Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ 5-6 tuổi kỹ năng tự bảo vệ bản thân trong những trường hợp khẩn cấp ở trường mầm non

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 590.07 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 7,000 VND Tải xuống file đầy đủ (16 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp giáo dục trẻ 5-6 tuổi kỹ năng tự bảo vệ bản thân trong những trường hợp khẩn cấp ở trường mầm non” được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu lý luận và thực tiễn đề xuất một số biện pháp giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi kỹ năng tự bảo vệ bản thân trong trường hợp khẩn cấp. Nhằm góp phần vào việc hình thành và rèn luyện các kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ 5-6 tuổi kỹ năng tự bảo vệ bản thân trong những trường hợp khẩn cấp ở trường mầm non 1/16 A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài Trẻ em là niềm vui, niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai củamỗi dân tộc và hiện nay, cả nước có trên 5,3 triệu trẻ em được chăm sóc, giáodục trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN). Nhiệm vụ bảo vệ an toàn cảthể chất lẫn tinh thần cho trẻ nhỏ được cho là quan trọng hàng đầu, bên cạnh đócòn phải giáo dục trẻ biết cách bảo vệ bản thân trước những mối nguy hiểmngoài xã hội. Ở độ tuổi mầm non, trẻ xuất hiện tình trạng thụ động, không biết ứngphó trong những hoàn cảnh nguy cấp, không biết cách tự bảo vệ bản thân trướcnguy hiểm, tìm kiếm sự giúp đỡ... Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tìnhtrạng này, trong đó việc thiếu kỹ năng bảo vệ bản thân là nguyên nhân sâu xanhất. Do đó, việc dạy kỹ năng bảo vệ bản thân (hay còn gọi là kỹ năng sống) chotrẻ là rất cần thiết. Trước những tình huống nguy hiểm xảy ra, trẻ rất dễ hoảng sợ. Cànghoảng sợ thu mình vào một góc kẹt hoặc vùng vẫy, la hét, trẻ càng khó được tìmthấy, khó được cứu và càng dễ nguy hiểm hơn. Vì vậy, trẻ cần được huấn luyệntrong mọi tình huống bất thường, kể cả khi không có cha mẹ, cô giáo ở bên, trẻcần phải giữ bình tĩnh. Đặc biệt, cần phải trang bị cho trẻ những kỹ năng mềmnhư: Học bơi, hoặc nếu xảy ra hỏa hoạn thì biết dùng khăn ướt quấn quanhngười, che mặt để bảo vệ đường hô hấp; nếu động đất, thay vì chạy, trẻ cần bìnhtĩnh nấp dưới những chiếc bàn vững chắc như bàn ăn, bàn làm việc để chống đỡvà bảo vệ đầu mình khỏi những đồ vật rơi xuống, có thể dạy trẻ nhớ các số điệnthoại khẩn cấp, cách kêu cứu. Việc trang bị cho trẻ những kỹ năng bảo vệ bảnthân sẽ giúp trẻ có thể an toàn hơn và tự tin hơn để khám phá cuộc sống muônmàu. Đa số các bậc phụ huynh vẫn còn chủ quan, xem nhẹ và chưa chủ độngtrong việc dạy trẻ ứng phó với các trường hợp nguy hiểm nên sự phối hợp giáodục cho trẻ còn khó khăn. Là một giáo viên tôi luôn nghĩ rằng việc dạy trẻ có được kiến thức cũngnhư kĩ năng về ứng phó với các trường hợp nguy hiểm đóng một vai trò rất quantrọng và góp phần vào việc giáo dục toàn diện đặc biệt là nâng cao kiến thức vàkỹ năng cho trẻ khi gặp các trường hợp nguy hiểm. Thông qua việc dạy trẻ ứngphó khi gặp phải trường hợp nguy hiểm, trẻ sẽ có thêm nhiều kiến thức cũngnhư được trải nghiệm thông qua các hoạt động ở trường, hoạt động ngoại khóa.Nên trong quá trình giảng dạy tôi đã luôn băn khăn và trăn trở để làm sao tìm rađược các biện pháp dạy trẻ lớp mình có thêm được kiến thức, kĩ năng ứng phóvới các trường hợp nguy hiểm, nhằm tạo cho trẻ sự hứng thú và lôi cuốn trẻ vào 2/16các hoạt động. Chính vì thế tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biệnpháp giáo dục trẻ 5-6 tuổi kỹ năng tự bảo vệ bản thân trong những trườnghợp khẩn cấp ở trường mầm non.” để nghiên cứu và góp phần nhỏ bé của mìnhvào việc dạy trẻ ứng phó với các trường hợp nguy hiểm và từ đó hình thành chotrẻ kiến thức, kĩ năng tốt trong việc ứng phó khi gặp các trường hợp nguy hiểm. II. Thời gian nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 1. Thời gian: Từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 3 năm 2023 2. Đối tượng nghiên cứu: Trẻ 5-6 tuổi trường mầm non . 3. Phạm vi nghiên cứu: Tại lớp 5-6 tuổi trường mầm non. III. Mục đích nghiên cứu -Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn đề xuất một số biện pháp giáodục trẻ 5 - 6 tuổi kỹ năng tự bảo vệ bản thân trong trường hợp khẩn cấp. Nhằmgóp phần vào việc hình thành và rèn luyện các kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ,nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non. B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở khoa học 1. Cơ sở lý luận Kỹ năng bảo vệ bản thân là gì? Kỹ năng bảo vệ bản thân là những hiểubiết của cá nhân về các đối tượng, sự vật, sự việc diễn ra xung quanh mình và từđó có khả năng phán đoán đưa ra các hành động phù hợp để bảo vệ tính mạng vàsức khỏe của bản thân. Kỹ năng tự bảo vệ bản thân cũng được hiểu là sự phòng vệ giúp bản thâncó thể tránh xa các mối nguy hiểm từ thế giới bên ngoài. Vậy giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ là quá trình tổ chức,hướng dẫn có mục đích, có kế hoạch của giáo viên nhằm trang bị cho trẻ nhữngkiến thức sơ đẳng về bảo vệ an toàn bản thân, nhận biết và thực hiện các hànhđộng phù hợp và kịp thời để ứng phó trước những tình huống bất lợi, hoàn cảnhnguy hiểm xảy ra trong cuộc sống. Chính vì vậy việc dạy trẻ mầm non ứng phó với các trường hợp nguyhiểm là rất quan trọng. Nội dung giáo dục trẻ ứng phó với các trường hợp nguyhiểm trong nhà trường mầm non: - Giáo dục trẻ nhận biết các hiện tượng thời tiết, về nguy cơ của mưa bão,lũ lụt, hạn hán, động đất, núi lửa, sạt lở đất, lốc, sét, chớp, nắng nóng,…. - Giáo dục trẻ nhận biết về các nguy cơ gây tai nạn thương tích, gây nguyhiểm đến thân thể tính mạng của trẻ. - Giáo dục trẻ nhận biết các nguy cơ gây cháy, hỏa hoạn.. 3/16 - Giáo dục trẻ nhận biết người lạ, không đi theo người lạ, không nóichuyện và nhận quà từ người lạ - Giáo dục trẻ nhận biết đồ vật và nơi nguy hiểm: Nhận biết kí hiệu nơinguy hiểm, không tự mình đến gần nơi chứa nước, kể cả xô nước, chậu nước,giếng nước, ao, hồ, ổ cắm điện và những thiết bị điện; không nghịch lửa, baodiêm, bật lửa; biết gọi người lớn khi gặp nguy hiểm, biết tự bảo vệ sức khỏe vàtính mạng của mình khi không có được sự giúp đỡ của người lớn như: chạynhanh tìm nơi trú ẩn an toàn, tìm các vật dụng có thể che chắn cho cơ thể. Kỹ năng bảo vệ bản thân là một trong những nhóm kỹ năng sống. TheoBộ Giáo dục & Đào tạo, thống nhất quan điểm của UNICEF, kỹ năng sống làcách tiếp cận ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: