Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm: Giải pháp nâng cao văn hóa công sở tại bộ phận một cửa UBND xã Đăk Lao

Số trang: 18      Loại file: doc      Dung lượng: 513.50 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 18,000 VND Tải xuống file đầy đủ (18 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu đề tài: “Giải pháp nâng cao văn hóa công sở tại bộ phận một cửa UBND xã Đăk Lao” nhằm giúp Ủy ban nhân dân xã có giải pháp thay đổi cái nhìn về văn hóa công sở, nhất là tại bộ phận một cửa. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm: Giải pháp nâng cao văn hóa công sở tại bộ phận một cửa UBND xã Đăk Lao ỦY BAN NHÂN DAN HUYỆN ĐĂK MIL ỦY BAN NHÂN XÃ ĐĂK LAO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIẢI PHÁP NÂNG CAO VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI BỘ PHẬN MỘT CỬA UBND XÃ ĐĂK LAO Người thực hiện: NGÔ VĂN VIỆT Chức vụ: Công chức Văn phòng – Thống kê Cơ quan áp dụng: UBND xã Đăk Lao Năm 2021Người thực hiện: Ngô Văn Việt Trang1 SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC –––––––––––––––––– I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: NGÔ VĂN VIỆT 2. Ngày tháng năm sinh: 28 – 08 - 1979 3. Giới tính : Nam 4. Địa chỉ: UBND xã Đăk Lao, huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông. 5. E-mail: ngovanvietpy@gmail.com 6. Chức vụ: Công chức Văn phòng – Thống kê 7. Trình độ chuyên môn: Đại học Kinh tế & QTKD - Chuyên ngànhThống kê – Tin học 8. Đơn vị công tác: UBND xã Đăk LaoNgười thực hiện: Ngô Văn Việt Trang2 TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIẢI PHÁP NÂNG CAO VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI BỘ PHẬN MỘT CỬA UBND XÃ ĐĂK LAO I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Cơ chế một cửa trong giải quyết thủ tục hành chính là phương thức tiếp nhậnhồ sơ, giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, theo dõi, giám sát,đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân của một cơ quanhành chính nhà nước thông qua Bộ phận Một cửa. Bộ phận Một cửa (Bộ phận tiếpnhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính) có điều kiện làm việc khó khăn vàphức tạp trong cơ quan hành chính nhà nước. Hằng ngày, cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận này phải tiếp xúc, trao đổi vớihàng chục, hàng trăm người ở đủ mọi thành phần, lứa tuổi và tính cách. Được giảiquyết thủ tục hành chính nhanh gọn, xong sớm thì ai cũng vui vẻ. Nhưng hễ xảy ra việcchậm trễ, phải yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung thì không ít người mặt nặng mày nhẹ, thậmchí còn to tiếng, chì chiết, chửi mắng... Do đó, làm được ở bộ phận một cửa đòi hỏi ngoài trình độ chuyên môn vữngvàng, cán bộ, công chức phải có cách ứng xử, thái độ và hành vi phù hợp, nhã nhặn vàđúng mực; tạo nền tảng quan trọng góp phần tạo môi trường công sở thân thiện, gắn kếtchính quyền và nhân dân đáp ứng theo tiêu chí nền hành chính hiện đại tương lai. Thực tế hiện nay cho thấy, có một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức nóichung, công chức tại bộ phận một cửa UBND xã Đắk Lao còn những hạn chế vềvăn hóa ứng xử, có những biểu hiện tiêu cực như hách dịch, cửa quyền, gây khó dễ,vô cảm… với nhân dân. Điều đó đã tạo những ấn tượng không tốt cho người dân, tổchức về thái độ, chất lượng phục vụ các dịch vụ công của các cơ quan nhà nước, ảnhhưởng tiêu cực đến mối quan hệ giữa nhà nước với nhân dân, nên tôi quyết địnhchọn đề tài: “Giải pháp nâng cao văn hóa công sở tại bộ phận một cửa UBNDxã Đăk Lao” làm sáng kiến kinh nghiệm nhằm giúp Ủy ban nhân dân xã có giảipháp thay đổi cái nhìn về văn hóa công sở, nhất là tại bộ phận một cửa. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận 1.1. Khái niệm về văn hóa ứng xử: “Văn hóa ứng xử là một thành tố đặc trưng của văn hoá được tạo nên bởicác quan hệ xã hội như: Truyền thống, đạo đức, luật pháp, tôn giáo, phong tục, quytắc, tâm lý cộng đồng…dẫn đến tình cảm, lý trí, ý thức hệ và hành vi của chủ thểnhằm vươn tới mục đích: Chân - thiện - mỹ trong mọi hoàn cảnh nhất định”.Người thực hiện: Ngô Văn Việt Trang3Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao văn hóa công sở tại bộ phận một cửa UBND xã Đăk Lao 1.2. Đặc điểm của văn hóa ứng xử Theo Nguyễn Trọng Điều, Đinh Văn Tiến (2002), văn hóa ứng xử có nhữngđặc điểm sau: Thứ nhất, văn hóa ứng xử có tính mô phạm/chuẩn mực. Khi nói đến văn hóaứng xử, sẽ nhắc đến hệ thống các giá trị có tính chuẩn mực, được quy định hay quyước giữa một cộng đồng xã hội tương đối lớn, ở một phạm vi rộng. Đây là đặc điểmtạo nên sự ràng buộc với mỗi cá nhân khi tham gia vào các quan hệ xã hội, buộc cáccá nhân phải tuân thủ trong suốt quá trình giao tiếp. Đặc điểm này đảm bảo cho cấu trúc của các mối quan hệ trong xã hội, giữđược tính ổn định một cách bền vững tương đối, không làm xáo trộn xã hội thôngqua việc kiềm chế hành vi ứng xử của từng cá nhân trong cộng đồng Thứ hai, tính cá nhân. Văn hóa ứng xử luôn có tính cá nhân bởi các cá nhântrực tiếp thực hiện các hành vi cụ thể trong hệ thống giá trị văn hóa ứng xử. Chỉ khithông qua các hành vi cụ thể của cá nhân trên thực tế, văn hóa ứng xử mới hiện hữu,mới được coi là phù hợp hay không. Do đó, mỗi hành vi được thực hiện trong quá trình giao tiếp, luôn mang dấu ấncủa mỗi cá ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: