Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp trẻ mẫu bé 3-4 tuổi tích cực tham gia hoạt động tạo hình trong trường mầm non

Số trang: 22      Loại file: pdf      Dung lượng: 418.82 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sáng kiến "Một số biện pháp giúp trẻ mẫu bé 3-4 tuổi tích cực tham gia hoạt động tạo hình trong trường mầm non" được hoàn thành với các biện pháp như: Xây dựng kế hoạch rèn luyện kỹ năng tạo hình; Xây dựng đề tài tạo hình sáng tạo từ nguyên vật liệu thiên nhiên; Xây dựng môi trường gợi mở tạo hứng thú cho trẻ tham gia hoạt động.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp trẻ mẫu bé 3-4 tuổi tích cực tham gia hoạt động tạo hình trong trường mầm non 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Theo các nhà tâm lý học và các nhà nghiên cứu khoa học thì hoạt động tạo hình của trẻ em là một hoạt động tổng hợp khá phức tạp. Qua hoạt động đó trẻ bộc lộ các đặc điểm của một nhân cách đang được hình thành. Sự phát triển hoạt động tạo hình chính là một khía cạnh của sự phát triển tâm lý trẻ em. Trong chương trình giáo dục mầm non, tạo hình luôn là hoạt động hấp dẫnđối với trẻ, nó giúp trẻ phản ánh thế giới xung quanh cuộc sống của con người mộtcách đa dạng phong phú và hấp dẫn. Khi tham gia vào hoạt động tạo hình trẻ sửdụng đôi bàn tay khéo léo, óc quan sát tư duy, trí nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo,hoàn thiện một số kỹ năng cơ bản (vẽ, nặn, xé, dán, tô màu…) góp phần phát triểntrí tuệ. Trẻ tìm tòi khám phá để tạo ra bức tranh đẹp giúp cho trẻ hiểu biết thêmnhững kiến thức cơ bản của hoạt động tạo hình và sử dụng hiệu quả trong tácphẩm nghệ thuật của mình. Đặc biệt trong giờ tạo hình trẻ thích tự tay mình làmđược một sản phẩm nào đó dù còn rất đơn giản nhưng đã mang lại cho trẻ nhữngcảm xúc thực sự khi tạo ra được một sản phẩm. Hơn nữa tư duy của trẻ gắn liềnvới cảm xúc, ý muốn nên trẻ nhớ những gì mà trẻ thấy thích thú và say mê thựchiện ý tưởng của mình. Ngoài ra còn hình thành ở trẻ những kỹ năng như: Tư thếngồi ngay ngắn, kỹ năng cầm bút, vẽ tô màu, kỹ năng xé, dán, kỹ năngnặn…Những kỹ năng rất cần thiết cho trẻ bước vào những lớp học tiếp theo. Thực tế ở các trường mầm non hiện nay, việc tổ chức các hoạt động tạo hình theo nội dung chương trình đã được chú trọng song bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế, những tồn tại cần được khắc phục. Nhiều giáo viên còn lúng túng khi tổ chức hoạt động tạo hình trong chương trình Giáo dục Mầm Non mới, chưa có nhiều sáng tạo trong các đề tài và đưa các nguyên vật liệu thiên nhiên sẵn có vào các hoạt động tạo hình của trẻ. Khi tổ chức cho trẻ tham gia vào hoạt động tạo hình nhiều giáo viên còn thiếu sự linh hoạt khiến trẻ chưa hứng thú học và chưa quan tâm đến kỹ năng khi dạy trẻ. Năm học 2020 - 2021, được sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường tôi được phân công phụ trách lớp mẫu giáo bé 3-4 tuổi. Qua việc tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động tạo hình, tôi thấy khả năng của trẻ trong lớp tôi còn hạn chế, các cháu tham gia hoạt động tạo hình còn nhút nhát, chưa hứng thú. Điều đó làm tôi trăn trở và vấn đề đặt ra với tôi lúc này là cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân, khả năng cảm thụ và cảm nhận cái đẹp ở trẻ. Bên cạnh đó hình thành ở trẻ lòng mong muốn và khả năng thể hiện cái đẹp của các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống xung quanh trẻ. Xuất phát từ những lí do trên tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ mẫu bé 3-4 tuổi tích cực tham gia hoạt động tạo hình trong trường mầm non” GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2I. CƠ SỞ LÝ LUẬN. Tạo hình là một hoạt động hấp dẫn đối với trẻ mầm non, nó giúp trẻ tìmhiểu, khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì chúng nhìn thấy trongthế giới xung quanh, những gì làm trẻ rung động mạnh mẽ và gây cho trẻ nhữngxúc cảm, tình cảm tích cực. Hơn thế nữa, đây còn là một hoạt động có đầy đủđiều kiện để đảm bảo sự tác động đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ về đạođức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể chất và hình thành các phẩm chất, kỹ năng ban đầu củacon người như một thành viên trong xã hội biết lao động tích cực, sáng tạo. Khi tham gia các hoạt động tạo hình trẻ đã tái tạo được hình tượng nghệthuật của đồ vật mà trẻ tri giác được. Đó chính là những biểu tượng được hìnhthành trong quá trình tiếp xúc trực tiếp với đồ vật hiện tượng trong khi dạo chơi,tham quan và vui chơi với đồ chơi trẻ em. Khi quan sát trẻ so sánh hình dáng,kích thước, màu sắc, không gian của đồ vật. Như vậy, hoạt động tạo hình đã gópphần tích cực trong việc hình thành ở trẻ những thao tác tư duy như “Phân tích,so sánh, tổng hợp, khái quát, phát triển tư duy trực quan hình tượng và phát triểntrí nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo” đồng thời ngôn ngữ của trẻ cũng được pháttriển theo, thông qua hoạt động tạo hình giáo dục đạo đức cho trẻ biết yêu quýcái đẹp, cái tốt, phân biệt được cái thiện, cái ác. Trong quá trình tạo sản phẩm trẻđược rèn luyện tính kiên trì, bền bỉ làm việc có mục đích được hòa đồng trongtập thể. Từ đó hình thành tính đoàn kết tương trợ giúp đỡ bạn bè. Khi tạo ra sảnphẩm tạo hình trẻ tham gia một cách tích cực kết hợp giữa tính tích cực của trítuệ và thể lực. Đó là sự vận dụng kỹ năng, kỹ xảo, sử dụng dụng cụ và cácphương tiện tạo hình, trí nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo thông qua các hoạt độngđó phát triển các nhóm cơ bàn tay, ngón tay từ vụng về đến linh hoạt. Trẻ 3-4 tuổi đã hiểu được chức năng thẩm mĩ của các đường nét, hìnhkhối. Trẻ có khả năng phân biệt và điều chỉnh các nét vẽ, tạo ra nhiều hình khácnhau, qua đó mở rộng phạm vi đối tượng miêu tả. Đồng thời trẻ bắt đầu nhậnbiết, phân biệt màu sắc thật của đối tượng miêu tả như một dấu hiệu đặc thù vàthể hiện chúng trong tranh vẽ, ví dụ trẻ hiểu ông mặt trời nên tô màu đỏ hoăcmàu vàng. Mặt nước tô màu xanh…Tri giác không gian và tư duy không gianphát triển giúp trẻ có thể liên hệ không gian ba chiều của khung cảnh hiện thựcvới không gian hai chiều trên tờ giấy vẽ à biết cách sắp xếp xen kẽ giữa các đốitượng miêu tả chính trên nền các thành phần thứ yếu Ví dụ: vẽ đường phố thểhiện xen kẽ các kiểu nhà, ô tô, cây cối. Chính vì những lí do trên, tôi nghiên cứutìm ra biện pháp tổ chức hoạt động tạo hình thật hấp dẫn để thu hút học sinh củamình tham gia hoạt động một cách tích cực.II. CƠ SỞ THỰC TIỄN. 3 1. Đặc điểm tình hình: Trường nhiều năm đạt danh hiêụ lao động tiên tiến cấp thành phố. Trường có 4 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: