Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm: Dạy tốt môn tập đọc thông qua cách rèn đọc cho học sinh lớp 2

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 242.52 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Muốn học sinh hiểu bài sâu môn Tập đọc, ta phải rèn đọc, muốn đọc tốt học sinh phải được chuẩn bị kĩ từ khâu soạn bài ở nhà đến tập đọc ở nhà. Hướng dẫn các em chuẩn bị bài kĩ, soạn bài đầy đủ, sau đó tự đọc 5 lần. Lần đầu đọc thầm, 2 lần đọc to, có ngắt nghỉ, 2 lần cuối đọc diễn cảm, cảm thụ tốt nội dung bài văn, bài thơ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm: Dạy tốt môn tập đọc thông qua cách rèn đọc cho học sinh lớp 2 Sáng kiến kinh nghiệmDạy tốt môn tập đọc thong quacách rèn đọc cho học sinh lớp 2I. Lý do chọn đề tài: Ai đã từng dạy lớp 2 ở trường tiểu học đều phải công nhận rằng dạy lớp 2không phải là dễ, bởi lẽ các em mới từ lớp 1 lên lại phải làm quen với rất nhiềumôn học, trong đó có môn Tiếng Việt. ở lớp 1 yêu cầu các em chỉ cần đọc đủ, đọcđúng còn việc đọc hay và đọc diễn cảm chưa cần thiết. Là một giáo viên được đàotạo hệ trung học hoàn chỉnh, nhiều năm liền dạy lớp 2, tôi thấy việc rèn đọc chohọc sinh để học tốt môn tập đọc là vô cùng cần thiết và quan trọng. Người giáoviên không những rèn cho học sinh đọc đúng, đọc rõ ràng từng từ, từng câu trongmột đoạn văn, đoạn thơ ngắn, biết dừng hơi ở dấu phẩy, dấu chấm câu... mà phảirèn cho học sinh bước đầu biết thay đổi giọng đọc phù hợp với bài thơ hoặc bài vănxuôi.II. Cơ sở lý luận và thực tiễn để giải quyết đề tài: Năm học 1998-1999 là năm học tiếp tục thưc hiện đổi mới phương pháp dạyhọc ở bậc tiểu học. Do hoàn cảnh đất nước có chiến tranh kéo dài, trong vài chụcnăm qua chúng ta chưa chú ý đến đổi mới phương pháp nên chất lượng học tập củahọc sinh còn hạn chế. Chỉ có đổi mới phương pháp dạy học mới hình thành nhữngcơ sở ban đầu về nhân cách của lớp người lao động mới, chủ động và sáng tạo,thích ứng với những đổi mới diễn ra thường xuyên của đất nước trong giai đoạncông nghiệp hoá và hiện đại hoá. Đối với môn Tập đọc lớp 2, việc rèn đọc là vô cùng quan trọng tốc độ đọc ởtừng giai đoạn được chia ra như sau: - Giữa học kỳ I (Sau 8 tuần): 35 tiếng/phút. - Cuối học kỳ I (Sau 17 tuần): 40 tiếng/phút. - Giữa học kỳ II (Sau 25 tuần): 45 tiếng/ phút. - Cuối học kỳ II :50 tiếng/phút.III. Quá trình triển khai thực hiện đề tài: Muốn học sinh hiểu bài sâu môn Tập đọc, ta phải rèn đọc, muốn đọc tốt họcsinh phải được chuẩn bị kĩ từ khâu soạn bài ở nhà đến tập đọc ở nhà. Tôi đã hướngdẫn các em chuẩn bị bài kĩ, soạn bài đầy đủ, sau đó tự đọc 5 lần. Lần đầu đọcthầm, 2 lần sau đọc to, có ngắt nghỉ, 2 lần cuối đọc diễn cảm, cảm thụ tốt nội dungbài văn, bài thơ. Ở mỗi dấu câu, tôi đều hướng dẫn cách đọc khác nhau. Ví dụ bài Có chí thìnên, cho học sinh biết phân biệt giọng đọc câu cảm với những câu kể trong bài. - Hoan hô em Bắc! (Câu cảm, cao giọng ở cuối câu). - Thật là có chí thì nên. (Câu kể, đọc chậm). - Xin thầy kiên nhẫn, thật kiên nhẫn vì con tôi tối dạ lắm. (Câu kể).* Với bài Làm anh, tôi lại có cách hướng dẫn như sau: - Giọng nhí nhảnh vui vẻ khi đọc những câu như: Làm anh khó đấy...Làm anh thật khó ... Phải người lớn cơ Nhưng mà thật vui Thì làm được thôi - Giọng đọc tha thiết dịu dàng ở những câu thơ: Nếu em bé ngã Anh nâng dịu dàng... ...Mẹ cho quà bánh Chia em phần hơn  Nhưng với bài Hồ Gươm thì lại phải hướng dẫn các em đọc vừa phải, lưu loát. Riêng câu cuối cùng thì lại hơi hạ giọng một chút: Không biết có phải con rùa đã từng ngậm thanh kiếm của vua Lê thắng giặc đó không?. Riêng với bài thơ Nhớ Việt Bắc là một bài thơ rất hay của nhà thơ Tố Hữu, tôi đã hướng dẫn học sinh đọc nhắt từng dòng thơ, với mỗi dòng tôi dùng phấn màu ngắt nhịp như sau: Ta về/ mình có nhớ ta Ta về/ ta nhớ/ những hoa cùng người Rừng xanh/ hoa chuối đỏ tươi Đèo cao/ nắng ánh dao gài thắt lưng Ngày xuân/ mơ nở trắng rừng Nhớ ngưới đan nón/ chuốt từng sợi giang Ve kêu/rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái/ hái măng một mình Rừng thu/ trăng rọi hoà bình Nhớ ai tiếng hát/ ân tình thuỷ chung. Học sinh ở lứa tuổi 7-8 rất hay bắt chước cô giáo, tiếp thu cái mới nhanh,cho nên khi dạy bài Làm việc thật là vui, giáo viên phải đọc giọng sôi nổi, trongsáng, đặc biệt phải đọc bắt chước tiếng con gà, tu hú thật gióng: ò, ó o... tu hú, tuhú hoặc tiếng cái đồng hồ: tích tắc, tích tắc.. Ở bài Anh thợ đốt lò, mỗi dòng thơ chỉ có 4 tiếng, ta phải hướng dẫn các em đọc giọng thiết tha trong sáng. Những câu hô gọi như: Anh thợ lò ơi! Khi đọc, giọng hơi cao ở cuối câu nhưng vẫn dịu dàng thể hiện tình cảmtrìu mến, tốc độ đọc vừa phải các câu: Cửa lò hé mở ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: