Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục môi trường cho học sinh qua việc tổ chức hoạt động NGLL

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.47 MB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong quá trình lao động và sản xuất con người đã cải tạo thiên nhiên, nhưng ngược lại cũng tàn phá thiên nhiên như đốt rừng, tiêu diệt các loài động thực vật, chất phóng xạ hủy hoại thiên nhiên gây nên tình trạng khủng hoảng sinh thái. Một trong những biện pháp có hiệu quả lâu dài và rất quan trọng là phải giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho thế hệ trẻ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục môi trường cho học sinh qua việc tổ chức hoạt động NGLL Sáng kiến kinh nghiệmgiáo dục môi trường cho học sinh qua việc tổ chức hoạt động NGLL I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Từ khi xuất hiện trên trái đất, con người đã gắn bó với thiên nhiên, nhờ có laođộng con người đã chủ động khai thác tài nguyên thiên nhiên để duy trì sự sốngcủa mình. Trong quá trình lao động và sản xuất con người đã cải tạo thiên nhiên,nhưng ngược lại cũng tàn phá thiên nhiên như đốt rừng, tiêu diệt các loài độngthực vật, sử dụng chất độc hóa học, chất phóng xạ hủy hoại thiên nhiên gây nêntình trạng khủng hoảng sinh thái. Cần phải làm gì để ngăn chặn thực trạng trên cứu lấy con người và sự sốngcủa muôn loài ? Một trong những biện pháp có hiệu quả lâu dài và rất quan trọng là phải giáodục ý thức bảo vệ môi trường cho thế hệ trẻ, những người chủ tương lai của đấtnước, những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường . Ở nước ta vấn đề giáo dụcmôi trường cũng là mối quan tâm sâu sắc của Đảng , nhà nước và hệ thống nhàtrường. Nghi quyết IV của Ban chấp hành TW Đảng khóa VII năm 1993 đã đề ranhiệm vụ: “Đẩy mạnh giáo dục pháp luật, đạo đức, thẩm mỹ, môi trường, dân sốrèn luyện thể chất cho học sinh.” Trong hệ thống nhà trường, việc giáo dục môi trường (GDMT) cần được coitrọng đặc biệt ở bậc tiểu học, bởi lẽ: Bậc tiểu học là bậc học nền móng, bậc phổcập của hệ thống giáo dục quốc dân. Hàng chục triệu trẻ em một khi đã được giáodục đầy đủ các hành trang về nhận thức, tri thức về bảo vệ môi trường sẽ là mộtlực lượng hùng hậu đóng vai trò nòng cốt , trong mọi hành động cải thiện môitrường, bảo vệ tài nguyên của xã hội. Học sinh tiểu học ở độ tuổi đang phát triểnvà định hình dần về nhân cách. Vì vậy những hiểu biết cơ bản của các em được bồidưỡng qua giáo dục môi trường sẽ để lại dấu ấn sâu sắc không thể phai mờ trongtoàn bộ cuộc đời sau này của các em. Đồng thời trẻ em lứa tuổi này có tính tích cựccao, dễ hưng phấn, hiếu động, nghịch ngợm nếu không được giáo dục sẽ dẫn tớihành động phá hoại môi trường một cách vô ý thức hoặc có ý thức. Trong những năm gần đây ở trường Tiểu học nội dung giáo dục môi trườngđã được đưa vào các môn học: TNXH, Tiếng Việt, Đạo đức...và được giảng dạyngay từ lớp 1 song việc giáo dục môi trường thông qua các môn học kể trên chưathực sự đầy đủ như các kiến thức về môi trường hoặc có liên quan đến môi trườngcòn tản mạn.Tri thức về sự tác động qua lại giữa con người và tự nhiên chưa sâusắc, mối quan hệ giữa các yếu tố của môi trường tự nhiên ít được đề cập . Do vậychưa nêu bậc được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường. Thêm vào đó chương trìnhkhông có những bài tập thực hành nào nhằm hình thành các kỹ năng bảo vệ môitrường. Vì vậy làm thế nào để nâng cao hiệu qủa giáo dục môi trường cho học sinhTrường Tiểu học Trương Hoành là phải hình thành cho học sinh những tri thức vềmôi trường, bảo vệ môi trường. Xây dựng cho học sinh thái độ, hành vi cư xử đúngđắn với môi trường là vấn đề rất cần thiết hiện nay. Ở bậc tiểu học, các môn học mang tính tích hợp nhiều hơn so với THCS vàPTTH. Cho nên vấn đề GDMT đưa vào tiểu học rất thuận lợi. Tuy nhiên mục tiêuGDMT không chỉ là cung cấp kiến thức mà cuối cùng học sinh phải có được tháiđộ đúng đắn với môi trường và có hành vi bền vững về bảo vệ môi trường. Vì vậykết quả của việc thực hiện mục tiêu GDMT phải là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữagiáo dục lý thuyết với thực hành, giáo dục trong giờ lên lớp và ngoài giờ lên lớp.GDMT cho học sinh tiểu học cần thực hiện bằng nhiều con đường: chính qui, phichính qui, chính khóa, ngoại khóa. Nhưng trong thực tế hiện nay việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lênlớp, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục môi trường cho học sinh, tạo cảnhquan sư phạm xanh - sạch - đẹp ngay nơi chúng ta đang sống. II. THỰC TRẠNG BAN ĐẦU: Có thể nói rằng trong những năm qua từ quan điểm chỉ đạo của Đảng, củaNhà nước, đặc biệt là chủ trương của ngành GD Đại Lộc đã có những công vănhướng dẫn, chỉ đạo đến công việc xây dựng và GDMT trong các trường Tiểu họcvà THCS. Việc trồng cây xây dựng cảnh quan sư phạm một trong những yêu cầucấp bách không thể thiếu được trong công tác xây dựng trường chuẩn Quốc Gia.Trường Tiểu học Trương Hoành đã được công nhận là trường chuẩn Quốc gia giaiđoạn 2005-2006 song thực trạng công tác giáo dục môi trường chưa được đầu tưđúng mức đã dẫn đến hậu quả đáng tiếc là: Về khía cạnh bảo vệ môi trường chưacó nhiều tác động từ nhiều phía (địa phương, nhà trường, nhân dân). Công tác giáodục chưa cụ thể, chưa đưa ra nhiều hình thức để tổ chức, chưa gây được nhận thứctốt, chưa xây dựng được hành vi đúng đắn. Từ đó, các em càng lớn trong độ tuổithì tình trạng phá phách càng kéo dài. Các biểu hiện cụ thể là học sinh luôn có thóiquen dẫm nát cây cỏ, ngắt phá hoa, cành, ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: