Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn II tại trường mầm non B xã Liên Ninh

Số trang: 32      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.89 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 10,000 VND Tải xuống file đầy đủ (32 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sáng kiến "Kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn II tại trường mầm non B xã Liên Ninh" được hoàn thành với các biện pháp như: Xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển, xác định tầm nhìn, sứ mệnh, các giá trị cốt lõi của trường mầm non B xã Liên Ninh giai đoạn 2021 -2025; Đẩy mạnh công tác tham mưu và phối hợp với cha mẹ trẻ trong các hoạt động;...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn II tại trường mầm non B xã Liên Ninh UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN THANH TRÌ TRƯỜNG MẦM NON B XÃ LIÊN NINH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM KINH NGHIỆM CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM GIAI ĐOẠN II TẠI TRƯỜNG MẦM NON B XÃ LIÊN NINH Lĩnh vực : Quản lý giáo dục Cấp học : Mầm non Tên tác giả : Trần Mai Phương Đơn vị công tác : Trường mầm non B xã Liên Ninh- Chức vụ : Hiệu trưởng Hà Nội, tháng 4 năm 2021 2 A - ĐẶT VẤN ĐỀ Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầmnon là xây dựng một môi trường an toàn, thân thiện, ấm cúng, trình bày đẹp mắt,thu hút, giúp trẻ chủ động tham gia vào các hoạt động, có cơ hội trải nghiệm vàgiao tiếp một cách tích cực. Môi trường như vậy có ảnh hưởng sâu sắc đến trẻ vàgiáo viên, hỗ trợ mục tiêu chương trình giáo dục mà ở đó trẻ có thể tự do vuichơi và khám phá, giáo viên có điều kiện quan sát trẻ để kịp thời định hướng trẻhoạt động phù hợp, sáng tạo. Xây dựng môi trường giáo dục “lấy trẻ làm trungtâm” gồm 4 mục tiêu cụ thể: Bảo đảm tất cả trẻ đều được tạo cơ hội học tập qua chơi và bằng nhiềucách khác nhau phù hợp với nhu cầu hứng thú và khả năng của bản thân trẻ. Môi trường giáo dục trong các cơ sở giáo dục mầm non mang tính “mở”,kích thích sự tập trung chú ý, tư duy và cảm xúc tích cực của trẻ, thúc đẩy trẻtham gia hiệu quả vào các hoạt động chơi và trải nghiệm đa dạng. Cán bộ quản lý, giáo viên được nâng cao năng lực nhận thực và năng lựcvề quản lý, tổ chức chăm sóc, giáo dục trẻ, thực hiện theo quan điểm lấy trẻ làmtrung tâm phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường, địa phương. Huy động sự tham gia của nhà trường, gia đình và xã hội, tạo sự thốngnhất cùng quan tâm xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm. Trong giai đoạn 2016-2020 chuyên đề “Xây dựng môi trường giáo dụclấy trẻ làm trung tâm” được triển khai sâu rộng, trở thành phong trào thi đuathiết thực tại các trường mầm non. Sở GD&ĐT Hà Nội đã triển khai công vănhướng dẫn, tập huấn tổ chức hội thi các cấp. Trường mầm non B xã Liên Ninhđược Phòng GD&ĐT huyện Thanh Trì chọn làm điểm từ năm 2016, chính vì thếtập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường đã nỗ lực phấn đấu và thực hiệntốt, có sáng tạo các tiêu chí trong bộ thực hành xây dựng môi trường lấy trẻ làmtrung tâm phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương, được cáccấp đánh giá cao trong giai đoạn 2016-2020. Nhà trường đã đạt giải nhất cấpthành phố trong hội thi “Xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm” được SởGD&ĐT tổ chức năm 2017. Sở GD&ĐT tặng giấy khen có thành tích xuất sắcthực hiện chuyên đề “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm giaiđoạn 2016-2020 của Thành phố Hà Nội” năm 2020. Làm điểm kiến tập choThành phố về “Cải tiến, đổi mới điều kiện hoạt động trong trường mầm nonkhối huyện” năm học 2019-2020. Tháng 11 và tháng 12 năm 2020 nhà đón cáctrường mầm non của 30 quận, huyện thành phố Hà Nội; thành phố Cao Bằng về 3thăm quan học tập, trao đổi kinh nghiệm cải tiến, đổi mới hoạt động chăm sóc,nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, các buổi kiến tập đều đạt kết quả tốt. Kinh nghiệmcủa nhà trường được lan tỏa và chia sẻ đến các trường mầm non toàn thành phốHà Nội, thành phố Cao Bằng. Trường mầm non B xã Liên Ninh đã xây dựngđược khung cảnh sư phạm nhà trường đảm bảo xanh, sạch, đẹp thẩm mĩ, an toànvà thân thiện. Tạo được phong cách và ấn tượng riêng của nhà trường. Tận dụngđược các không gian để tạo thành các khu vực cho giáo viên và trẻ hoạt độngsáng tạo phù hợp với đặc điểm và điều kiện của nhà trường. Là người đứng đầu nhà trường, nhận thức được tầm quan trọng của việctiếp tục duy trì những nội dung nhà trường đã làm được trong giai đoạn I “Xâydựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. Bên cạnh đó, nhà trường cầnđiều chỉnh một số nội dung để phù hợp với kế hoạch phát triển giáo dục mầmnon Thành phố Hà Nội giao đoạn 2020-2025, và các đề án nâng cao chất lượnggiáo dục mầm non của địa phương. Làm thế nào để duy trì được một khung cảnh sư phạm đảm bảo xanh,sạch, đẹp, thẩm mỹ, an toàn, thân thiện, mang hình ảnh, phong cách, dấu ấnriêng của nhà trường và của mỗi lớp học. Ngày càng nâng cao chất lượng chămsóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, thực sự thỏa mãn nhu cầu cá nhân của mỗi trẻcũng như nhu cầu của các gia đình trong điều kiện phát triển đô thị nhanh củađịa phương và xu thế hội nhập. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài: “Kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng môitrường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn II tại trường mầm non B xãLiên Ninh”.* Đối tượng nghiên cứu: - Cơ sở vật chất trường mầm non B xã Liên Ninh. - Cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trong nhà trường.* Phương pháp nghiên cứu: . - Phương pháp trò chuyện. - Phương pháp thực nghiệm. - Phương pháp phân tích. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. - Phương pháp khác.* Thời gian nghiên cứu:Tháng 9/2020 – 5/2021 4 B - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Căn cứ kế hoạch số 56 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 25/1/2017 vềtriển khai chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giaiđoạn 2016-2020. Căn cứ vào hướng dẫn xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trungtâm và tổ chức hoạt động góc cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non của SởGiáo dục & Đào tạo Hà Nội đã định hướng rất rõ ràng cho các cơ sở giáo dụcmầm non trong công tác xây dựng, khai thác, sử dụng môi trường giáo dục. 1. Xây dựng khung cảnh sư phạm trường mầm non đảm bảo xanh, sạch,đẹp, thẩm mĩ, an toàn, thân thiện tạo được hình ảnh, phong cách, ấn tượng r ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: