Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo bé trong trường mầm non

Số trang: 33      Loại file: pdf      Dung lượng: 595.43 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 10,000 VND Tải xuống file đầy đủ (33 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo bé trong trường mầm non" nhằm nghiên cứu thực trạng kỹ năng sống của trẻ lứa tuổi mẫu giáo bé (3 - 4 tuổi) trong trường mầm non; Tìm ra các biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo bé (3 - 4 tuổi) trong trường mầm non.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo bé trong trường mầm non A. ĐẶT VẤN ĐỀ “Học để cùng chung sống” là một trong những vấn đề then chốt của giáodục thế giới. Chính vì vậy, vào đầu thập kỷ 90, các tổ chức Liên hiệp quốc nhưWHO (Tổ chức y tế thế giới), UNICEF (Quỹ cứu trợ nhi đồng Liên hiệp quốc),UNESCO (Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hiệp quốc) đã chung sứcxây dựng chương trình giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em. Kỹ năng sống là kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội giúp trẻ chuyển đổinhững gì trẻ biết (nhận thức), những gì trẻ cảm nhận (thái độ) và những gì trẻquan tâm (giá trị) thành những năng lực thực thụ giúp trẻ biết mình phải làm gìvà làm như thế nào (hành vi) để giải quyết các tình huống khác nhau trong cuộcsống. Trẻ em là giai đoạn học, tiếp thu, lĩnh hội những giá trị sống để phát triểnnhân cách, do đó cần giáo dục trẻ kỹ năng sống để trẻ có nhận thức đúng và cóhành vi ứng xử phù hợp ngay từ khi còn nhỏ. Kỹ năng sống là những kỹ năngnền tảng giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách toàn diện. Đối với trẻ mầm non đây là giai đoạn trẻ học, tiếp thu, lĩnh hội những giátrị sống để phát triển nhân cách. Trẻ rất dễ bộc lộ cảm xúc, chưa có nhiều kỹnăng ứng phó với căng thẳng, vốn hiểu biết về thế giới xung quanh còn hạn chếdo đó nhiều trẻ còn thụ động, không biết ứng phó với các tình huống nguy cấp,không biết tự bảo vệ mình trước nguy hiểm hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ từ ngườikhác. Do đó, việc dạy kỹ năng sống cho trẻ là rất cần thiết bởi nó thúc đẩy sựphát triển cá nhân trẻ, giúp trẻ có nhận thức đúng và hành vi ứng xử phù hợpngay từ độ tuổi mầm non. Thật vậy, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế rất nhiều bậc phụhuynh có ít thời gian để quan tâm và hướng dẫn con cái. Chính vì vậy, trẻthường hay ỷ lại, hay dựa dẫm vào người lớn và không thể tự lo cho bản thân vìthiếu kỹ năng sống, thiếu kỹ năng tự lập. Khi gặp khó khăn là chúng tìm ngayđến người lớn mà không tự tìm cách giải quyết. Điều này ảnh hưởng đến sự pháttriển nhận thức, tình cảm của trẻ. Trong những năm học gần đây các cấp lãnh đạo ngành Giáo dục đào tạovà cả xã hội đã rất quan tâm đến vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Đặc biệttrong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2016 - 2017 của Sở giáo dục vàĐào tạo, Phòng giáo dục và Đào tạo huyện, trường mầm non nơi tôi đang côngtác, nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là một trong những nhiệm vụ quantrọng của người giáo viên mầm non. Thực tế ở lớp tôi, lớp mẫu giáo bé (3 - 4 tuổi) trong quá trình chăm sócnuôi dưỡng và giáo dục trẻ tôi thấy rằng: Các cháu còn thiếu sót rất nhiều các kỹnăng: Kỹ năng tự phục vụ đơn giản trong cuộc sống hàng ngày như tự đi vệ 1/30sinh, tự xúc ăn, tự cất dọn đồ chơi, tự lau mặt, xúc miệng, tự rửa tay trước khiăn, sau khi đi đại tiện…, chưa có kỹ năng hợp tác, kỹ năng giao tiếp còn hạn chếnhư chưa biết chào hỏi lễ phép với người lớn, chưa biết đưa, nhận bằng hai tay,trẻ còn nhút nhát, chưa tự tin…, và kỹ năng tự bảo vệ bản thân cũng còn yếu. Đứng trước thực trạng của trẻ lớp mình, là một giáo viên có nhiều năm kinhnghiệm trong nghề, với lòng yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần và trách nhiệmtrong công việc tôi luôn trăn trở rất nhiều về việc làm sao để giáo dục cho trẻbiết ứng xử tốt với mọi tình huống, mọi hoàn cảnh trong cuộc sống đời thườngmột cách văn minh và hồn nhiên, đúng với độ tuổi của trẻ. Mong muốn trẻ cóđược những kỹ năng sống để trẻ tự phục vụ bản thân mình, không còn phụthuộc, ỷ lại vào người lớn. Chính vì vậy, tôi đã luôn suy nghĩ để tìm các biệnpháp rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ lớp mình. Qua một năm áp dụng các biệnpháp đó tôi thấy kết quả trẻ lớp tôi đã có những tiến triển rất tốt. Sau đây tôi xinmạnh dạn chia sẻ cùng chị em đồng nghiệp một số biện pháp mà tôi đã áp dụngcó hiệu quả dưới dạng đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp giáodục kỹ năng sống cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo bé trong trường mầm non”.* Mục đích nghiên cứu của đề tài: - Nghiên cứu thực trạng kỹ năng sống của trẻ lứa tuổi mẫu giáo bé (3 - 4tuổi) trong trường mầm non. - Tìm ra các biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo bé(3 - 4 tuổi) trong trường mầm non.* Đối tượng nghiên cứu: - Các biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo bé (3 - 4tuổi) trong trường mầm non.* Phạm vi áp dụng - Trẻ lứa tuổi mẫu giáo bé (3 - 4 tuổi) trong trường mầm non năm học2016 - 2017. 2/30 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀI. CƠ SỞ LÝ LUẬN. Kỹ năng là năng lực hay khả năng chuyên biệt của một số cá nhân về mộthoặc nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay côngviệc nào do phát sinh trong cuộc sống. Kỹ năng sống là những trải nghiệm cóhiệu quả nhất, giúp giải quyết hoặc đáp ứng các nhu cầu cụ thể, trong suốt quátrình tồn tại và phát triển của con người, bao gồm cả hành vi vận động của cơthể và tư duy trong não bộ của con người. Kỹ năng sống có thể hình thành mộtcách tự nhiên, thông qua giáo dục hoặc rèn luyện con người. Kỹ năng sốnghướng vào việc giúp con người thay đổi nhận thức, thái độ và giá trị trongnhững hành động theo xu hướng tích cực và mang tính chất xây dựng. Chính vìvậy, ngay từ giai đoạn mầm non, trẻ cần được trang bị kỹ năng sống để địnhhướng phát triển một cách tốt nhất. Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên nhưng mang tính nền tảng rất quantrọng đối với việc giáo dục trẻ sau này. Tâm hồn trẻ thơ như tờ giấy trắng, rấtnon nớt, rất trong sáng và rất dễ tiếp thu những cái tốt cũng như những cái xấubên ngoài. Tuy nhiên, ở lứa tuổi này nếu chúng ta không biết cách uốn nắn vàdạy dỗ trẻ đến nơi đến chốn thì sẽ gây khó khăn cho các bậc học tiếp theo.Chính vì vậy mà người lớn chúng ta cần phải rèn luyện cho trẻ những thói quentốt ngay từ n ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: