Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm: Bồi dưỡng và phát triển kĩ năng thuyết trình và tương tác khi thuyết trình cho học sinh trong việc đọc hiểu bài Tác giả Nguyễn Du

Số trang: 56      Loại file: pdf      Dung lượng: 7.16 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 24,000 VND Tải xuống file đầy đủ (56 trang) 0
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sáng kiến kinh nghiệm "Bồi dưỡng và phát triển kĩ năng thuyết trình và tương tác khi thuyết trình cho học sinh trong việc đọc hiểu bài Tác giả Nguyễn Du" nhằm phát triển được năng lực đọc hiểu, năng lực sử dụng công nghệ thông tin, năng lực thuyết trình và năng lực phản biện của học sinh. Đồng thời phát huy vai trò chủ động lĩnh hội kiến thức của các em. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm: Bồi dưỡng và phát triển kĩ năng thuyết trình và tương tác khi thuyết trình cho học sinh trong việc đọc hiểu bài Tác giả Nguyễn Du SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO --------------------------------- SÁNG KIẾN DỰ THI CẤP TỈNH BÁO CÁO SÁNG KIẾN BỒI DƯỠNG VÀ PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG THUYẾT TRÌNH VÀTƯƠNG TÁC KHI THUYẾT TRÌNH CHO HỌC SINH TRONG VIỆC ĐỌC HIỂU BÀI “ TÁC GIẢ NGUYỄN DU” Tác giả : Tống Thị Thu Hường Trình độ chuyên môn: Cử nhân Chức vụ: Giáo viên Ngữ văn Nơi công tác: Trường THPT Trần Hưng Đạo Nam Định, tháng 6 năm 2018 THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN1. Tên sáng kiến: Bồi dưỡng và phát triển kĩ năng thuyết trình và tương tác khi thuyếttrình cho học sinh trong việc đọc hiểu bài “Tác giả Nguyễn Du”2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phương pháp dạy học – Bộ môn Ngữ văn – Phân môn Đọcvăn / Văn học sử3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Bắt đầu từ năm học 2017 - 20184. Tác giảHọ và tên: Tống Thị Thu HườngNăm sinh: 1981Nơi thường trú: Số nhà 02 – ngõ 49 – đường Lưu Hữu Phước - Phường Hạ Long– TP Nam Định – Tỉnh Nam ĐịnhTrình độ chuyên môn: Cử nhânChức vụ công tác: Giáo viên Ngữ vănĐịa chỉ liên hệ: Số nhà 02 – ngõ 49 – đường Lưu Hữu Phước - Phường Hạ Long– TP Nam Định – Tỉnh Nam ĐịnhĐiện thoại: 0946244024Nơi làm việc: Trường THPT Trần Hưng Đạo – TP Nam Định5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:Tên đơn vị: Trường THPT Trần Hưng Đạo – TP Nam ĐịnhĐịa chỉ: Số 75/203 đường Trần Thái Tông – Phường Lộc Vượng – TP Nam ĐịnhĐiện thoại: 0350.3.847.042 I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến:1. Cơ sở thực tiễn:1.1. Căn cứ trên thực tiễn dạy – học văn: HS hiện nay không hứng thú với việc học văn, nhất là học văn theo hình thức giáo viên thuyết giảng, HS nghe và ghi chép. Giờ học văn theo phương pháp truyền thống trở nên nặng nề và gây ra tâm lí nhàm chán, buồn ngủ trong giờ học của các em. Đề HS sử dụng kĩ năng thuyết trình và tương tác khi thuyết trình trong giờ học văn tức là đặt HS làm trung tâm của giờ học, và có thể khắc phục những nhược điểm của giờ học văn truyền thống.1.2. Căn cứ vào đời sống thực tế: Sự bùng nổ của công nghệ thông tin từ cuối thế kỉ XX đã chi phối mọi hoạt động, lĩnh vực trong cuộc sống của con người. Đặc biệt công nghệ thông tin có tác động sâu sắc tới giới trẻ. Tuy nhiên giới trẻ còn sử dụng công nghệ thông tin một cách lãng phí như: dành quá nhiều thời gian cho việc tự sướng, đăng ảnh và bình luận trên trang mạng xã hội facebook, chơi trò chơi điện tử, … Vì vậy nếu giáo viên định hướng đề HS có thể sử dụng công nghệ thông tin trong các giờ học bằng kĩ năng thuyết trình và tương tác khi thuyết trình trên cơ sở xây dựng các slide powerpoint, các hình ảnh, âm thanh, video sưu tầm hay các video tự tạo, các file word thì sẽ tiếp thêm lửa đam mê và khơi gợi sự sáng tạo cho các em đối với môn học đồng thời giúp các em sử dụng công nghệ thông tin một cách hữu ích.2. Phương pháp dạy học văn:2.1. Dạy học văn đổi mới: chuyển từ dạy học nội dung (giáo viên chủ yếu truyền thụ kiến thức, mục tiêu sau khi học là học sinh học được cái gì ) sang dạy học theo định hướng phát triển năng lực ( giáo viên chú ý vào cách học của học sinh và mục đích sau khi học là học sinh làm được cái gì ). Sự đổi mới này đòi hỏi giáo viên phải sử dụng những phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực. Nhóm học sinh và cá nhân học sinh cần phải tương tác với đối tượng và nội dung học tập. HS là chủ thể, tự mình lĩnh hội, kiến tạo và lí giải tri thức. Quá trình học là quá trình tự điều khiển, học sinh làm việc theo nhóm trên tinh thần tương tác theo tình huống.2.2. Đọc hiểu là năng lực đặc thù của môn Ngữ văn, gồm một quá trình đi từ đọc văn bản đến đọc hiểu văn bản đến hiểu văn bản. Đọc hiểu là một năng lực tiếp nhận văn bản, thông qua hoạt động đọc chữ, xem các kí hiệu bảng biểu, hình ảnh trong nhiều văn bản khác nhau nhằm xử lí thông tin trong văn bản để phục vụ những mục đích cụ thể của học tập hoặc để giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn. Trong quá trình này, GV chịu trách nhiệm thiết kế những hoạt động hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản như : Xây dựng câu hỏi tập hợp thành một bài tập/ nhiệm vụ lớn, tổ chức các hoạt động kích thích khám phá sáng tạo, … Vì vậy định hướng cho HS sử dụng kĩ năng thuyết trình và tương tác khi thuyết trình trong giờ học văn là phù hợp với yêu cầu đổi mới mang tính đặc trưng của bộ môn.3. Ưu điểm của việc sử dụng kĩ năng thuyết trình và tương tác khi thuyết trình trong giờ đọc hiểu văn học sử:3.1. Phát triển được năng lực đọc hiểu, năng lực sử dụng công nghệ thông tin, năng lực thuyết trình và năng lực phản biện của học sinh. Đồng thời phát huy vai trò chủ động lĩnh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: