Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non

Số trang: 5      Loại file: doc      Dung lượng: 55.00 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
thaipvcb

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sáng kiến "Biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non" được hoàn thành với mục tiêu nhằm cung cấp cho trẻ những kiến thức sơ đẳng về môi trường phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ nhằm tạo ra thái độ, hành vi đúng của trẻ đối với môi trường xung quanh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm nonPHÒNG GD&ĐT HUYỆN VĂN LÃNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG MẦM NON XÃ................ Độc lập – Tự do – Hạnh phúcBIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC 1. Tên biện pháp: Biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ3-4 tuổi trong trường mầm non 2. Lý do hình thành biện pháp Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là cung cấp cho trẻ nhữngkiến thức sơ đẳng về môi trường phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ nhằmtạo ra thái độ, hành vi đúng của trẻ đối với môi trường xung quanh. Việc khámphá quy luật của tự nhiên nhằm mục đích bảo vệ môi trường có thể bắt đầu từlứa tuổi mầm non. Môi trường sống bao gồm các yếu tố tự nhiên, xã hội và vật chất nhân tạobao quanh con người. Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sốngcon người và sự phát triển kinh tế văn hoá của đất nước và của cá nhân. Để đảm bảo cho con người được sống trong một môi trường lành mạnhthì việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được hình thành và rèn luyện từ rấtsớm, từ lứa tuổi mầm non giúp con trẻ có những khái niệm ban đầu về môitrường sống của bản thân mình nói riêng và con người nói chung là cần thiết, từđó biết cách sống tích cực với môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển lànhmạnh của cơ thể và trí tuệ. Với tình hình thực tế tại lớp đang phụ trách tôi nhận thức sâu sắc và xácđịnh rõ những việc cần làm ngay đối với trẻ, với Phụ huynh để đẩy mạnh côngtác giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non. Trong suốt quá trình thực hiệnvà tổ chức hoạt động này tại lớp tôi đã gặp phải những thuận lợi và khó khănsau: * Thuận lợi: - Nhận được sự quan tâm và ủng hộ nhiệt tình của Ban Giám Hiệu cùngvới Phụ huynh để tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ. - Bản thân tôi luôn tận dụng những nguồn nguyên vật liệu thải bỏ để cóthể biến chúng thành những dụng cụ học tập và đồ chơi đơn giản giúp trẻ đượchọc, được khám phá và khắc sâu kiến thức. * Khó khăn: - Việc lựa chọn nguồn nguyên vật liệu, nơi cất giữ và bảo quản để đảmbảo sản phẩm có độ bền cao, sử dụng lâu ngày còn hạn chế. 3. Thời gian, đối tượng áp dụng - Thời gian: Từ tháng 10/2021 – tháng 5 năm 2022 - Đối tượng áp dụng: XX trẻ lớp mẫu giáo tuổi , trường Mầm non xãHoàng Việt, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn 4. Mục đích hình thành biện pháp - Tôi đưa ra một số biện pháp nhằm giúp trẻ có thức trong bảo vệ môitrường 5. Nội dung của biện pháp Để giải quyết những vấn đề đặt ra ở phần lí do, tôi đề xuất một số biệnpháp thực hiện như sau: Biện pháp 1: Tạo môi trường thân thiện để rèn luyện cho trẻ. Việc tạo môi trường trong trường mầm non rất quan trọng, muốn vậyphải tạo được nội dung, phương pháp và hình thức dạy học để gây hứng thú chotrẻ. Do đó cần tạo môi trường trong và ngoài lớp học cho phù hợp, phải đảm bảotính thẩm mỹ (đẹp, trang trí phù hợp chủ đề, đề tài, hình ảnh phải ngộ nghĩnh,màu sắc sặc sỡ, đa dạng về chủng loại) và nội dung phong phú để trẻ không bịnhàm chán. Ví dụ: Trang trí thùng rác ngộ nghĩnh để trong và ngoài lớp học đểhướng dẫn trẻ biết bỏ rác đúng nơi quy định và biết phân loại rác. Ở các góc hoạt động khác trong lớp, tôi bố trí nhiều góc mở cho trẻ hoạtđộng. Mỗi kệ, góc đều trang trí đẹp, hấp dẫn trẻ, tạo cảm giác thích thú và dạytrẻ biết sắp xếp đồ chơi gọn gàng. Ngoài ra, còn xây dựng góc tuyên truyền với nhiều nội dung phong phú,hấp dẫn. Sưu tầm tranh ảnh đẹp kèm theo những bài thơ, câu chuyện hay, nộidung phù hợp với hình ảnh để thu hút sự chú ý của trẻ và cha mẹ học sinh. Như vậy, việc tạo môi trường thân thiện giúp lôi cuốn được trẻ tham giamột cách tích cực vào các hoạt động, từ đó góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môitrường cho trẻ. Biện pháp 2: Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ thông qua các giờhọc có chủ đích. Lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào trong các hoạtđộng chủ đích một cách nhẹ nhàng, đơn giản, hấp dẫn, không gượng ép và thậtgần gũi với cuộc sống xung quanh trẻ, bảo đảm tính vừa sức, phù hợp với độtuổi. Thực hiện phương pháp dạy học tích hợp chúng ta có thể lồng ghép vào cáchoạt động có chủ đích như hoạt động khám phá khoa học, tạo hình, làm quenvăn học, hoạt động âm nhạc. * Lồng ghép vào hoạt động khám phá khoa học Tổ chức cho trẻ quan sát, làm những thí nghiệm đơn giản để trẻ tiếp xúctrực tiếp với thiên nhiên, giúp trẻ tìm hiểu, khám phá những điều thú vị từ môitrường. Ví dụ : Tổ chức cho trẻ quan sát “Sự phát triển của cây”. Cây cần gì đểsống (đất, nước, không khí, ánh sáng). Qua đó cung cấp cho trẻ biết tác dụng củacác yếu tố môi trường đối với động vật, thực vật cần thiết của chúng với con vật,thực vật và giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường. Từ đó trẻ có thể đưa ra cácphương án giải quyết trong một số tình huống giả định như : Cháu sẽ làm gì khithấy bạn vứt rác không đúng nơi quy định ?. * Lồng ghép vào hoạt động tạo hình Trong giờ hoạt động tạo hình tập cho trẻ có thói quen tận dụng nguyênvật liệu phế thải : vỏ hộp sữa, tạp chí, chai lọ,.... để tạo đồ dùng đồ chơi cho trẻ.Qua đó giúp cho trẻ nhớ được truyện, thơ, tiết học sinh động. * Lồng ghép vào hoạt động làm quen văn học Sưu tầm, lựa chọn những câu chuyện, bài thơ trong và ngoài chươngtrình có nội dung về thiên nhiên, mối quan hệ giữa con người với thế giới động -thực vật, các hiện tượng tự nhiên. * Lồng ghép vào hoạt động âm nhạc Đặc điểm của trẻ là rất thích hát, múa, khả năng cảm thụ âm nhạc tốt.Tận dụng được ưu điểm đó mà trong giờ hoạt động âm nhạc, giáo viên đã lựachọn một số bài hát có nội dung ca ngợi cảnh đẹp quê hương, những hành độngtốt có lợi cho môi trường. Các em tham gia một cách rất say mê, giáo viên dạycho các em hát những bài ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: