Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm – Một số kinh nghiệm làm đồ dùng làm quen với toán cho trẻ lứa tuổi 5-6

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 186.28 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài: Một số kinh nghiệm làm đồ dùng làm quen với toán cho trẻ lứa tuổi 5-6 Giáo viên: Lê Phương Hằng I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Trong chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non, môn học làm quen với toán ( LQVT ) ở lớp mẫu giáo lớn ( MGL ) đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp những kiến thức ban đầu cho trẻ trước khi vào trường tiểu học. Nếu ngay từ khi học mẫu giáo, trẻ đã nắm vững các khái niệm đơn giản về số lượng, kích thước, hình dạng,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm – Một số kinh nghiệm làm đồ dùng làm quen với toán cho trẻ lứa tuổi 5-6 Sáng kiến kinh nghiệm – Một số kinh nghiệm làm đồ dùng làm quen với toán cho trẻ lứa tuổi 5-6Đề tài: Một số kinh nghiệm làm đồ dùng làm quen với toán cho trẻ lứa tuổi 5-6Giáo viên: Lê Phương HằngI. ĐẶT VẤN ĐỀ:Trong chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non, môn học làm quen với toán (LQVT ) ở lớp mẫu giáo lớn ( MGL ) đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nhữngkiến thức ban đầu cho trẻ trước khi vào trường tiểu học. Nếu ngay từ khi học mẫu giáo,trẻ đã nắm vững các khái niệm đơn giản về số lượng, kích thước, hình dạng, định hướngkhông gian, thì sau này trẻ sẽ vững vàng, tự tin khi tiếp nhận những kiến thức của môntoán học ở lớp một.Trong quá trình cho trẻ làm quen với toán ở lớp mẫu giáo, giáo viên là người hướng dẫn,gợi mở, tổ chức cho trẻ làm quen và thực hành trên các đồ dùng học tập nhằm hình thànhvà phát triển các thao tác của tư duy như: so sánh, phân tích, tổng hợp…góp phần pháttriển nhân cách toàn diện cho trẻ. Bên cạnh đó,giáo viên cần thực hiện nguyên tắc dạyhọc theo phương pháp đổi mới: lồng ghép, tích hợp các nội dung giáo dục một cách phùhợp để đạt được hiệu quả cao nhất trong học tập.Trong quá trình hướng dẫn trẻ MGL LQVT, tôi nhận thấy: muốn cho trẻ học tập đạt kếtquả cao thì vấn đề đồ dùng đồ chơi trong tiết học hay trong giờ chơi ở góc toán phải đượccoi trọng vì đặc điểm tư duy của trẻ mẫu giáo mang tính trực quan hành động hay nóicách khácmuốn tiếp thu được kiến thức thì trẻ phải được thực hành, hoạt động với các đồvật, đồ chơi. Việc trẻ tự tay biết làm ra những sản phẩm cho giờ học sẽ giúp trẻ biết trântrọng, giữ gìn, yêu quí đồ dùng, đồ chơi và càng hứng thú khi tham gia vào các tiết học.Như vậy, đồ dùng đồ chơi có ý nghĩa rất quan trọng trong giờ học LQVT của trẻ.Tôi đãđọc tài liệu, học hỏi, suy nghĩ và tìm tòi để làm và khai thác được nhiều ưu thế của đồdùng dạy toán cho trẻ MGL. Sau đây, tôi xin trình bày kinh nghiệm của mình với đề tài: “Một số kinh nghiệm làm đồ dùng LQVT cho trẻ lứa tuổi MGL ”. Phạm vi thực hiện đề tàinày là lớp mẫu giáo số 9 trường mầm non Mai Dịch.II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:1.Đặc điểm tình hình lớp:1.1: Thuận lợi:-Bản thân được đào tạo chính quy và đã trải qua 3 năm kinh nghiệm thực tế ( trong đó có2 năm trực tiếp tham gia dạy lớp MGL ).-Đã được kiến tập một số tiết mẫu của trường, của quận nên cũng đã học tập được một sốkinh nghiệm trong phương pháp giảng dạy bộ môn LQVT.-Được sự chỉ đạo sát sao về chuyên môn của phòng giáo dục và sự quan tâm tạo điêùkiện về cơ sở vật chất của ban giám hiệu nhà trường.-Trẻ MGL có nhận thức cao nên việc dạy học trẻ ở một lứa tuổi đồng đều có nhiều thuậnlợi.1.2: Khó khăn:-LQVT là một môn học khó, đòi hỏi sự chính xác, khoa học và đòi hỏi giáo viên phảinắm vững phương pháp môn học, linh hoạt, sáng tạo khi tổ chức các hoạt động cho trẻLQVT-Khi làm đồ dùng đồ chơi, giáo viên phải tính toán nhiều đến kinh phí và hiệu quả sửdụng.Nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi đắt, khó tìm.-Số lượng đồ dùng đồ chơi do các công ty sản xuất để phục vụ cho môn làm quen vớitoán còn rất ít và đơn sơ, giá thành cao.-Trong lớp còn một số trẻ chưa học qua lớp MGN nên việc tiếp thu còn hạn chế, thiếu hệthống.2.Các biện pháp:Từ những thuận lợi và khó khăn trên, tôi đã đề ra một số biện pháp cụ thể như sau:2.1: Nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy để làm ra đồ dùng đồ chơi học tập của cô và trẻcho phù hợp với đề tài.Như chúng ta đã biết, đặc trưng của môn toán là tính chính xác và khoa học. Mỗi tiết họccung cấp cho trẻ một kiến thức khác nhau và đòi hỏi phải có những đồ dùng đồ chơi khácnhau, phù hợp với nội dung và hình thức tổ chức tiết học.Ví dụ: Trong bài dạy các khối vuông, chữ nhật, cầu,trụ, tôi đã đưa ra trò chơi “ T ìm nhà ”ở phần luyện tập. Để đáp ứng nôi dung trò chơi này, trước đó tôi phải sưa tầm một sốnguyên vật liệu có dạng các khối cần dạy như vỏ hộp, thùng, lon bia, bóng nhựa… rồilàm những ngôi nhà có gắn các khối để trẻ chạy về nhà. Trẻ chơi rất hứng thú.2.2: Khi làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ LQVT phục vụ cho một nội dung dạy,giáo viênphải suy nghĩ, tìm tòi để làm ra các cặp đồ dùng đồ chơi có mối quan hệ lôgíc, hợp lý.Như vậy, giáo viên mới có thể cung cấp được kiến thức chính xác, khoa học, phù hợp vớichủ điểm.Ví dụ: Khi dạy bài “ Số 6 – tiết 1 ” trong chủ điểm “ Thế giới động vật ”, tôi đã chọn cặpđối tượng thỏ và cà rốt để dạy trẻ lập số. Tôi chọn cặp đối t ượng trên vì những lí do sau:- Đúng chủ điểm đang thực hiện.- Thỏ và cà rốt có quan hệ lôgíc với nhau: Cà rốt là thức ăn mà thỏ rất ưa thích.Trẻ đang lập số với cặp đối tượng Thỏ và Cà rốt2.3: Khuyến khích trẻ làm một số đồ dùng học tập cùng cô.Công việc này tuy đơn giản nhưng có giá trị rất lớn:-Khắc sâu kiến thức toán mà trẻ đã học trên tiết học.-Củng cố kĩ năng tạo hình của trẻ.-Tạo hứng thú cho trẻ khi được sử dụng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: