Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp giáo viên, nhân viên thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm phòng chống dịch bệnh cho trẻ trong trường mầm non

Số trang: 9      Loại file: docx      Dung lượng: 36.45 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sáng kiến "Một số biện pháp giúp giáo viên, nhân viên thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm phòng chống dịch bệnh cho trẻ trong trường mầm non" được hoàn thành với các biện pháp như: Đầu tư cơ sở vật chất đảm bảo môi trường an toàn , sáng – xanh – sạch – đẹp – văn minh cho trẻ; Xây dựng kế hoạch triển khai công tác y tế học đường, thành lập Ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ và tổ chức thực hiện kế hoạch tới 100% cán bộ giáo viên nhân viên nhà trường;
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp giáo viên, nhân viên thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm phòng chống dịch bệnh cho trẻ trong trường mầm non 1/10 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Trong công tác giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng, hiệuquả kinh tế được đo bằng chất lượng giáo dục. Chất lượng giáo dục được thểhiện ở năng lực của thế hệ trẻ. Thế hệ trẻ những mầm non tương lai của đất nước chính là nhân tố quantrọng để đất nước ta giàu mạnh, phồn vinh sánh vai với các cường quốc nămchâu như điều Bác Hồ kính yêu mong muốn. Nhận thức được điều này, Đảng vàNhà nước ta rất coi trọng công tác giáo dục và bảo vệ sức khỏe trẻ em, đây cũnglà mối quan tâm của mỗi gia đình và toàn xã hội. Đối với trẻ em sức khỏe ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển về thể lực vàtrí lực. Sức khỏe có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển về mọimặt ở trẻ sau này vì vậy để trẻ có một sức khỏe tốt thì trường học cần có mộtmôi trường an toàn, có các biện pháp giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh phòngchống dịch bệnh giúp trẻ nâng cao sức đề kháng và phòng tránh được bệnh tật. Hiện nay môi trường bị ô nhiễm vì khói bụi, hoá chất, con người phải đốimặt với nhiều bệnh tật đặc biệt là các đợt dịch bệnh: Tay chân miệng, cúm, sốtxuất huyết, sởi, nhiễm vi rút cúm Covid -19… Tình hình bệnh dịch diễn biến rấtphức tạp. Trường mầm non là nơi tập trung đông trẻ, trẻ thường gặp các bệnhnhư: Tay chân miệng, sởi, quai bị, thuỷ đậu, sốt xuất huyết, sốt virut, cúm,nhiễm vi rút cúm Covid -19… Do đó vấn đề phòng chống dịch bệnh tạo môitrường an toàn cho trẻ học tập và vui chơi trong trường mầm non là rất quantrọng nó ảnh hưởng rất nhiều đến uy tín của nhà trường và sức khoẻ của trẻ.Nhận thức được tầm quan trọng của công tác nuôi dưỡng và phòng chống bệnhdịch đối với việc chăm sóc sức khoẻ của trẻ nên tôi đã chọn đề tài “Một số biệnpháp giúp giáo viên, nhân viên thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩmphòng chống dịch bệnh cho trẻ trong trường mầm non” để nghiên cứu và thựchiện. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận. Sức khoẻ là vốn quý của con người, đặc biệt là với trẻ mầm non vì khi cósức khỏe tốt trẻ mới có thể tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, vui chơimột cách tích cực và thoải mái ở trường. Trẻ mầm non rất tò mò thích khám phá thế giới xung quanh. Trẻ thích hoạtđộng với đồ vật, thích chơi với cát, với nước, thích trao đổi giao lưu với các bạn,với người lớn. Song trẻ chưa ý thức được việc vệ sinh cá nhân, việc phòngchống dịch bệnh. Bên cạnh đó, cơ thể trẻ còn non nớt, sức đề kháng còn yếu.Môi trường học tập, vui chơi tại trường mầm non tập trung đông trẻ. Đây lànhững yếu tố dẫn đến việc trẻ em dễ mắc phải dịch bệnh. Chính vì vậy, việcchăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng chống dịch bệnh bảo vệ sức khỏe cho trẻ đạt 2/10hiệu quả tốt là mục tiêu quan trọng trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáodục trẻ. Việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm phòng chống dịch bệnh cho trẻ làmột hoạt động mang tính cộng đồng cao. Gia đình, nhà trường và xã hội là 3 lựclượng cùng kết hợp chặt chẽ với ý thức trách nhiệm và sự hiểu biết để bảo vệ tốtnhất sức khỏe cho trẻ. 2. Thực trạng vấn đề Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng dịch bệnh cho trẻ là xây dựngđược một trường học an toàn một trong những nội dung trọng tâm của nhiệm vụnăm học. Trong quá trình thực hiện tôi gặp những thuận lợi và khó khăn sau: 2.1. Thuận lợi: Nhà trường được sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ đạo, tạo điều kiện của Phònggiáo dục và đào tạo quận Long Biên, Trung tâm y tế quận và trạm y tế phườngThượng Thanh. Được sự quan tâm, ủng hộ và tin tưởng của phụ huynh học sinh trong việcchăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Nhà trường đầu tư, mua sắm đầy đủ các trang thiết bị cho công tác chămsóc giáo dục trẻ, có phòng y tế riêng được đầu tư các thiết bị đầy đủ đúng quycách. Trường có nhân viên y tế chuyên trách, có trình độ trung cấp y phụ tráchcông tác chăm sóc sức khỏe trẻ. Giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng được trang bị các kiến thức về vệ sinh antoàn thực phẩm. Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện cho giáo viên, nhân viên thamgia các lớp tập huấn về phòng chống dịch bệnh cho trẻ do Y tế quận, Ủy bannhân dân phường và Phòng giáo dục tổ chức. 100% giáo viên, nhân viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn, nhiệt tình,yêu nghề, mến trẻ, ham học hỏi, hứng thú tìm tòi, sáng tạo trong công việc. 2.2. Khó khăn: Một số giáo viên chú trọng tới công tác giảng dạy mà chưa thật sự có đầu tưchiều sâu tới công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Một số giáo viên, nhân viêncòn chưa nắm bắt được hết những kiến thức về sơ cấp cứu ban đầu cho trẻ. Mộtsố phụ huynh còn hạn chế về kiến thức phòng chống dịch bệnh, đặc biệt dịchbệnh Co vid -19 và đảm bảo an toàn cho trẻ, ít quan tâm đến công tác chăm sócgiáo dục trẻ ở trường mầm non. Từ thực trạng trên tôi đã tiến hành khảo sát đầu năm trong toàn trường đốivới giáo viên, nhân viên và trẻ. * Bảng khảo sát giáo viên, nhân viên và trẻ - Phụ lục. 3. Các biện pháp đã tiến hành2 3/103.1 Biện pháp 1: Đầu tư cơ sở vật chất đảm bảo môi trường an toàn ,sáng – xanh – sạch – đẹp – văn minh cho trẻ. Cơ sở vật chất là yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình nuôi dưỡngchăm sóc trẻ. Ngay từ đầu năm học tôi đã chỉ đạo giáo viên, nhân viên ràsoát các trang thiết bị, đồ dùng, dụng cụ và dựa vào số liệu báo cáo xâydựng kế hoạch mua thay thế bổ sung. Với nhà bếp đã được đầu tư các trang thiết bị hiện đại như tủ cơm, tủsấy bát, tủ lạnh bảo quản thức ăn… Hàng năm mua bổ sung bát, thìa. Tấtcả những đồ dùng cho trẻ đều được làm bằng Inox bảo đảm chất lượng. Với phòng y tế: Mua sắm đầy đủ trang thiết bị y tế như tủ thuốc, giườngbệnh, cáng, cân, các thuốc thi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: