Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với tạo hình

Số trang: 22      Loại file: docx      Dung lượng: 53.69 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của đề tài "Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với tạo hình" là tìm hiểu các phương pháp trong việc dạy tạo hình để nâng cao chất lượng dạy bộ môn tạo hình ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Từ đó vận dụng những kiến thức có sẵn và qua học hỏi để nghiên cứu và áp dụng phương pháp vào môn tạo hình nhằm phát huy tính tích cực phù hợp với trình độ nhận thức của trẻ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với tạo hình PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Tôi từng nghe một câu nói nổi tiếng của Ralph Waldo Emerson: “Love ofbeauty is taste. The creation of beautyfyl is art” (Yêu cái đẹp là thưởng thức. Tạo racái đẹp là nghệ thuật). Có thể nói tạo hình là một hoạt động mang tính nghệ thuật,nó là phương tiện quan trọng trong việc giáo dục thẩm mĩ, đạo đức, trí tuệ, thể lựcvà lao động. Nó có tác dụng to lớn trong việc giáo dục phát triển và hình thànhnhân cách cho trẻ mầm non. Giúp trẻ phát triển khả năng tâm lý, hình thành ở trẻtình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu cái đẹp. Ngoài ra tạo hình còn hình thànhở trẻ những kỹ năng, kỹ sảo, năng lực quan sát, phát triển trí nhớ, trí tưởng tượng,sáng tạo. Từ đó phát triển khả năng tri giác về hình thành cấu trúc, màu sắc của đồvật bằng mắt một cách có mục đích. Hoạt động tạo hình ra đời từ rất sớm trên những vách đá đã có những bức tranhvề sắn bắn, trồng trọt, nhảy múa, cỏ cây muông thú đã được con người mô tả lại.Các nhà khảo cổ đã tìm thấy những bức tranh có giá trị lịch sử hàng ngàn năm. Đólà kết quả của tạo hình nó tồn tại và phát triển cùng với xã hội loài người. Trong đờisống con người hoạt động tạo hình là một hoạt động nghệ thuật, góp phần mangđến cái đẹp và làm phong phú cho cuộc sống con người. Trước hết hoạt động này tạo điều kiện để trẻ phát triển khả năng tri giác đồ vậtvề hình dáng cấu trúc, màu sắc, hình thành ở trẻ các thao tác tư duy, phát triểnkhả năng sáng tạo của trẻ. Về đạo đức, hoạt động tạo hình giúp hình thành ở trẻ các đức tính tốt như:Yêu thích cái đẹp, mong muốn tạo ra cái đẹp. Về thể chất lao động giúp trẻ phát triển các khớp ngón tay, cổ tay, các cơ bàntay…Giúp trẻ ngày càng khéo léo linh hoạt. Về thẩm mỹ, giúp trẻ hình thành xúc cảm và thị hiếu thẩm mỹ khi trẻ tạohình. Trong trường mầm non tạo hình là một hoạt động học tập mang tính nghệthuật, là phương tiện quan trọng trong việc giáo dục thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ, thểlực và lao động cho trẻ. Hoạt động tạo hình còn là phương tiện để trẻ thể hiện mình, thông qua nghệthuật tạo hình trẻ được thử sức mình trong việc thể hiện và sáng tạo thế giới riêngtheo tư duy của mình. Nhất là với trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi, trẻ có tâm hồn nhạycảm với thế giới xung quanh, nó chứa đựng bao điều mới lạ, hấp dẫn trẻ, trẻ dễ bịcuốn hút trước cảnh vật đẹp, những bức tranh sinh động hay những con vật ngộinghĩnh đáng yêu. Chính vì vậy hoạt động tạo hình là một trong những hoạt độnghấp dẫn nhất đối với trẻ mẫu giáo lớn, nó giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiệnmột cách sinh động những gì trẻ nhìn thấy trong thế giới xung quanh, những gì làmtrẻ rung động mạnh mẽ. Mỗi sản phẩm của trẻ mang một nội dung, một tên gọikhác nhau. Tôi là một giáo viên mầm non được phân công trực tiếp giảng dạy trên lớp vàtôi rất yêu nghề, yêu sự ngây thơ trong sáng của các bé. Để nâng cao chất lượngcho trẻ làm quen với tạo hình. Ở năm học 2022-2023 này tôi đã chọn đề tài: “Mộtsố biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với tạohình”. 2. Mục đích nghiên cứu Tôi quyết định chọn đề tài này với mục đích tìm hiểu các phương pháp trongviệc dạy tạo hình để nâng cao chất lượng dạy bộ môn tạo hình ở trẻ mẫu giáo 5-6tuổi. Từ đó vận dụng những kiến thức có sẵn và qua học hỏi để nghiên cứu và ápdụng phương pháp vào môn tạo hình nhằm phát huy tính tích cực phù hợp với trìnhđộ nhận thức của trẻ. 3. Đối tượng nghiên cứu “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học cho trẻ 5-6 tuổi làm quenvới tạo hình”. 4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm Đề tài được thực hiện tại lớp 5 tuổi A2 trường mầm non nơi tôi đang công tác. 5. Các phương pháp nghiên cứu Phương pháp trực quan. Phương pháp sử dụng lời nói. Phương pháp luyện tập. Phương pháp đánh giá kết quả. 6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu Tại trường mầm non Phú Cường nơi tôi đang công tác. Từ tháng 9/2022 đến tháng 4/2023. PHẦN THỨ HAI: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận để giải quyết vấn đề Hoạt động tạo hình là món ăn tinh thần, một loại “Thần dược” đặc biệt cho sựphát triển tâm lý của trẻ. Đây chính là một hoạt động nghệ thuật có tầm quan trọngtrong việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ, giáo dục trẻ biết khai thác, khám phá thiênnhiên, cuộc sống con người, cảnh vật… biết đánh giá, nhận xét cái đẹp, cái xấu…vìvậy trẻ cần được hướng dẫn tạo hình ngay từ lúc nhỏ. Giáo viên cần bồi dưỡng khảnăng của trẻ, tạo môi trường, cơ hội cho trẻ tri giác, tìm tòi khám phá thế giới xungquanh, bồi dưỡng thị hiếu thẩm mĩ, khả năng tư duy, sáng tạo cho trẻ. Như chúng ta đã biết, con người sinh ra không phải ai cũng có sẵn trongmình những năng khiếu thẩm mỹ, cũng không ai có sẵn những tài năng bênmình, mà phải đòi hỏi thông qua giáo dục và hoạt động thực hành thì từ đónhững tài năng và khả năng đó mới được bộc lộ và phát triển. Đối với trẻ nhỏviệc học của trẻ không phải đơn thuần là đưa trẻ vào một khuôn phép chặt chẽ,mà học của trẻ ở đây thông qua học mà chơi, chơi mà học. Chính vì vậy để giờ học tạo hình được hấp dẫn lôi cuốn trẻ, giáo viên nênsử dụng thủ thuật vào bài một cách linh hoạt, tạo cảm xúc và hứng thú cho trẻ vàcần được tiến hành đồng thời vào việc tích luỹ có hệ thống những biểu tượng tạohình. Ngoài ra, giáo viên cần tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên sốngđộng xung quanh, làm quen với các hình thức tạo hình dân gian và hiện đại, nhữngnguyên vật liệu từ thiên nhiên hay từ các nguyên vật liệu phế thải. Đó là hình thứclàm giàu cảm xúc cho trẻ nhanh chóng và phát triển kỹ năng cần thiết cho trẻ trongcuộc sống. Thực tế ở trường mầm non hiện nay đa số trẻ chữa phát huy hết khả năng sángtạo. Nhiều trẻ còn chưa hứng thú trong giờ học, trẻ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: