Danh mục

Sàng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học ở trung tâm GDTX một số giải pháp từ góc độ công tác quản lý

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 182.03 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) đang là vấn đề bàn luận và thực hiện sôi nổi trong những năm gần đây ở mọi bậc học. Đã có nhiều hội thảo, nhiều bài viết, nhiều bàn luận xung quanh vấn đề này. Bài viết này xin góp thêm một vài kiến giải nhìn từ góc độ công tác quản lý.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sàng kiến kinh nghiệm " Đổi mới phương pháp dạy học ở trung tâm GDTX một số giải pháp từ góc độ công tác quản lý " Đổi mới phương pháp dạy học ở trung tâm GDTXmột số giải pháp từ góc độ công tác quản lý PGS.TS Đặng Quốc Bảo 1. Đổi mới phương pháp dạy học cần được hiểu là đổi mới cách thực hiệnphương pháp dạy học. 1.1. Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) đang là vấn đề bàn luận và thựchiện sôi nổi trong những năm gần đây ở mọi bậc học. Đã có nhiều hội thảo, nhiều bàiviết, nhiều bàn luận xung quanh vấn đề này. Bài viết này xin góp thêm một vài kiếngiải nh ìn từ góc độ công tác quản lý. 1.2. Đổi mới PPDH cần được hiểu là đổi mới cách chỉ đạo thực hiện PPDH. Bản thân PPDH nào cũng đều có cái hay và cái h ạn chế. Khi phương pháp dạyhọc được sự cộng hưởng của cả người dạy và ngư ời học, người quản lý thì nó pháthuy hiệu ứng tối đa nét tích cực. Khi một trong ba tác nhân này không làm tốt tráchnhiệm của mình thì phương pháp có nhiều hạn chế và bộc lộ của nó làm giảm thiểukết quả giáo dục. 1.3. PPDH gắn bó chặt chẽ với mục tiêu đào tạo và nội dung đào tạo. Khi mụctiêu đào tạo dù được tuyên bố rất hay, rất lý tưởng; thí dụ mục tiêu đào tạo nhấn mạnhđến việc đào tạo người làm chủ, người tích cực, song trong thực tế lại muốn có người 1ngoan ngoãn, người biết vâng lời cấp trên thì tất yếu phương pháp đào tạo - giáo dục -dạy học phải xoay theo mục tiêu đào tạo; nó bị biến dạng méo mó đi. 2. Phải chuyển được cách dạy học từ Sư phạm quyền uy sang Sư phạmcủa tình bạn dân chủ hợp tác thì mới có thể đổi mới thực hiện PPDH có kết quả. 2.1. Sư ph ạm quyền uy (Power Pedagogy) là lối sư phạm mệnh lệnh, sự ban ơn,người dạy là chân lý, lời thầy nói ra là ý tối cao. Chính cách dạy học theo quan điểmnày đã làm thui chột mọi sự sáng tạo và tư duy phê phán của người học. Sư phạmquyền uy thích hợp với tư cách d ạy học kiểu nh à thờ truyền giáo. Cuộc cách mạng dạy học chuyển sang Sư phạm tình b ạn dân chủ (DemorcaticFellowship Pedagogy) bắt đầu đư ợc khởi sướng từ Kômenski qua tác phẩm Đại giáokhoa từ thế kỷ XV đã làm bừng lên xu hướng dạy học mới: Xu hướng dạy học pháthuy tính tích cực chủ động của người học. Đỉnh cao của xu hướng này diễn ra trong nửa thế kỷ sau của thế kỷ XX bắt đầutừ Dewey rồi đến Carl Rogers, với các thông điệp: Dạy học lấy người học làm trungtâm ho ặc dạy học xuất phát (từ) người học và tập trung (vào) người học. 2.2. ở Phương Đông, tinh thần dạy học dân chủ thật ra đã được nhen nhóm từnhà trường của Khổng Tử. Khổng Tử dù có nhấn mạnh Phi Sư b ất th ành song ông cũng lưu ý môn đệphải chịu khó hỏi thày; Ông tâm sự: Nếu môn đệ không chịu hỏi phải làm ra sao?Phải làm ra sao? thì ta cũng không biết làm thế nào cả. Trong d ạy học ông xuất phát từ Người học với các yêu cầu: - Bác học (Học rộng) - Thâm vấn (Hỏi sâu) - Th ận tư (Suy ngh ĩ cho cẩn thận) - Minh biện (Phân biệt rõ ràng) 2 - Đốc hành (Làm cho h ết sức) Từ đó ông yêu cầu người dạy (người thày) ph ải làm được 5 việc: - Dụ (Dẫn dụ, lôi kéo ngư ời học vào cuộc) - Trợ (Hỗ trợ giúp đỡ người học) - Đạo (Ch ỉ đạo) - Khải (Thức tỉnh) (Phát triển nhân cách người học) - Phát Sau Khổng Tử, phái Pháp gia đã làm thui chột lý tưởng dạy học nhân văn nàyvới phương thức d ạy học. Lấy luật pháp mà d ạy, lấy quan lại làm thày (Hàn Phi) Những thời sau: Hán Nho, Tống Nho dù có trở lại một số ý tưởng nhân văn củaKhổng Tử, song thực chất họ chủ trương pháp trị bằng Đức trị (Pháp trị là mụctiêu, đức trị là phương tiện). Họ thực hiện: Âm pháp, dương nho (Bên trong thìPháp trị bên ngoài ra vẻ Đức trị, Nho nhã). Nhà trường thực chất lại trở về khuôn phép giáo điều, cách dạy học nhằm tạo ranhững con người phục vụ cho giai cấp cầm quyền. 2.3. Cuộc cách mạng dạy học ngày nay dù bước sang thời kỳ Thế giới phẳng(The World is flat) nhưng vẫn chịu sự giằng co giữa hai chiều h ướng: Sư phạm quyền uy và Sư phạm dân chủ (Power Pedagogy) (Democratic Pedagogy) Sở dĩ có sự giằng co n ày vì giáo d ục phải đồng thời thực hiện hai nhiệm vụcó tính đ ối ngẫu: Vừa phải phục vụ cho yêu c ầu xã hội hoá, vừa phải phục vụ choyêu cầu phân hoá. 3 2.4. ý kiến của Anhstanh có thể xem là bài thuốc hữu hiệu giải toả sự giằngco này. Anhstanh ch ủ trương ph ải xây dựng đ ư ợc nh à trư ờng với kiểu dạy học h ìnhthành cho con người các giá trị Chân thiện mỹ. Ông gọi đó l à cácHumanities. Ông cảnh báo: Dạy cho con ngư ời một ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: