Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ Mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi

Số trang: 16      Loại file: docx      Dung lượng: 38.07 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu là tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng việc giáo dục thể chất cho trẻ từ đó chọn lọc các hình thức giáo dục phù hợp nhằm hướng đến sự phát triển tính tích cực vận động cho trẻ mầm non, hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động và phát triển tố chất thể lực nhanh nhẹn, mạnh mẽ, khéo léo, bền bỉ cho trẻ phù hợp với khả năng tâm, sinh lý của trẻ mầm non.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ Mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tàiNêu lên được ý nghĩa và tầm quan trọng của giáo dục thể chất đối với sự phát triển của trẻ.Giáo dục nâng cao thể chất là một trong những lĩnh vực giáo dục toàn diện cho trẻ trong chươngtrình giáo dục mầm non mới. “Giáo dục thể chất là cho trẻ được vận động”.1.1.Cơ sở lý luận:Giáo dục thể chất trong nhà trường có ý nghĩa to lớn trong việc phát huy và bồi dưỡng nhân tốcon người. giáo dục thể chất cho trẻ ở trường Mầm non lại càng mang nhiều ý nghĩa vì khi ấytrẻ đang ở những năm đầu đời của sự phát triển, những năm tháng định hình tính cách cũng nhưsuy nghĩ sau này của trẻ. Nên việc tiếp cận nhiều với các môn thể dục thể thao giúp trẻ rèn luyệnđược nhiều đức tính tốt đẹp, đặc biệt là thói quen rèn luyện thể thao. Hơn thế nữa việc tiếp xúcnhiều với các môn thể thao sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển về thể lực của trẻ, là tiền đề để pháttriển trí lực. Bởi nếu có sức khỏe tốt thì trẻ mới có thể học tập tốt được. Như chúng ta đã biết chăm sóc giáo dục trẻ em ngay từ những tháng năm đầu tiên củacuộc sống là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệpchăm lo, đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những con người tương lai của đất nước. Vìthế, giáo dục con người ở lứa tuổi mầm non vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của mỗi người đốivới xã hội, với cộng đồng nên chúng ta cần chăm sóc, giáo dục trẻ thật chu đáo. Giáo dục thể chất là một bộ phận quan trọng của giáo dục phát triển toàn diện, có mốiquan hệ giáo dục mật thiết với giáo dục đạo đức, thẩm mỹ và lao động.1.2. Cơ sở thực tiễn: Thực tế trong quá trình giáo dục thể chất cho trẻ ở các trường mầm non nói chung vàtrường mầm non nơi tôi công tác nói riêng còn gặp rất nhiều khó khăn như: tình hình sức khỏe,thể lực của trẻ, cơ sở vật chất, môi trường tập luyện, kỹ năng và trình độ chuyên môn của giáoviên...Là một giáo viên mầm non tôi nhận thấy việc giáo dục thể chất cho trẻ ở trường mầm nonchưa thực sự đạt hiệu quả cao và chưa được sự quan tâm, ủng hộ của toàn xã hội nên tôi chọn đềtài “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ Mẫu giáo lớn 5– 6 tuổi” nhằm góp phần phát huy tính tích cực vận động của trẻ một cách có hiệu quả hơn.2. Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu là tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng việc giáo dục thể chất cho trẻ từ đóchọn lọc các hình thức giáo dục phù hợp nhằm hướng đến sự phát triển tính tích cực vận độngcho trẻ mầm non, hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động và phát triển tố chất thể lực nhanh nhẹn,mạnh mẽ, khéo léo, bền bỉ cho trẻ phù hợp với khả năng tâm, sinh lý của trẻ mầm non.3. Đối tượng nghiên cứu:Nghiên cứu một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài.Các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầmnon.4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm:Đối tượng: Cô giáo lớp 5 tuổi A1, Trẻ mẫu giáo 5 tuổiSố lượng: 2 cô, 30 cháu.5. Những phương pháp nghiên cứu:5.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.5.2. Phương pháp điều tra tình hình thực tế.5.3. Phương pháp khảo sát tiết dạy.5.4. Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan.5.5. Phương pháp quan sát trực tiếp trên trẻ.5.6. Phương pháp thống kê phân tích toán học.6. Phạm vi và thời gian của đề tài: Thời gian thực hiện: Từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 5 năm 2023PHẦN II: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ1. Cơ sở lý luận:Bác Hồ đã từng nói: Muốn làm được việc tốt, lao động được giỏi thì phải có sức khỏe, mà muốncó sức khỏe phải tập luyện thể dục thể thao. Hơn thế nữa trên tinh thần nghị quyết TW4 về cấpbách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân có ghi rõ: “Sức khỏe là cái vốnquý nhất của mỗi người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng vàbảo vệ tổ quốc”. Vậy làm thế nào để trẻ nhỏ yêu thích vận động và hăng say tham gia các hoạtđộng thể dục thể thao là những con người tốt và có ích cho xã hội.Nhìn nhận một cách cụ thể hơn chúng ta thấy rằng chương trình giáo dục thể chất đã xây dựngđầy đủ và phong phú các nội dung nhằm hướng tới mục đích bảo vệ và tăng cường sức khỏe,hình thành hệ thống các kỹ năng, kỹ xảo vận động góp phần giáo dục trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹlao động trên nguyên tắc hướng tới sự hoàn thiện cao nhất của con người. Nó giúp trẻ phát triểntoàn diện và cân đối con người, rèn luyện nâng cao sức đề kháng của cơ thể trước tác động củanhững điều kiện môi trường xung quanh.Nhưng làm như thế nào để các con yêu thích tập luyện, hứng thú tích cực tập luyện. Đó lại làđiều trăn trở của rất nhiều nhà sư phạm.Thực tế trong các trường mầm non khả năng làm mẫu của một vài giáo viên còn hạn chế, thiếutính sáng tạo trong quá trình tổ chức giáo dục thể chất cho trẻ.Từ những cơ sở trên tôi thiết nghĩ: Việc nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục thể chất là mộtviệc làm thiết thực có ý nghĩa, các giáo viên phải không ngừng học hỏi và nâng cao nghệ thuậtgiảng dạy nhằm hình thành hệ thống kỹ năng, kỹ xảo vận động, phát triển tố chất thể lực cho trẻ.2. Thực trạng của đề tài2.1. Khảo sát thực tế. Trong các nội dung giáo dục thì giáo dục thể chất là một trong những nhiệm vụ trọng tâmcủa giáo dục mầm non và có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ nên được các trường mầmnon rất quan tâm. Đặc biệt, bắt đầu từ năm học 2013 đến nay Sở giáo dục Đào tạo Hà Nội vàPhòng giáo dục huyện triển khai và đẩy mạnh thực hiện chuyên đề “ Nâng cao chất lượng giáodục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non giai đoạn 2013 – 2016”. Được sự phân công của nhà trường, lớp tôi là lớp điểm trong tổng số 7 lớp Mẫu giáo lớncủa nhà trường luôn thực hiện các chuyên đề, hoạt động ngoại khóa. Chính vì vậy tôi luôn mongmuốn mang lại cho các con một môi trường giáo dục tốt nhất, giúp các con mạnh dạn, tự tintrong giao t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: