Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môn Tạo hình cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động chắp ghép tại trường mầm non Thạch Đà A

Số trang: 21      Loại file: doc      Dung lượng: 14.48 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sáng kiến "Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môn Tạo hình cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động chắp ghép tại trường mầm non Thạch Đà A" được hoàn thành với mục tiêu nhằm tìm hiểu thực trạng hoạt động giáo dục thẩm mỹ thông qua hoạt động chắp ghép cho trẻ 3 – 4 tuổi ở trường mầm non Thạch Đà A; Đề xuất một số biện pháp để thực hiện đạt hiệu quả hơn; Đề ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của việc giáo dục thẩm mỹ thông qua hoạt động chắp ghép cho trẻ 3 – 4 tuổi.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môn Tạo hình cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động chắp ghép tại trường mầm non Thạch Đà A UBND HUYỆN MÊ LINH TRƯỜNG MẦM NON THẠCH ĐÀ A SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNGMÔN TẠO HÌNH CHO TRẺ 3-4 TUỔI THÔNG QUAHOẠT ĐỘNG CHẮP GHÉP TẠI TRƯỜNG MẦM NON THẠCH ĐÀ A Lĩnh vực: Giáo dục mẫu giáo Cấp học: Mầm non Tên tác giả: LƯU THANH HOÀ Đơn vị công tác: Trường mầm non Thạch Đà A Chức vụ: Giáo viên NĂM HỌC 2023 – 2024 MỤC LỤCPHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ1. Lý do chọn đề tài 12. Mục đích nghiên cứu 13. Nhiệm vụ nghiên cứu 13.1. Nghiên cứu lý luận 23.2. Tìm hiểu thực trạng 24. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 24.1. Đối tượng nghiên cứu 24.2. Phạm vi nghiên cứu 25. Phương pháp nghiên cứu 2PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ1. Cơ sở lí luận của đề tài 31.1. Một số khái quát về hoạt động chắp ghép 31.2. Hoạt động chắp ghép của trẻ 3 – 4 tuổi. 31.3. Vai trò của hoạt động chắp ghép đối với sự phát triển của trẻ 41.4. Ý nghĩa và tác dụng của hoạt động chắp ghép 52. Thực trạng của việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 3 - 4 tuổi thông qua 5hoạt động chắp ghép.2.1. Đặc điểm tình hình 52.2. Khái quát về tổ chức nghiên cứu thực trạng 62.3. Kết quả khảo sát thực trạng 62.4. Một số vấn đề hạn chế trong tổ chức hoạt động chắp ghép cho trẻ ở 9trường mầm non3. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môn Tạo hình cho trẻ 3-4 tuổi 9thông qua hoạt động chắp ghép tại trường mầm non Thạch Đà A.3.1. Hình thành khái niệm về “cái đẹp” cho trẻ, giáo dục trẻ biết yêu quý 9bảo vệ “cái đẹp”3.2. Khi tổ chức hoạt động chắp ghép giáo viên cần: 103.3. Nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mỹ thông qua hoạt động chắp ghép 11cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi.3.4. Kết hợp với phụ huynh. 124. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm 13PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ1. Kết luận 142. Khuyến nghị 142.1. Đối với PGD & ĐT huyện Mê Linh 142.2. Đối với nhà trường 142.3. Đối với gia đình 14TÀI LIỆU THAM KHẢO 15PHỤ LỤCPhụ lục 1: Phiếu điều tra 16Phụ lục 2: Một số hình ảnh liên quan 19 1 / 21 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ1. Lý do chọn đề tài: Đã từ lâu, môn học Tạo hình vẫn được xem là một môn học rất quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non. Các nhà giáo dục cho rằng: Trẻ nhỏ nên tham gia vào sáng tạo nghệ thuật và thưởng thức, chiêm ngưỡng sản phẩm của bạn bè. Bởi vì hoạt động tạo hình là nơi trẻ thể hiện mình và cũng là điều kiện để góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện. Hoạt động tạo hình có sức cuốn hút hầu hết các lứa tuổi mầm non. Thông qua hoạt động tạo hình, bước đầu giúp trẻ làm quen với các phương tiện và ngôn ngữ tạo hình: Giấy vẽ, sáp màu, đường nét, hình dáng, màu sắc bố cục... Từ đó, phát triển khả năng quan sát, phát triển trí nhớ, trí tưởng tượng, sự sáng tạo ở trẻ. Ngoài ra, khi hoạt động với tạo hình còn giúp trẻ biết đánh giá sản phẩm tạo hình của mình và của các bạn, được các bạn góp ý trẻ sẽ quen dần với những lời khen, chê của người khác. Đồng thời, kĩ năng xã hội được hình thành như: Chờ đến lượt, chia nhau đồ dùng, cùng nhau bàn bạc,…Càng tham gia tích cực hoạt động tạo hình bao nhiêu thì trẻ càng tự tin trong công việc sử dụng bút, giá vẽ, màu sắc và rất có lợi cho việc học tập. Khi nói đến giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo, người ta thường nghĩ ngay đến hoạt động tạo hình đầu tiên. Với sự phong phú của các thể loại như xé dán, vẽ, nặn, chắp ghép… hoạt động tạo hình giúp cho trẻ không những được tiếp cận một cách tích cực với thế giới xung quanh mà còn là cơ hội để trẻ thể hiện tình cảm, cảm xúc và suy nghĩ của bản thân. Trong những sản phẩm do trẻ tạo ra đó chứa đựng biết bao sự tưởng tượng kì diệu, ước muốn của trẻ và thông qua đó thỏa mãn nhu cầu khám phá, nhu cầu tạo ra “cái đẹp” và thưởng thức “cái đẹp” đang không ngừng nảy nở và phát triển của trẻ. Do vậy, hoạt động tạo hình nói chung và hoạt động chắp ghép nói riêng là mảnh đất màu mỡ để ươm mầm và nảy nở những mầm mống đầu tiên của sự sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú, phát triển tình yêu với “cái đẹp”. Hiểu được tầm quan trọng của vấn đề trên, là một giáo viên mầm non, tôi thấy cần phải nhận thức đúng vai trò của việc giáo dục thẩm mỹ trong trường mầm non nói chung và đối với trẻ 3-4 tuổi nói riêng. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môn Tạo hình cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động chắp ghép tại trường mầm non Thạch Đà A” làm đề tài nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm của mình.2. Mục đích nghiên c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: