Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ 5-6 tuổi có ý thức bảo vệ môi trường

Số trang: 16      Loại file: docx      Dung lượng: 52.86 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sáng kiến "Một số biện pháp giáo dục trẻ 5-6 tuổi có ý thức bảo vệ môi trường" được hoàn thành với mục tiêu nhằm tìm ra những biện pháp hay, sáng tạo để lồng ghép bảo vệ môi trường cho trẻ nhằm hình thành cho trẻ những thói quen tốt: lao động tự phục vụ, lau dọn, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, không vứt rác, vứt đồ chơi bừa bãi, biết chăm sóc cho cây, lau lá, tưới nước, nhổ cỏ,… Hình thành cho trẻ có thái độ thân thiện với môi trường, biết được hành vi nên làm và không nên làm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ 5-6 tuổi có ý thức bảo vệ môi trường Đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp giáo dục trẻ 5- 6 tuổi có ý thức bảo vệ môi trường” PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm: Việc giáo dục cho trẻ có những hiểu biết về môi trường đang là vấn đề cấpbách của toàn xã hội. Với trẻ Mầm non, các hoạt động giáo dục bảo vệ môitrường vừa giúp trẻ có hành vi, có ý thức, thói quen thái độ ứng xử phù hợp đểgiữ gìn và bảo vệ môi trường. Trẻ biết sống hòa hợp với môi trường, vừa đảmbảo trẻ được phát triển lành mạnh về thể chất và trí tuệ. Lứa tuổi này trẻ rất thíchtiếp xúc với thiên nhiên và cuộc sống xung quanh, dễ hấp thụ đồng thời hìnhthành những nề nếp, thói quen, những giá trị tốt đẹp, tạo cơ sở ban đầu cho việchình thành nhân cách và kỹ năng sống sau này của trẻ. Trẻ biết môi trường xungquanh trẻ bao gồm những gì? Trẻ biết phân biệt được môi trường xung quanhtrẻ, những việc làm tốt-xấu đối với môi trường và làm gì để bảo vệ môi trường?Hay cũng có thể giáo dục trẻ cách chăm sóc giữ gìn sức khỏe cho bản thân trẻ,biết chăm sóc và bảo vệ cây cối, bảo vệ con vật nơi mình ở. Ngày nay giáo dục bảo vệ môi trường đã trở thành một nhiệm vụ quantrọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ ở các trường học và được quan tâm ngay từbậc học mầm non. Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là cung cấp cho trẻ nhữnghiểu biết ban đầu về môi trường sống của bản thân nói riêng và của con ngườinói chung, biết cách sống tích cực với môi trường. Mục đích của giáo dục bảovệ môi trường là hình thành cho trẻ có thói quen tốt, biết cách sắp xếp đồ dùngđồ chơi trong và ngoài lớp học gọn gàng ngăn nắp, biết bỏ rác đúng nơi quyđịnh, biết chăm sóc cây xanh và chăm sóc các con vật nuôi, hình thành cho trẻcó thái độ thiện cảm bảo vệ môi trường, biết được hành vi xấu như: vứt rác bừabãi nơi công cộng, vẽ bản lên tường, dẫm đạp lên cây xanh.... Là một giáo viên hàng ngày đang trực tiếp giáo dục những thế hệ tươnglai của đất nước, tôi nhận ra một điều thật quan trọng trong công việc của mìnhlà cần phải giáo dục cho trẻ ngay từ bậc học mầm non có ý thức bảo vệ môitrường. Điều này là vô cùng quan trọng trong đời sóng của trẻ sau này, vì khi trẻcó ý thức bảo vệ môi trường sẽ khắc sâu vào cuộc sống của trẻ, qua đó tạo nềntảng hình thành nhân cách cho trẻ vững chắc sau này. Nhận thức được tầm quantrọng của việc giáo dục bảo vệ môi trường ở bậc học mầm non. Ngay từ đầunăm học tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục trẻ 5- 6 tuổi có ýthức bảo vệ môi trường”. 1/15 2. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm: Đánh giá thực chất, chất lượng việc giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môitrường cho trẻ 5- 6 tuổi trường mầm non nơi tôi công tác. Tìm ra những biện pháp hay, sáng tạo để lồng ghép bảo vệ môi trường chotrẻ nhằm hình thành cho trẻ những thói quen tốt: lao động tự phục vụ, lau dọn,sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, không vứt rác, vứt đồ chơi bừa bãi, biếtchăm sóc cho cây, lau lá, tưới nước, nhổ cỏ,… Hình thành cho trẻ có thái độthân thiện với môi trường, biết được hành vi nên làm và không nên làm. 3. Phạm vi và đối tượng của sáng kiến kinh nghiệm: Thời gian nghiên cứu bắt đầu từ tháng 9/2019 đến tháng 6/2020 tại lớp 5tuổi A2 do tôi phụ trách trường mầm non Minh Quang B. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lý luận. - Phương pháp điều tra thực trạng. - Phương pháp quan sát . - Phương pháp thực hành, trải nghiệm. PHẦN THỨ HAI: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận của vấn đề: Căn cứ vào thông tư số 28/2016/ TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số nội dungChương trình Giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/ TT-BGDĐ ngày 25 tháng 07 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Căn cứ hướng dẫn số 688 / PGD&ĐT- GDMN ngày 03/09/2019 củaPhòng Giáo Dục và Đào Tạo Ba Vì hướng dẫn thực hiện quy chế chuyên mômcấp học mầm non huyện Ba Vì năm học 2019- 2020. Kế hoạch số 687/ KH- GD&ĐT- MN…...Ngày 03/09/2019. Về tổ chứcthực hiện nhiệm vụ năm học 2019-2020. Để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2019-2020 ngay từ đầu năm học nhàtrường đã triển khai đầy đủ các công văn đến 100% CBGVNV trong nhà trườngvà chỉ đạo toàn trường thực hiện. Xuất phát từ những vai trò cụ thể và nhiệm vụ trọng tâm của năm họcbản thân tôi đã xây dựng kế hoạch giáo dục cũng như các biện pháp để hoạtđộng giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường mang đến hiệu quả nhất định gópphần mở rộng nhận thức, phát triển trí tuệ, phát triển toàn diện nhân cách chotrẻ. 2/15 Mục đích giáo dục bảo vệ môi trường không chỉ làm cho mọi người hiểurõ và cần thiết phải bảo vệ môi trường mà quan trọng là phải có thói quen, hànhvi ứng xử văn minh, lịch sự với môi trường, điều này phải được hình thành trongmột quá trình lâu dài và phải tốt hơn hết là bắt đầu từ gian đoạn trẻ mầm non. Giáo dục bảo vệ môi trường là một lĩnh vực giáo dục liên ngành, vì vậynên được triển khai theo phương pháp tích hợp. Nội dung giáo dục bảo vệ môitrường được tích hợp lồng ghép vào các hoạt động giáo dục khác: hoạt động vuichơi, hoạt động học,…thông qua chế độ sinh hoạt một ngày ở trường của trẻ từđó hình thành cho trẻ thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự với môitrường ngay từ lứa tuổi mầm non. 2. Cơ sở thực tiễn: Trong năm học 2019- 2020 tôi được Ban Giám Hiệu nhà trường phâncông phụ trách chăm sóc và giáo dục lớp 5- 6 tuổi A2 với tổng số trẻ là 20cháu.Trong đó có 12 cháu là nam và 8 cháu là nữ, 9 cháu là người dân tộc thiểusố và nữ dân tộc có 4 cháu. Lớp có 2 cô giáo đạt trình độ chuẩn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: