Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học và khám phá xã hội cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

Số trang: 19      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.26 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 12,000 VND Tải xuống file đầy đủ (19 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là nhằm giúp trẻ có kỹ năng cơ bản đầu tiên trong các hoạt động khám phá khoa học và khám phá xã hội. Cung cấp cho trẻ những kiến thức sơ đẳng, đơn giản nhất về thế giới xung quanh. Phát triển ở trẻ các năng lực nhận thức, các thao tác và phẩm chất trí tuệ, những tình cảm tốt đẹp, sự hồn nhiên trong sang, biết yêu, giữ gìn và bảo vệ cái đẹp, góp phần rèn luyện sức khoẻ cho trẻ… Tạo cho trẻ hứng thú khi tham gia các hoạt động khám phá khoa học và khám phá xã hội ở trường mầm non. Nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học và khám phá xã hội cho trẻ mẫu giáo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học và khám phá xã hội cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi UBND QUẬN HOÀN KIẾM TRƯỜNG MẪU GIÁO HOA HỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Một số kinh nghiệmNâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học và khám phá xã hội cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổiLĩnh vực/ Môn: Giáo dục mẫu giáo/ Khám pháCấp học: Mầm nonHọ và tên tác giả: Ngô Bích NgọcChức vụ: Giáo viênĐT: 0389449566Email: ngochin89@gmail.comĐơn vị công tác: Trường Mẫu giáo Hoa Hồng - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội Hoàn Kiếm,MỤC LỤC tháng 2 năm 2020PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ1. Lý do chọn đề tài2. Mục đích của đề tài3. Đối tượng nghiên cứu4. Phạm vi nghiên cứuPHẦN B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ1. Một số vấn đề lý luận2. Thực trạng của vấn đề tổ chức cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi khámphá khoa học và khám phá xã hội3. Những biện pháp tiến hành4. Hiệu quả của SKKNPHẦN C: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊPHẦN D: TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ1. Lý do chọn đề tài Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta đã từng nói: “Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người” Trồng cây đã khó, công việc trồng người lại càng khó biết baonhiêu! Làm thế nào để những cây non kia mạnh khỏe, lớn lên cho nhữngbông hoa đẹp, có ích và tỏa hương thơm ngát cho đời? Câu hỏi đặt ra đốivới mỗi người làm công tác giáo dục chúng ta, khiến chúng ta phải đi tìmlời giải đáp. Trong xu thế đổi mới mạnh mẽ của giáo dục mầm non hiện nay,với mục tiêu chủ yếu là phát triển năng lực chung cho trẻ, các hoạt độnggiáo dục ở trường mầm non phải hướng tới việc dạy cho trẻ biết cách họcnhư thế nào, phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻtrong tất cả các hoạt động. Hoạt động khám phá khoa học và khám phá xã hội là một trongnhững hoạt động học có chủ đích trong chương trình giáo dục trẻ mẫugiáo. Hoạt động này có vị trí và ý nghĩa rất quan trọng đối với sự pháttriển của trẻ. Khám phá khoa học và xã hội giúp trẻ phát triển toàn diệnvề các mặt: trí tuệ, ngôn ngữ, thẩm mĩ, đạo đức và thể lực. Về trí tuệ, khám phá khoa học và khám phá xã hội là hoạt độngthật sự hấp dẫn, làm thoả mãn nhu cầu nhận thức của trẻ, mở cho trẻ cánhcửa vào thế giới rộng lớn hơn. Hoạt động này nhằm thể hiện sự thích thúvà đam mê khám phá, sẽ nuôi dưỡng tình yêu thiên nhiên trong trẻ chứkhông chỉ là những kiến thức khoa học mà trẻ thu được. Trong các hoạtđộng khám phá, trẻ được tích cực sử dụng các giác quan (thị giác, thínhgiác, vị giác, xúc giác, khứu giác). Chính vì vậy mà cơ quan cảm giác củatrẻ phát triển, khả năng cảm nhận của trẻ cũng nhanh nhạy và chính xáchơn. Trong quá trình khám phá, trẻ phải tiến hành các thao tác trí tuệ như:quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, phán đoán, nhận xét, giảithích…Vì vậy tư duy và ngôn ngữ của trẻ phát triển. Đặc biệt, việc tổchức các hoạt động trải nghiệm, khám phá môi trường xung quanh còngóp phần phát triển ở trẻ các phẩm chất trí tuệ như: tính ham hiểu biết,khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định, tính tích cực nhận thức, làm nền chosự phát triển các năng lực hoạt động trí tuệ. Thông qua các hoạt độngkhám phá, trẻ thu được kinh nghiệm thực tiễn, những kiến thức đơn giảnvề đặc điểm, tính chất, các mối quan hệ, liên hệ, sự phát triển của các sựvật hiện tượng trong thiên nhiên và trong xã hội. Đây chính là cơ sở chonhững kiến thức khoa học sau này trẻ sẽ tiếp thu ở trường phổ thông.Những kiến thức mà trẻ thu được trong các hoạt động khám phá cũnggiúp trẻ ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày ở trường và ở gia đình.Trong quá trình phát hiện, chiếm lĩnh tri thức mới, ở trẻ còn hình thành kĩnăng chủ động, phát huy kinh nghiệm và sử dụng nó vào việc nhận thứccái mới. Hệ thống kiến thức làm mở rộng một cách đáng kể khả nănghoạt động nhận thức của trẻ và tạo điều kiện cho trẻ hiểu biết các mốiquan hệ phức tạp của hiện thực xung quanh. Hệ thống kiến thức đúng đắnvề môi trường xung quanh giúp trẻ hoạt động có hiệu quả trong các tròchơi, các hoạt động tạo hình, trong việc lĩnh hội những biểu tượng toán sơđẳng và phát triển ngôn ngữ. Về ngôn ngữ, vốn từ vựng của trẻ sẽ phát triển khi được hỗ trợ bởisự tích luỹ kinh nghiệm, bởi các hoạt động quan sát và thực tiễn. Ngônngữ nghe - hiểu được phát triển khi lắng nghe giáo viên đọc, kể về cáckhám phá khoa học. Tham gia vào các cuộc thảo luận, lắng nghe là cơ sởcho các cuộc đối thoại của trẻ với người lớn và bạn bè. Việc bộc lộ ýkiến, quan điểm của bản thân trong các hoạt động khám phá và nói lênnhững kết quả thu được sẽ phát triển ở trẻ ngôn ngữ biểu đạt và sự tự tin,cởi mở trong giao tiếp với những người xung quanh. Không chỉ thể hiệnkết quả khám phá bằng ngôn ngữ nói, trẻ mầm non còn thể hiện ý tưởngkết quả “nghiên cứu” của mình bằng hình vẽ và chữ viết. Trẻ có thể ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: