Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú, sáng tạo trong tranh vẽ

Số trang: 5      Loại file: docx      Dung lượng: 894.78 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sáng kiến "Biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú, sáng tạo trong tranh vẽ" được hoàn thành với các biện pháp như: Xây dựng kế hoạch giảng dạy, lựa chọn đề tài tạo hình; Chuẩn bị tranh mẫu và các nguyên vật liệu cho trẻ thực hiện; Thay đổi hình thức tổ chức hoạt động; Phối kết hợp cùng cha mẹ học sinh tổ chức hội thi;...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú, sáng tạo trong tranh vẽ BIỆN PHÁP “GIÚP TRẺ 4-5 TUỔI HỨNG THÚ, SÁNG TẠO TRONG TRANH VẼ” I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hoạt động tạo hình là một họat động mang tính nghệ thuật và trở thành nhucầu không thể thiếu đối với trẻ lứa tuổi mầm non. Thông qua hoạt động tạo hìnhgiúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên trong cuộc sống, giúp trẻ thểhiện được xúc cảm, tình cảm của mình trước cái đẹp. Năm học vừa qua tôi được phân công giảng dạy lớp Chồi với số cháu là 33trẻ, qua khảo sát đầu năm khi cho trẻ vẽ kết quả đạt chưa cao, trẻ sáng tạo và bốcục tranh hợp lý ở lớp tôi chỉ đạt được 30 - 40%. Tôi muốn cho trẻ có ý tưởng sáng tạo trong tranh vẽ, bố cục, màu sắc hàihòa nên tôi tìm cách để cải thiện chất lượng trong hoạt động vẽ đối với học sinhlớp mình. Đó là lý do tôi chọn đề tài “Biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú, sángtạo trong tranh vẽ”. II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 1. Xây dựng kế hoạch giảng dạy, lựa chọn đề tài tạo hình: Khi lựa chọn đề tài giảng dạy, ngoài những đề tài đơn giản và quen thuộcđối với trẻ. Tôi đã mạnh dạn đưa vào những đề tài sáng tạo, mới lạ hơn như vẽbiển đêm khuya, vẽ bầu trời, vẽ trường lớp mầm non. Khi trẻ vẽ tôi để trẻ có ýtưởng sáng tạo về bức tranh. Ví dụ: + Chủ đề động vật, tôi chọn những đề tài như: Vẽ con cánh cam trên nhữngviên đá cuội, tạo hình các con vật từ bàn tay, dấu vân tay... + Chủ đề thực vật trẻ sẽ được tạo hình bông hoa, lá cây bằng dấu vân tay,bằng tăm bông, in lá cho cây... + Những chủ đề có các sự kiện nổi bật, tôi đã lựa chọn những đề tài: Làmlồng đèn Trung Thu, làm thiệp tặng mẹ ngày 8.3, vẽ tranh tặng chú bộ đội, tạohình hoa mai trang trí Tết, …. Sản phẩm của những hoạt động đó trẻ rất thíchthú và có thể đem về tặng mẹ, tặng người thân hoặc được cô dùng để trang trímôi trường trong và ngoài lớp. 2. Chuẩn bị tranh mẫu và các nguyên vật liệu cho trẻ thực hiện Vì tư duy của trẻ là tư duy trực quan hình tượng. Trẻ bị thu hút bởi các màusắc rực rỡ, những hình thù ngộ nghĩnh sinh động. - Tranh mẫu ngoài sử dụng màu nước, màu sáp, bút chì… tôi còn kết hợp các nguyên vật liệu như: Lá cây, các loại hột hạt, vải vụn, bông gòn…Thiết kế tranh trên nhiều chất liệu vận động từ cha mẹ học sinh như: Chiếu, vải, lịch cũ... nhằm kích thích sự hứng thú cho trẻ. Tranh mẫu tạo hình vườn hoa bằng cải thảo, cà rốt… Tranh mẫu tạo ngôi nhà bằng hột hạt, đá cuội… - Bên cạnh việc chuẩn bị tranh mẫu đẹp, mới lạ thì việc chuẩn bị cácnguyên vật liệu để trẻ thực hiện cũng vô cùng quan trọng. Ngoài những học cụthường sử dụng, cô sẽ chuẩn bị thêm cho trẻ 1 số đồ dùng như: Màu bột, giấylịch, bìa cartong, các loại hột hạt, 1 số loại rau, củ, quả để in hoa, lá, bông gònnhiều màu để làm mây; vỏ cây khô đề làm thân cây; cúc áo làm bông hoa; lõigiấy vệ sinh để trẻ in ông mặt trời, in lá cây … Các nguyên vật liệu phải đảm bảo vệ sinh, tuyệt đối an toàn cho trẻ trong quá trình sử dụng, sắp xếp vừa tầm mắt, tầm với, màu sắc hài hòa, kích thích sự tò mò, khám phá của trẻ trong quá trình hoạt động. 3. Thay đổi hình thức tổ chức hoạt động - Tổ chức cho trẻ hoạt động một cách thoải mái và tự nhiên nhất. Trẻ đượccùng cô trải nghiệm tất cả các hoạt động trong tiết học. Trẻ được nêu ý tưởngcủa bản thân, tôi không áp đặt lên trẻ. Ví dụ: Với hoạt động vẽhoa mùa xuân tôi tổ chức 1 buổitriễn lãm tranh, cho trẻ đi quansát từng bức tranh và trò chuyệnmột cách thoải mái nhất. Trẻkhám phá bức tranh của cô quaviệc sờ, ngắm, khám phá cácnguyên vật liệu cô sử dụng trêntranh, sau đó cho trẻ được nêu ýtưởng trẻ thích vẽ như thế nào?Màu sắc ra sao? Khi trẻ thực hiện tôi phân nhóm theo khả năng của trẻ, đồng thời bao quát động viên, hướng dẫn giúp trẻ sáng tạo. - Vẽ tranh từ vật thật (Vẽ vườn hoa, cây xanh...), tôi tổ chức cho trẻ đượchoạt động tạo hình ngoài trời để trẻ được quan sát thực tế và có những sáng tạotrong tranh vẽ, với không gian rộng rãi và thoáng mát, hầu hết tất cả trẻ đều rấtthích thú và hào hứng so với những tiết học được tổ chức ngay tại lớp. Hình ảnh cô cháu cùng quan sát vườn hoa và vẽ tranh ngoài trời - Khi trẻ thực hiện, tôi luôn chú ý đến khả năng của từng trẻ: Trẻ trung bình, yếutôi hướng dẫn lại kỹ năng mà trẻ còn đang lúng túng, với trẻ khá giỏi, tôi gợi ý bằngcác câu hỏi để trẻ sáng tạo thêm. - Biểu dương, khen thưởng kịp thời Với trẻ mầm non thì việc biểudương và khen thưởng kịp thời có hiệuquả rất cao trong việc khích lệ tinh thầncủa trẻ. Tôi thường tuyên dương trẻ saukhi thực hiện và chọn những bức tranhđẹp, sáng tạo treo ở vị trí đặc biệt củagóc sản phẩm, khu vực cầu thang, vănphòng. Mỗi khi trẻ nhìn thấy sản phẩmcủa mình được trưng bày, được bố mẹkhen, trẻ sẽ thấy rất tự hào và có độnglực cho lần hoạt động sau. Cô cháu cùng nhận xét sản phẩm 4. Phối kết hợp cùng cha mẹ học sinh tổ chức hội thi Sau một chủ đề tôi trao đổi và cùng CMHS tổ chức hội thi “Bé khéo tay”. Ban giám khảo chính là CMHS, với những bức tranh đạt giải trẻ được khen thưởng, trao quà, được ghi hình ảnh lại để tuyên dương, sau đó sản phẩm được treo ở bảng tuyên truyền hoặc bảng tin ở lớp. Khi thấy CMHS sẽ hứng thú hơn với hoạt động của các con III. KẾT QUẢ - Sau khi thực hiện “Biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú, sáng tạo trongtranh vẽ” tại lớp tôi kết quả đạt được như sau:Hoạt động vẽ tranh tạo Kết quả hình Trước khi thực hiện Sau khi thực hiện biện pháp biện pháp ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: