giá trị thặng dư, vì   vậy sự vận động là không có giới hạn: T­ H ­ T’­ H­ T”­ H­ T n’  2. Mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản Nhìn vào công thức chung của tư bản ta thấy dừng như có sự mâu thuẫn với lý  luận giá trị, vì ở đây giá trị không chỉ được tạo ra trong sản xuất mà còn được tạo ra cả  trong lưu thông.  C.Mác đã chỉ  rõ: “Tư  bản không thể  xuất hiện từ  lưu thông và cũng   không thể xuất hiện ở bên ngoài lưu thông. Nó phải xuất hiện trong lưu thông và đồng  thời không phải trong lưu thông”1. Đúng là, nếu nhà tư bản không bỏ tiền vào lưu thông  thì cũng không thể  thu được giá trị  thặng dư, nhưng bản thân lưu thông dù ngang giá   hay không ngang giá cũng không tạo ra giá trị thặng dư. Nếu trao đổi ngang giá thì lưu   thông không tạo ra giá trị mà chỉ có sự thay đổi hình thái của giá trị (từ tiền thành hàng,   từ hàng thành tiền). Còn tổng giá trị trong tay mỗi người tham gia trao đổi trước sau vẫn  không thay đổi. Trong trường hợp trao đổi không ngang giá thì lưu thông cũng không  tạo ra giá trị. Trong thực tế đời sống có hiện tượng bán hàng hóa cao hơn giá trị và mua  hàng hóa thấp hơn giá trị. Ở trường hợp này, giá trị cũng không tăng thêm. Vì trong nền   sản xuất hàng hóa, mỗi người đều là người bán nhưng đồng thời cũng là người mua.   Do đó, khi là người bán họ  được lời bao nhiêu thì khi là người mua họ  bị  thiệt bấy   nhiêu, còn tổng giá trị hàng hóa của xã hội không đổi. Lại giả sử trong xã hội có những   kẻ  chuyên mua rẻ, bán đắt kiếm lãi. Trường hợp này giá trị  cũng không tăng lên, nhờ  mua rẻ  bán đắt, họ  có thể  thu thêm một số  gi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: