Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng ứng phó với những tình huống nguy hiểm cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non

Số trang: 30      Loại file: docx      Dung lượng: 1.30 MB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 15,000 VND Tải xuống file đầy đủ (30 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sáng kiến "Một số biện pháp giáo dục kỹ năng ứng phó với những tình huống nguy hiểm cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non" được hoàn thành với các biện pháp như: Tự học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ nhận thức về giáo dục kỹ năng ứng phó với những tình huống nguy hiểm cho trẻ mầm non; Xây dựng nội dung giáo dục kỹ năng ứng phó với những tình huống nguy hiểm cho trẻ theo từng tháng; Xây dựng các tình huống giả định để giáo dục kỹ năng ứng phó với những tình huống nguy hiểm cho trẻ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng ứng phó với những tình huống nguy hiểm cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non A. ĐẶT VẤN ĐỀ Xã hội ngày càng phát triển cùng với sự bùng nổ của khoa học công nghệ,sống trong môi trường kinh tế, tri thức đòi hỏi con người phải làm việc bằng trithức nhưng để xử lí công việc thì không thể thiếu kỹ năng. Cuộc sống hiện đạihơn kèm theo đó là những vấn đề phức tạp, bên cạnh những tác động tích cựccòn có những tác động tiêu cực gây hại cho con người, đặc biệt là trẻ em. Đúngnhư vậy xã hội càng hiện đại bao nhiêu thì càng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểmđối với con người bấy nhiêu chẳng hạn như bắt cóc, xâm hại tình dục, hỏahoạn…Đây là những nguy cơ tiềm ẩn đe dọa đối với tất cả chúng ta đặc biệt làtrẻ em. Người lớn thường tìm cách ngăn cấm trẻ chơi, làm những việc nguyhiểm nhưng lại quên dạy cho trẻ những kỹ năng tự bảo vệ bản thân, quên giảithích cho trẻ hiểu vì sao và nếu rơi vào tình huống, hoàn cảnh nguy hiểm thì sẽphải làm như thế nào. Vậy nếu mỗi con người chúng ta đặc biệt là trẻ em khôngcó những kiến thức cần thiết để giải quyết các tình huống nguy hiểm, không cónhững năng lực để ứng phó, để vượt qua những thách thức mà hành động theocảm tính thì rất dễ gặp trở ngại, rủi ro trong cuộc sống điều này dẫn đến nhiềuhậu quả đáng tiếc đối với trẻ em. Lứa tuổi mẫu giáo trẻ mầm non đang hình thành những giá trị nhân cách,giàu trí tưởng tượng, ham hiểu biết, thích khám phá tìm tòi song còn thiếu hiểubiết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị rơi vào những tìnhhuống nguy hiểm, không an toàn. Việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân ởlứa tuổi này giúp trẻ nhanh nhạy ứng phó với những hoàn cảnh bất lợi, nguyhiểm, có khả năng thích ứng và chống chọi với mọi biến động xã hội, biết khẳngđịnh mình trong cuộc sống là rất cần thiết. Chính vì vậy, việc dạy trẻ nắm đượccác kỹ năng xử lí tình huống cơ bản cũng như cách ứng phó với những tìnhhuống nguy hiểm để bảo vệ bản thân mình chính là kỹ năng cần phải dạy trẻcàng sớm càng tốt nhất là từ khi trẻ còn ở độ tuổi mầm non. Hiện nay, giáo dục kỹ năng ứng phó với những tình huống nguy hiểm chotrẻ đang là vấn đề được rất nhiều các bậc phụ huynh quan tâm. Tuy nhiên, việcdạy kỹ năng ứng phó với những tình huống nguy hiểm nói riêng cho trẻ mầmnon còn khá mới mẻ và chưa thực sự được chú trọng. Thực tế, ở trường mầmnon giáo dục kỹ năng ứng phó với những tình huống nguy hiểm cho trẻ vẫn cònbỏ ngỏ, nhiều phụ huynh học sinh vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng vàsự cần thiết của kỹ năng sống trong xã hội. Giáo dục kỹ năng ứng phó với nhữngtình huống nguy hiểm giúp trẻ nhận biết và phòng tránh những mối nguy hiểmtự bảo vệ được bản thân mình, biến những kiến thức về kỹ năng ứng phó đượccung cấp thành hành động cụ thể trong quá trình hoạt động thực tiễn với bảnthân, khả năng tự ứng phó trước nhiều tình huống trong cuộc sống. Vì thế, giáodục kỹ năng ứng phó với những tình huống nguy hiểm cần phải được trang bị từđộ tuổi trẻ học mẫu giáo đặc biệt là trước khi vào lớp 1. 2 Là giáo viên mầm non nhiều năm liền phụ trách lớp mẫu giáo lớn 5 - 6tuổi, nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống ứng phóvới những tình huống nguy hiểm đối với trẻ mầm non, tôi đã luôn trăn trở suynghĩ làm thế nào để giáo dục kỹ năng ứng phó với những tình huống nguy hiểmđó cho trẻ 5 - 6 tuổi có hiệu quả. Tôi nhận thấy rằng đối với trẻ 5 - 6 tuổi đây làđộ tuổi hứng thú với những trải nghiệm mới lạ, hấp dẫn với bản thân. Tuy nhiên,đây cũng là độ tuổi dễ mang lại cho trẻ nhiều tình huống nguy hiểm nhất vì vậycần trang bị những kiến thức nhất định để trẻ có thể tự tin với chính bản thânmình trong mọi tình huống. Và đó cũng chính là lí do tôi lựa chọn“Một số biệnpháp giáo dục kỹ năng ứng phó với những tình huống nguy hiểm cho trẻ 5 - 6tuổi ở trường mầm non” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm trong năm học này.* Đối tượng nghiên cứu Trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi* Phương pháp nghiên cứu Phương pháp quan sát Phương pháp dùng lời Phương pháp trải nghiệm Phương pháp nêu gương Phương pháp thực hành* Thời gian áp dụng: Từ tháng 9/2022 đến tháng 4/2023* Phạm vi áp dụng: Trường mầm non A xã Liên Ninh B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀI. Cơ sở lý luận 3 Kỹ năng ứng phó là khả năng con người bình tĩnh, sẵn sàng đón nhậnnhững tình huống bất ngờ xảy ra và bằng kinh nghiệm trực tiếp được sử dụng đểxử lý những tình huống, câu hỏi thường gặp trong cuộc sống hàng ngày của conngười. Giáo dục kỹ năng ứng phó với những tình huống nguy hiểm là dạy trẻnhận biết mối nguy hiểm xung quanh cuộc sống như tai nạn, hỏa hoạn, bắt cóc,xâm hại… Từ đó trẻ biết cách tự bảo vệ bản thân và tự giải quyết những nguyhiểm đó kể cả khi không có sự hỗ trợ hay giúp đỡ của người khác một cách hiệuquả. Muốn vậy trẻ cần được trang bị những kiến thức cơ bản nhất để nhận biếtphân biệt được những tình huống nguy hiểm. Thông qua việc giáo dục kỹ năngứng phó với những tình huống nguy hiểm hình thành thói quen và kỹ năng cầnthiết trong độ tuổi để trẻ có thể tự bảo vệ bản thân trước những nguy hiểm xungquanh trẻ. Đồng thời trẻ biết được điều nên làm và không nên làm phù hợp vớihoàn cảnh để giúp bản thân mình an toàn. Để truyền tải cho trẻ kỹ năng phòng tránh ứng phó với những tình huốngnguy hiểm ngay từ khi còn nhỏ đòi hỏi người giáo viên phải thực sự nắm chắckiến thức kỹ năng ứng phó với những tình huống nguy hiểm và phải có nhữngphương pháp dạy sao cho trẻ dễ hiểu, dễ tiếp thu, có như vậy mới giúp trẻ khắcsâu trong tâm trí, định hình cho trẻ những phản ứng phù hợp với mọi tình huốngxảy ra hàng ngày.II. Cơ sở thực tiễn1. Đặc điểm chung Trường nằm trong khu dân cư đông, phần lớn nhân dân sống bằng nghềnông nghiệp, buôn bán ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: