Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 3 - 4 tuổi thông qua hoạt động tạo hình

Số trang: 6      Loại file: doc      Dung lượng: 85.50 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu đề tài “Biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 3 - 4 tuổi thông qua hoạt động tạo hình” nhằm tìm ra các phương pháp, biện pháp tối ưu góp phần phát triển kỹ năng tạo hình và phát triển thẫm mỹ cho trẻ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 3 - 4 tuổi thông qua hoạt động tạo hình Phân I. Mở đầu Lý do chọn biện pháp: Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lí của trẻ 3 tuổi, đây là giai đoạn đầu tuổimẫu giáo, vận động của trẻ còn ở mức độ thấp các kỹ năng cầm bút tô màu, nặn,dán, cắt, vẽ các nét cơ bản của trẻ còn rất vụng về. Khả năng sử dụng cácnguyên vật liệu để tạo thành bức tranh đơn giản chưa có. Trẻ hay tự làm theo ýcủa mình, chú ý còn quá ngắn. Mặt khác, do trẻ mới rời gia đình đến lớp với côvới bạn, lúc này môi trường sống, sinh hoạt của trẻ rộng hơn, mọi sự vật hiệntượng xung quanh trẻ còn rất mới lạ, trẻ chưa có khái niệm về cái gì cụ thể, vốnngôn ngữ của trẻ còn quá ít. Trẻ chưa mạnh dạn tự tin khi tham gia vào các hoạtđộng cùng cô và các bạn nhất là với hoạt động tạo hình. Bên cạnh đó, các phương pháp hoạt động tạo hình lâu nay đang được sửdụng còn mang tính rập khuôn theo mẫu, sao chép chưa phát huy hết khả năngsáng tạo và sự linh hoạt của người giáo viên khi tổ chức hoạt động tạo hình. Làmột giáo viên đứng lớp tôi luôn muốn tìm ra cái mới lạ để tổ chức các hoạt độnggiúp trẻ hứng thú tham gia tốt các hoạt động nhất là động phát triển thẩm mỹnên tôi đã chọn biện pháp “Biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 3 - 4 tuổi thôngqua hoạt động tạo hình” nhằm tìm ra các phương pháp, biện pháp tối ưu gópphần phát triển kỹ năng tạo hình và phát triển thẫm mỹ cho trẻ.Phần II. Nội dung 1. Đánh giá thực trạng: Năm học 2022 - 2023 tôi được nhà trường phân công giảng dạy tại lớp mẫugiáo 3-4 tuổi B. Trong lớp 2 giáo viên đều có trình độ trên chuẩn và số trẻ là 24cháu.Qua quá trình thực hiện biện pháp, bản thân tôi gặp phải những thuận lợikhó khăn sau: a. Thuận lợi: Trường lớp khá rộng rãi, là môi trường lý tưởng cho mọi hoạt động của côvà trẻ. Cơ vở vật chất trong lớp được nhà trường trang bị khá đầy đủ. Ban giám hiệu vững về chuyên môn, luôn sát sao chỉ đạo giáo viên thựchiện tốt chuyên môn của mình. Là giáo viên có trình độ trên chuẩn, nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy,nắm vững chuyên môn, luôn nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, tâm huyết với nghề,ham học hỏi nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, nắm bắt được khả năng của từngtrẻ. b. Khó khăn: Đa số trẻ chưa học qua lớp nhà trẻ nên kỹ năng tạo hình còn hạn chế Ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế một số cháu còn nói ngọng phát âm chưa rõ,chưa diễn tả được ý hiểu của mình đối với người khác. Trẻ đến lớp còn nhút nhát, khóc nhè, không tích cực hoạt động. Nề nếp củacác cháu còn lộn xộn. Một số gia đình còn nuông chiều con thái quá, luôn sẵn sàng phục vụ trẻnên các cháu có thái độ ngang bướng, ỷ lại tới lớp hay làm nũng cô giáo khikhông đáp ứng nhu càu của trẻ. 1 Một số trẻ do thời tiết thay đổi thất thường nên hay bị ốm, sốt phải thườngxuyên nghỉ học nên phần nào ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của trẻ. Quađiều tra thực tế về kỹ năng tạo hình bao gồm tô màu, vẽ, nặn, xé dán của trẻ tạilớp còn rất nhiều hạn chế. Kết quả khảo sát thực tế đầu năm như sau: (Bảng khảo sát đầu năm – Tháng 9 Nội dung Tổng Tốt Khá Trung Yếu số bình cháu SL % SL % SL % SL % Kỹ năng tô màu 41,7 24 5 20,8 10 9 37,5 Kỹ năng nặn 29,2 7 9 37,5 8 33,3 Kỹ năng dán 5 20,8 7 29,2 12 50 Từ những số liệu trên cho thấy kỹ năng tạo hình của trẻ là rất hạn chế. Đasố trẻ chưa thể cầm bút tô màu, nặn và xé, dán được. Trước những thực trạngtrên tôi luôn trăn trở làm thế nào để giúp trẻ thực hiện tốt các hoạt động tạo hìnhvà tôi đã tìm ra được các giải pháp như sau. 2.Trình bày biện pháp : a. Cung cấp hiểu biết về cái đẹp, tạo cho trẻ có cảm xúc về cái đẹpthông qua việc tạo môi trường trong lớp học và ngoài lớp học, sử dụngnguyên vật liệu phong phú đa dạng. - Tạo môi trường đẹp trong lớp là để khi trẻ đến lớp ấn tượng đầu tiên tácđộng vào trẻ là toàn bộ sự bài trí, cách sắp xếp trang trí lớp học của trẻ. Trẻ quansát xung quanh xem lớp mình có khác nhà mình không? Có đẹp hơn nhà mìnhkhông?...Chính môi trường lớp học sẽ tạo ấn tượng khó phai trong tâm trí trẻ.Đây là tác động cần thiết để hình thành cảm xúc nghệ thuật cho trẻ. Để làmđược điều này trước tiên phải chú trong việc tạo môi trường trong và ngoài lớpphù hợp với độ tuổi của trẻ và phù hợp với điều kiện thực tế của nhóm lớp đanggiảng dạy và phải tạo được sự gần gũi, phong phú để thu hút trẻ tham gia vàohoạt động. + Với môi trường trong lớp: Các mảng chính trong lớp như mảng chủ đề,các tiêu đề của các góc. Để gây ấn tượng cho trẻ tôi thường sưu tầm các hìnhảnh ngộ nghĩnh, có màu sắc bố cục hợp lí và có tên thật gần gũi với trẻ ví dụ:Mảng chủ đề tôi để vị trí gần chính giữa lớp để trẻ dễ nhìn dễ thấy. Nội dungcủa mảng chủ đề thường tổng hợp các hình ảnh về chủ đề: Như chủ đề trườngMầm non: Có hình ảnh ngôi trường, đu quay, cầu trượt, lớp học của bé, các đồchơi trong lớp, hình ảnh các bé đang chơi…Các góc hoạt động như góc phân vaitôi sưu tầm hình ảnh bé mặc mặc tạp dề nấu cơm, có đồ dùng dụng cụ chế biến.Hay góc xây dựng tôi sưu tầm hình ảnh bé đang xây dựng...... + Để gây hứng thú cho trẻ trong góc nghệ thuật thì tuỳ theo từng chủ đềtiến hành mà tôi có thể chuẩn bị mảng cung cấp kiến thức, các nguyên vật liệuphù hợp và phong phú về chủng loại ví dụ: Giấy màu, tranh ảnh cũ, báo tạp chí,sáp màu, đất nặn, lá cây các loại, chai lọ nhựa…Các nguyên vật liệu chuẩn bị ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: