Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm: Hình thành ý tưởng và rèn kỹ năng trình bày cho học sinh lớp 10

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 332.90 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sáng kiến kinh nghiệm phân môn giúp hình thành kĩ năng nói, viết cho học sinh, giúp các em thêm tự tin trong giao tiếp và thể hiện chính kiến của mình. giúp các em có thể tự hình thành nên các ý tưởng, kỹ năng trình bày cho bài viết, nói của mình. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm: Hình thành ý tưởng và rèn kỹ năng trình bày cho học sinh lớp 10PHẦN 1: MỞ ĐẦUI. Lý do chọn đề tài:1. Về mặt lý luận: cần nhận thấy vai trò của ý tưởng trong quá trình viết văn.Với xu hướng học tập theo lối mở để kích thích sự vận động trí óc của học sinh nhưhiện nay, việc hình thành ý tưởng- đặc biệt là các ý tưởng mới, độc đáo có vai tròcực kì quan trọng trong giảng dạy Ngữ văn. Bởi lẽ nó cho thấy khả năng nhận thứcvề vấn đề của học sinh trong bối cảnh xã hội mới. Mặt khác, nó còn phản ánh “màusắc riêng” của từng học sinh trong quá trình cảm thụ và thể hiện quan điểm cá nhântrước vấn đề đặt ra.2. Về thực tiễn: Cần ý thức được sự cần thiết của kỹ năng trình bày vấn đề. Sovới hai phân môn còn lại của Ngữ Văn thì Làm văn bị xem là phần học khô cứng,dễ gây nhàm chán với học sinh. Trong khi đó, Làm văn lại là phân môn giúp hìnhthành kĩ năng nói, viết cho học sinh, giúp các em thêm tự tin trong giao tiếp và thểhiện chính kiến của mình. Vì thế, tôi thiết nghĩ việc hình thành các kỹ năng nói vàviết trong làm văn là việc làm vô cùng cần thiết. Từ đó, tôi quyết định chọn đề tàiHình thành ý tưởng và rèn kỹ năng trình bày cho học sinh lớp 10 làm đề tàinghiên cứu cho sáng kiến kinh nghiệm của mình. Hy vọng sẽ đem đến những hiệuquả thiết thực cho việc giảng dạy phân môn Làm văn ở trường phổ thông.II. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứuNhư đã nói trong phần lý do chọn đề tài, ở bài viết này, tôi hy vọng sẽ gópthêm một vài kinh nghiệm mới được đúc kết từ quá trình giảng dạy thực tế của bảnthân trong việc Hình thành ý tưởng và rèn kỹ năng trình bày cho học sinh lớp10 nhằm thúc đẩy nâng cao chất lượng giảng dạy Ngữ văn 10 ở trường ta.Với mục đích trên, thiết nghĩ nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu trong sáng kiếnnày là giúp các em có thể tự hình thành nên các ý tưởng, kỹ năng trình bày cho bàiviết, nói của mình.III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:Học sinh lớp 10, cần được rèn nhiều kỹ năng trong viết văn. Tuy nhiên, ởđây chúng tôi chỉ áp dụng với hai bài dạy cụ thể sau:+ Trình bày một vấn đề+ Viết quảng cáoIV. Phương pháp nghiên cứu:Trong sáng kiến này, tôi vận dụng một số phương pháp: phân tích, tổng hợp,so sánh,...V. Tính mới của đề tàiĐến nay, việc nghiên cứu, tìm hiểu về đặc điểm và các giải pháp giúp học sinhhọc tốt môn làm văn luôn được nhiều thầy cô dạy văn chú trọng và chọn làm đề tàinghiên cứu như:+ Rèn luyện kỹ năng mở bài trong văn nghị luận- Trương Thị Thu Nga+ Tạo chất văn cho bài văn nghị luận xã hội-Nguyễn Thị Hạnh+ Nâng cao kết quả bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lý của học sinh lớp12 trường THPT số 1 Bắc Hà bằng cách hướng dẫn học sinh cách thức làm bàiNguyễn Thị HuânTuy vậy, việc tăng hiệu quả làm văn từ việc hình thành ý tưởng và rèn kỹ năngnói- viết thì chưa được đề cập nhiều nên tôi quyết định chọn đề tài Hình thành ýtưởng và rèn kỹ năng trình bày cho học sinh lớp 10 để nghiên cứu trong sángkiến kinh nghiệm nàyPHẦN 2: NỘI DUNGI. Cơ sở lý luận của vấn đềDo xuất phát từ yêu cầu thực tế giảng dạy môn làm văn trong điều kiện mới vàmục tiêu nâng chất lượng giảng dạy của tổ Ngữ văn nên việc tìm hiểu các kháiniệm là một nhu cầu thiết yếu:“Ý tưởng” được biên dịch từ “ Idea “ (tiếng Anh) tức là quan niệm, ý kiến, ýtưởng. Một “ ý tưởng” tốt sẽ được kích thích bằng nguồn cảm hứng, sáng tạo vớinhững rung động cảm xúc đặc biệt. “Ý” trong sáng tạo còn là khả năng gợi mở, tựvận động, làm phát triển các hoạt động sáng tạo , “Ý” chính là sản phẩm của tưduy, từ người sáng tác. Như vậy, ý tưởng trong làm văn chính là sự sáng tạotrong tư duy để đưa ra những quan điểm, ý kiến mới của bản thân trước một yêucầu của đề văn.“Kỹ năng” là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một haymột chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo rakết quả mong đợi. Như vậy, kỹ năng trong làm văn chính là khả năng vận dụngmột cách thuần thục những kiến thức, phương pháp đã học để tạo nên nhữngbài văn hay, có chất lượng.II . Cơ sở thực tiễn của vấn đềHiện nay, không chỉ ở nội dung chương trình học mà cả các bộ đề thi mônNgữ Văn đều được đưa ra theo hướng mở để phù hợp với tình hình thực tế của đấtnước sau nhiều năm đổi mới. Điều này đã tác động đến học sinh theo hai hướng.Một mặt, nó kích thích sự năng động trong tư duy và tự do trong sáng tạo ý tưởngcủa các em. Nhưng mặt khác, nó cũng làm cho học sinh cảm thấy bỡ ngỡ, lạ lẫm.Bởi dẫu sao đi nữa, các em vốn đã quen với cách học truyền thống- được móm sẵnkiến thức, ít chú trọng kỹ năng.Như vậy, rõ ràng trong quá trình học, các em vừa có thuận lợi cũng vừa gặpkhó khăn.* Về thuận lợi:Trong quá trình thực hiện sáng kiến, tôi nhận thấy có nhiều thuận lợi:+ Dạng đề mở ngày càng được chú trọng, phù hợp bối cảnh xã hội mới, tạothuận lợi cho việc tiếp cận kiến thức của học sinh.+ Kỹ năng diễn đạt ngày càng được chú trọng nhiều hơn phục vụ yêu cầu bàiviết+ Học sinh biết chủ động nắm bắt, tận dụng những yêu cầu về kỹ năng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: