Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi học tốt môn tạo hình

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 468.80 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sáng kiến "Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi học tốt môn tạo hình" được hoàn thành với các biện pháp như: Xây dựng nề nếp học tập trong giờ học trên lớp; Tạo môi trường hoạt động thuận lợi để phát huy tính tích cực, khả năng sáng tạo của trẻ; Phương pháp hướng dẫn phải dựa vào trẻ lấy trẻ làm trung tâm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi học tốt môn tạo hình BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi học tốt môn tạo hình”.2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phát triển thẩm mỹ.3. Tác giả: Họ và tên: Nguyễn Thị Hiền Ngày tháng năm sinh: 12/10/1987 Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường mầm non Trung lập Điện thoại: DĐ: 03464099684. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường mầm non Trung Lập Địa chỉ: Thôn 4 xã Trung Lập, huyện Vĩnh Bảo - Hải PhòngI. Mô tả giải pháp đã biết: Một số biện pháp giúp trẻ hứng thú tích cực tham gia giờ học tạo hình cho trẻ mà hầu hết giáo viên mầm non sử dụng hiện nay chủyếu là cho trẻ thực hiện một cách dập khuôn máy móc theo mẫu của cô hoặc chưa khuyến khích tính sáng tạo của trẻ. * Ưu điểm: Không mất thời gian chuẩn bị đồ dùng, trẻ vẽ, tô màu, nặn theo ý của cô * Hạn chế: Trẻ chưa thực sự hứng thú tích cực, chưa phát huy được năng lực của trẻ. Trẻ còn thụ động, chưa sáng atọ.II. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến.1. Nội dung giải pháp mà tác giả đề xuất. Giải pháp 1: Khảo sát ban đầu: Năm 2020- 2021 tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng cho trẻ lúc ban đầu để nắm bắt được khả năng tạohình của trẻ, từ đó có biện pháp phù hợp.+ Tổng số trẻ: 54 trẻ. Tỷ lệ 100 %+ Số trẻ đạt loại giỏi: 7 = 13%+ Số trẻ đạt loại khá: 10 = 18,5%+ Số trẻ đạt loại trung bình: 34 = 63%+ Số trẻ đạt loại yếu, kém: 3 = 5,5% Qua khảo sát ban đầu như trên, tôi thấy kết quả trên trẻ chưa cao là điều tôi cần phải suy nghĩ làm thế nào để dạy trẻ đạt hiệu quảcao và tạo cho trẻ học một cách thoải mái, tự tin, không gò bó, trẻ luôn hứng thú trong giờ học. Tôi tiến hành thực nghiệm:Giải pháp 2: Xây dựng nề nếp học tập trong giờ học trên lớp. Nề nếp của trẻ là bước đầu của một tiết học, nếu chúng ta không đưa trẻ vào nề nếp thì giờ học không đạt kết quả cao. Khi trẻ cónề nếp tốt cùng với sự hướng dẫn khoa học của cô ngay ban đầu trẻ đã say mê với giờ học, luôn thể hiện cảm xúc, trí tưởng tượng chohoạt đông nghệ thuật. Tôi đã rèn luyện nề nếp bằng cách: Xếp xen kẽ cháu mạnh dạn với cháu nhút nhát, cháu nam xen cháu nữ. Chia tổ,đặt tên cho tổ “tổ chim xanh, tổ bướm trắng, tổ ong nâu” và bầu ra tổ trưởng để quán xuyến, nhắc nhở thành viên của mình. Tôi luôn độngviên trẻ trong tiết học, uốn nắn tác phong ngồi học cho trẻ, trẻ ngồi đúng tư thế, không nói chuyện, không nói leo, nói phải xin phép cô,nói rõ ràng, mạch lạc, đủ câu,… Với những biện pháp trên trẻ đã có thói quen tốt trong việc xây dựng nề nếp học tập.Giải pháp 3: Tạo môi trường hoạt động thuận lợi để phát huy tính tích cực, khả năng sáng tạo của trẻ. Tạo điều kiện để trẻ thường xuyên tiếp xúc với môi trường xung quanh để từng bước cung cấp các biểu tượng phong phú về đốitượng cho trẻ tự khám phá bằng cách huy động sự tham gia của các giác quan, các qúa trình tâm lí khác nhau để lĩnh hội các khía cạnhkhác nhau của sự vật. Tạo cơ hội để trẻ khám phá đối tượng (quan sát, nghe, hỏi, tiếp xúc và miêu tả) và tự diễn đạt nhận thức cảm xúccủa mình về đối tượng. Tận dụng các thời điểm hợp lí trong ngày cho trẻ tiếp xúc như được ngắm nghía, chăm sóc, vuốt ve, âu yếm vớicác con vật gần gũi (thỏ, mèo, gà con…) chơi với các đồ vật, tri giác tranh ảnh nghệ thuật. Trong quá trình cung cấp biểu tượng về đốitượng tạo hình tôi chỉ cho trẻ thấy được những nét đặc trưng nổi bật, những cái đẹp lý thú gần gũi trẻ. Đồng thời giúp trẻ phân tích, sosánh tổng hợp tìm ra những đặc điểm riêng, chung của những đồ vật cùng nhóm, cùng loại. Từ đó giúp trẻ tìm ra phương thức thể hiệntrong những tình huống khác nhau. Ví dụ: vẽ “Vườn hoa” có bông cao, bông thấp, bông cánh tròn, bông cánh nhọn, bông mầu vàng, bông màu đỏ… Nếu trẻ đã đượcngắm vườn hoa trong thực tế thì khi tạo hình trẻ sẽ biết sử dụng phối hợp các kỹ năng vẽ nét cong, nét cong tròn khép kín, nét xiên, nétthẳng và tô màu để vẽ vườn hoa sinh động và đẹp hơn. Đặt và xắp xếp các vật liệu sao cho trẻ có thể thấy rõ và lấy được dễ dàng để thực hiện hoạt động tạo hình vào bất cứ lúc nào trẻthích và có thể trưng bày các sản phẩm của mình. Tạo môi trường nghệ thuật xung quanh trẻ như: bầy đồ chơi đẹp, xắp xếp các nguyênvật liệu, đồ dùng một cách hợp lý đẹp mắt,...Từ đây tạo cho trẻ cảm giác thích thú và mong muốn được tái tạo.Giải pháp 4: Phương pháp hướng dẫn phải dựa vào trẻ lấy trẻ làm trung tâm: Trong giờ học nói chung và giờ học tạo hình nói riêng hãy để trẻ tự thể hiện, cô luôn là người động viên, khuyến khích trẻ sáng tạo.Trẻ cần được động viên để thể hiện ý muốn, tình cảm, cảm xúc và những hiểu biết của trẻ đối với sự vật, trẻ muốn được lựa chọn. + Cáitrẻ muốn làm (nội dung) + Làm thế nào để đạt được (quá trình) + Cái hoàn thành sẽ như thế nào (kết quả, sản phẩm) Mong muốn của trẻ cần được tự thể hiện với những phương tiện tạo hình khác nhau. Sự thể hiện mang tính cá nhân, bởi vì trẻ luôntiếp cận theo đặc tính riêng của mình. Chẳng hạn sau chuyến đi thăm quan “Trường Tiểu học” một nhóm trẻ được khuyến khích hoạt độngtạo hình, một trẻ vẽ trường Tiểu học, 5 trẻ khác lắp ghép, trẻ thì xé dán trường Tiểu học. Mỗi trẻ tự lựa chọn bằng cách được phản ánhbằng xé dán, vẽ, lắp ghép và các hình thức khác nhau để thực hiện cái có ý nghĩa đối với cá nhân trẻ. Tăng cường các câu hỏi gợi ý giúptrẻ củng cố và áp dụng những kinh nghiệm đã lĩnh hội trong các hoạt động khác nhau, động viên trẻ suy nghĩ, thăm dò, tìm cách giải quyếtvấn đề của trẻ. Hãy để tự trẻ miêu tả những gì trẻ biết và có thể làm. Ví dụ: “Hãy cho cô biết vì sao”, “Nếu như vậy thì sao”, “Vì sao cháulại biết”, “Cháu có suy nghĩ gì”, “Còn gì để”, “ Hay có cách nào khác để”,… Với những cử chỉ, hành động, lời nói tạo ra cho trẻ thấy làtrẻ được đánh giá tốt (khá) qua ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: