Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi làm đồ chơi sáng tạo từ các nguyên vật liệu thiên nhiên tại trường mầm non Hải Thượng

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.16 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sáng kiến "Hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi làm đồ chơi sáng tạo từ các nguyên vật liệu thiên nhiên tại trường mầm non Hải Thượng" được hoàn thành với các biện pháp như: Hướng dẫn trẻ sưu tầm các nguyên vật liệu để làm đồ dùng, đồ chơi; Tổ chức cho trẻ làm đồ chơi sáng tạo từ nguyên vật liệu khác nhau trong giờ hoạt động học; Dạy trẻ làm đồ chơi sáng tạo ở các hoạt động khác.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi làm đồ chơi sáng tạo từ các nguyên vật liệu thiên nhiên tại trường mầm non Hải Thượng BIỆN PHÁP“HƢỚNG DẨN TRẺ 5-6 TUỔI LÀM ĐỒ CHƠI SÁNG TẠO TỪ NGUYÊN VẬT LIỆU THIÊN NHIÊN TẠI TRƢỜNG MẦM NON HẢI THƢỢNG” Giáo viên trình bày: Lê Thị Thanh Vân Dạy lớp: MG 5 - 6 tuổi B PHẦN I: MỞ ĐẦU Lí do chọn biện pháp: Như chúng ta đã biết, vui chơi là hoạt động chủ đạo, là “cuộc sống”của trẻ mầm non và đồ chơi là phương tiện giúp trẻ thực hiện hoạt động đó. Đồ chơi là người bạn đồng hành thân thiết của trẻ, đồ chơi đem lại cho trẻ niềm vui và là khởi nguồn của những cảm xúc tích cực ở trẻ. Đồ chơi cũng chính là phương tiện giúp trẻ phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mĩ. Hiện nay trẻ không chỉ được sử dụng đồ dùng dạy học, đồ chơi mua sẵn mà còn được sử dụng đồ dùng dạy học, đồ chơi tự làm của cô và trẻ. Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi kỷ năng về hoạt động tạo hình đã phát triển khá thuần thục, đa số trẻ đã biết sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau để tạo ra một sản phẩm theo ý thích. Một số trẻ có năng khiếu về tạo hình sẽ tạo ra sản phẩm ngộ nghỉnh đáng yêu mang tính sáng tạo. .Vì vậy giáo viên cần quan tâm hướng dẫn trẻ làm đồ chơi từ các nguyên vật liệu khác nhau để tạo cơ hội cho trẻ trãi nghiệm, khám phá đồ vật và nâng cao năng lực sáng tạo và cảm thụ nghệ thuật cho trẻ. Hiểu được tầm quan trọng đó, năm học 2024 – 2025, khi được nhà trường phân công nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục lớp Mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại điểm trường Thượng Xá, tôi đã chọn biện pháp“Hướng dẫn trẻ 5- 6 tuổi làm đồ chơi sáng tạo từ các nguyên vật liệu thiên nhiên”. PHẦN II: NỘI DUNG 1. Đánh giá thực trạng 1.1. Thuận lợi: Nhà trường trang bị đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho cô và trẻ. Xây dựng môi trường học tập theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. Hằng năm có tổ chức hội thi đồ dùng dạy học, đồ chơi tự làm cho giáo viên nên bản thân học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ đồng nghiệp. Bản thân có trình độ chuyên môn, luôn ý thức tìm tòi nghiên cứu học hỏi, sáng tạo trong việc làm và hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi. Đa số trẻ đã qua các mẫu giáo 3-4 tuổi và 4-5 nên kỷ năng về tạo hình khá tốt. 1.2 Khó khăn: Kiến thức, kỹ năng tạo hình, khả năng sáng tạo của một số trẻ trong lớp còn hạn chế, không đồng đều. Kỷ năng lựa chọn, phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu trong thiên nhiên, phế liệu để tạo ra các sản phẩm của trẻ chưa cao. Đa số trẻ chưa biết cách tìm kiếm, lựa chọn các dụng cụ, nguyên vật liệu phù hợp để tạo ra sản phẩm theo ý thích. Phụ huynh chưa quan tâm phối hợp với giáo viên trong việc hướng dẫn trẻ làm đồ dùng dạy học, đồ chơi tự làm ở gia đình. * Bước đầu khảo sát kết quả cho thấy: (Áp dụng cho 30 trẻ) Đạt Chưa đạt TT Nội dung TST Số trẻ Tỉ lệ % Số trẻ Tỉ lệ % Trẻ hứng thú ngắm nhìn và sử dụng các từ gợi cảm để 1 nói lên cảm xúc của mình (về màu sắc, hình dáng, bố 30 18 60.0 12 35,7 cục…) của các tác phẩm tạo hình. Trẻ biết lựa chọn , phối hợp các nguyên vật liệu tạo 2 hình, vật liệu trong thiên nhiên, phế liệu để tạo ra các 30 15 50.0 15 50.0 sản phẩm. Trẻ biết phối hợp các kỹ năng vẽ, cắt, xé, dán, xếp 3 hình để tạo ra sản phẩm có màu sắc, kích thước, hình 30 19 63.3 11 36.7 dáng,/ đường nét và bố cục. Trẻ biết nhận xét sản phẩm tạo hình về màu sắc, hình 4 dáng/đường nét và bố cục. 30 20 66.6 10 30.4 Tìm kiếm, lựa chọn các dụng cụ, nguyên vật liệu phù 5 hợp để tạo ra sản phẩm theo ý thích. 30 16 53,3 14 46,7 Trên cơ sở đánh giá tình hình thực trạng với mong muốn khắc phục khó khăn vàtận dụng những thuận lợi sẵn có, tôi đã đi sâu nghiên cứu đồng thời áp dụng biệnpháp “Hướng dẫn trẻ làm đồ chơi sáng tạo từ nguyên vật liệu khác nhau”. 2. Trình bày biện pháp 2. 1. Hướng dẫn trẻ sưu tầm các nguyên vật liệu để làm đồ dùng, đồ chơi. Nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ vô cùng phong phú và đa dạng,dễ tìm. Những vật liệu chủ yếu được lấy từ thiên nhiên và các phế liệu tìm thấy trongcác gia đình, ngoài cửa hàng, trong sinh hoạt hằng ngày của trẻ ở lớp… Nguyên vật liệu từ thiên nhiên: Vỏ ốc, vỏ sò, rơm, gỗ, tre, trúc, lá cây, hột hạt,bẹ dừa, gọng sắn, … Những nguyên vật liệu này dễ tìm thấy và gần gũi với trẻ ởvùng nông thôn. Phế liệu : Chai nhựa, giấy bìa, tạp chí, thùng giấy carton… là nguồn nguyênliệu phong phú để làm những món đồ dùng, đồ chơi đa dạng và hấp dẫn đây là nguồnnguyên vật liệu dễ tìm thường có trong các gia đình trẻ.Nguyên vật liệu tạo hình: Giấy màu, nỉ, xốp, … phong phú về chủng loại luôn sẵn cóở các nhà sách. Hàng ngày tôi thường hướng dẫn trẻ sưu tầm nguyên vật liệu bằng cách chuẩnbị sọt nhựa để ở góc lớp, khi trẻ ăn quà bánh có hộp, chai nhựa, muỗng nhựa…thì bỏvào sau đó tôi cùng trẻ rửa sạch, phơi khô để làm đồ dùng, đồ chơi. Khi hướng dẫn trẻ sưu tầm nguyên vật liệu, tôi nhắc trẻ lựa chọn các nguyên vậtliệu đảm bảo tính an toàn, vệ sinh, có tính thẩm mỹ, dễ bảo quản và cất giữ... Khi cùng trẻ tham gia hoạt động ngoài trời, nhặt lá cây, hoa rơi, các viên sỏi,cành cây...tôi gợi ý cho trẻ: Các con quan sát xem viên đá này có dạng giống con vật,đồ chơi gì? hay với những chiếc lá này các con nghĩ xem mình sẽ dùng làm gì? Việcnày vừa khơi gợi ở trẻ ý tưởng tạo ra sản phẩm tạo hình vừa tạo cho trẻ có thói quensưu tầm các n ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: