Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi trong trường mầm non

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.39 MB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
thaipvcb

Phí tải xuống: 19,000 VND Tải xuống file đầy đủ (26 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sáng kiến "Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi trong trường mầm non" được hoàn thành với các biện pháp như: Xây dựng kế hoạch, lựa chọn hệ thống các bài tập phát triển kỹ năng tự phục vụ cho trẻ; Tạo môi trường thân thiện và đồ dùng đồ chơi cho trẻ; Lồng ghép nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ vào trong các hoạt động trong ngày của trẻ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi trong trường mầm non PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ Tuổi ấu thơ là quãng thời gian quan trọng và quý giá của mỗi người. Sự pháttriển và trải nghiệm của trẻ trong giai đoạn này ảnh hưởng không nhỏ đến cuộcsống tương lai của trẻ.Trong giai đoạn này, nhiều bộ phận quan trọng của trẻ pháttriển như não bộ, vận động, ngôn ngữ, tính cách...Sự phát triển của trẻ được thểhiện từ việc chưa biết làm gì khi sinh ra đến khi biết ngẩng đầu, lật người, ngồi, bòrồi biết đi, rất nhiều bước tiến quan trọng đó đều hình thành trong vòng một đến hainăm. Trẻ không trưởng thành một cách bị động mà chúng luôn chủ động phát triểnvà hoàn thiện bản thân. Hiện nay, việc dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non là mục tiêu rất cần thiết vàquan trọng vì nhân cách của con trẻ là do cha mẹ, do các nhà giáo dục xây lên, viếtlên từ những viên gạch nhỏ thành một “Thành trì” vững chắc, bền vững theo thờigian chứ không phải là thói quen tạm thời. Tuy nhiên, dạy kỹ năng sống cho trẻnhư thế nào lại là vấn đề cần đặt ra những câu hỏi. Có thể từ “Kỹ năng sống” cònrất mới mẻ, nên chúng ta hay quan trọng hóa vấn đề mà không để ý rằng, ở nhà, ởtrường, ở lớp trẻ vẫn được rèn luyện “ Kỹ năng sống” cơ bản một cách rất tự nhiênmà ta không để ý. Những kỹ năng sống đó đã phần nào ảnh hưởng tới quá trìnhhình thành nhân cách của trẻ sau này. Trẻ em sinh ra là một cá thể tách biệt, trẻ lớnlên và phát triển không ngừng qua từng giai đoạn, ở mỗi giai đoạn trẻ lại có nhữngnhu cầu riêng cần được thỏa mãn, trẻ rất nhạy cảm trong ứng xử, muốn được khẳngđịnh mình, muốn được độc lập trong các hoạt động. Bên trong đứa trẻ có một tiềmnăng rất phong phú mà ta chưa nhìn thấy được, qua quá trình tương tác với môitrường xung quanh, chúng sẽ tự học hỏi, sáng tạo và kiến tạo bản thân mình. Trongba năm đầu sự tiếp nhận của trẻ là tiếp nhận vô thức, sự tiếp nhận này giống nhưchụp ảnh, những hình ảnh tiếp nhận được sẽ khắc sâu trong não bộ, rất khó xóa bỏ.Trong giai đoạn này cái mà trẻ cần đó chính là một môi trường sống tốt, người lớnhãy tạo cơ hội để trẻ được trải nghiệm, ngày nay, nhiều gia đình có điều kiện nênrất nuông chiều và cưng nựng con trẻ, họ thuê người giúp việc và để người giúpviệc làm hết mọi việc của trẻ, khiến trẻ không có cơ hội học các kỹ năng sống. Hãyđể cho trẻ tự khám phá và rèn luyện các kỹ năng cơ bản trong sinh hoạt hàng ngày,trẻ có thể tự chăm sóc bản thân, giữ gìn môi trường xung quanh, kiểm soát vậnđộng và có những hành vi văn minh Là một giáo viên đang công tác trong ngành học mầm non đã được 7 năm, tôinhận thấy việc dạy trẻ kỹ năng sống cho trẻ cũng đã được giáo viên đưa vào trong 1/26các hoạt động hàng ngày của trẻ tuy nhiên còn chưa được hiệu quả cao đối với trẻnhà trẻ, chưa thường xuyên đưa vào hoạt động có chủ đích. Do đó, đứa trẻ khi tiếpnhận và thực hiện các kỹ năng cũng chưa được sâu kỹ và chuẩn xác. Chính vì vậynăm học 2016 - 2017 tôi đã mạnh dạn chọn đề “Một số biện pháp dạy kỹ năngsống cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong trường mầm non” 2/26 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀI. CỞ SỞ LÝ LUẬN “ Bàn tay đưa nôi là bàn tay thống trị thế giới” Câu danh ngôn nổi tiếng trên thế giới đã làm cho biết bao nhiêu người phải suy nghĩ. Bản thân tôi, khi nghe câu danh ngôn này, trong lòng cũng tràn ngập nhiều cảm xúc. Là một giáo viên dù đã gần 7 năm công tác , dù rất tán đồng và coi trọng việc giáo dục là đặc biệt quan trọng song thực sự tôi vẫn còn lúng túng khi tìm hiểu xem nó đặc biệt quan trọng ở chỗ nào, cũng như chưa thực sự dành nhiều thời gian để tìm hiểu xem làm sao để tạo ra một thế giới học mà chơi thật bổ ích cho trẻ được phát huy hết tố chất sẵn có. Ở Việt Nam hiện nay, trên thực tế nhiều trường dường như chỉ quan niệm dạy kiến thức chưa dành nhiều thời gian vào việc dạy trẻ thái độ ứng xử các mối quan hệ đó là (quan hệ với con người, với thiên nhiên), vì vậy có rất nhiều điều trong cuộc sống mà trẻ không được học. Vậy để trẻ có những kỹ năng sống tốt phù hợp với cuộc sống bên ngoài, thế giới xung quanh, ngay từ lứa tuổi mầm non trẻ cần được các cô giáo cung cấp những kỹ năng sống, những kỹ năng tự phục vụ đơn giản qua các hoạt động hàng ngày của trẻ ở lớp, được bố mẹ dạy thường xuyên ở tại gia đình của trẻ. Nếu ngay từ nhỏ đứa trẻ được quan tâm và có được những kĩ năng sống cần thiết sẽ tạo cho đứa trẻ có được một tâm lý tự tin, mạnh dạn khi tham gia vào các hoạt động. Mặt khác nếu như đứa trẻ có kiến thức, có thái độ tích cực trong các hoạt động cũng mới chỉ đảm bảo được một nửa của sự thành công, một nửa còn lại là do những kĩ năng cần cho cuộc sống mà chúng ta gọi là kĩ năng sống đem lại. Vì những kĩ năng đó sẽ giúp biến những kiến thức thành hành động cụ thể, những thói quen tốt như: tự giác làm việc của mình có trình tự, chăm chú hoàn thành công việc của mình. Tuy nhiên những phẩm chất và thói quen tốt ấy không thể hình thành trong trẻ một sớm một chiều, những thói quen, khả năng và phẩm chất tốt này đều là các nhân tố hình thành tính cách sẽ theo trẻ suốt cuộc đời, đồng thời quyết định đến tương lai của trẻ. Do đó khi giáo dục trẻ ngoài việc truyền thụ tri thức cho trẻ, thì cần dạy trẻ học tập và rèn luyện những thói quen, khả năng và phẩm chất cá nhân tốt, điều đó sẽ giúp đặt nền móng cho sự hình thành nhân cách sau này của đứa trẻ. 3/26II. CỞ SỞ THỰC TIỄN1. Đặc điểm chung. Là một giáo viên đang thực hiện nhiệm vụ chăm sóc nuôi dạy trẻ tại trườngmầm non đã được công nhận chuẩn quốc gia cấp độ I, lá cờ đầu thành phố năm học2013 – 2014; bằng khen của Thủ tướng Chính Phủ năm 2014. Ngôi trường đã cónhiều thành tích với sự nỗ lực cố gắng của cô và trò. Năm học 2016 -2017 trường được Phòng Giáo dục và Đào tạo chọn làm ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: