Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ theo hướng tích cực, đổi mới cho trẻ 4 - 5 tuổi trong trường mầm non

Số trang: 20      Loại file: doc      Dung lượng: 16.17 MB      Lượt xem: 33      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 7,000 VND Tải xuống file đầy đủ (20 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ theo hướng tích cực, đổi mới cho trẻ 4 - 5 tuổi trong trường mầm non

Mô tả cơ bản về tài liệu:

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ theo hướng tích cực, đổi mới cho trẻ 4 - 5 tuổi trong trường mầm non" nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho trẻ phát triển ngôn ngữ, cũng như góp phần phát triển toàn diện cho trẻ.


 
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BA VÌ
TRƯỜNG MẦM NON TẢN HỒNG
 
 
         
 
 
 
   SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

                                                    Đề tài:
Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ theo hướng tích cực,
đổi mới cho trẻ 4 - 5 tuổi trong trường mầm non

 
    
Lĩnh vực: Giáo dục mẫu giáo
Cấp học: Mầm non
Tên tác giả: Lê Thị Thúy Hồng
Đơn vị công tác: Trường mầm non Tản Hồng
Chức vụ: Giáo viên lớp Mẫu giáo nhỡ 
 
 
 
 
Năm học: 2022 – 2023
 

                                               PHỤ LỤC

 
TÊN MỤC SỐ TRANG
PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Đối tượng nghiên cứu 2
4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm 2
5. Phương pháp nghiên cứu 2
6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: 2
PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ  
1. Cơ sở lý luận 3
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu 3
2.1. Thuận lợi 3
2.2. Khó khăn 4
2.3 Kết quả, số liệu khảo sát đầu năm 4
3. Một số biện pháp cụ thể 4
3.1 Biện pháp 1: Tổ chức các hoạt động giáo dục dựa trên cách học và hứng thú nhận thức của trẻ 5
3.2. Biện pháp 2: Nắm vững yêu cầu nội dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong độ tuổi 6

3.3. Biện pháp 3. Xây dựng môi trường phát triển ngôn ngữ

7

3.4.Biện pháp 4: Đổi mới tổ chức hoạt động giáo dục lĩnh vực phát triển ngôn ngữ

9
4. Kết quả đạt được. 13
PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 14
1.Kết luận 14
2. Khuyến nghị 14

PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài
Theo lý thuyết tự nhiên chủ nghĩa Noam Chomxky cho rằng“ Trẻ con đóng vai trò là nhân tố chính trong sự phát triển ngôn ngữ của mình”
       Ông cho rằng ngôn ngữ có cơ sở sinh học của nó. Thành tựu chỉ có ở con người, con người có cơ quan sinh sản ngôn ngữ trong bộ não và chỉ cần có sự tác động bên ngoài (môi trường nói) là ngôn ngữ có cơ hội xuất hiện. Dường như suy nghĩ  là có sẵn.
       Từ luận điểm trên đã được giáo dục hiện đại đưa vào chương trình giáo dục và áp dụng một cách linh hoạt trong dạy học và có cách nhìn mới trong dạy học.
       Trong công tác giáo dục thế hệ mầm non cho đất nước chúng ta càng thấy rõ vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục trẻ. Ngôn ngữ là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, trong quá trình nhận thức những sự vật hiện tượng, muốn cho trẻ phân biệt các vật này với vật khác, biết được tên gọi, hình dạng, công dụng và những thuộc tính cơ bản của vật, nếu chỉ cho trẻ xem xét mà không dùng từ ngữ để giải thích, hướng dẫn và khẳng định những kết quả đã quan sát được thì những tri thức mà trẻ thu được đó nhất định sẽ hời hợt, nông cạn, có khi còn sai lệch. Khi đứa trẻ đã lớn nhận thức của trẻ cũng phát triển. Trẻ không chỉ nhận thức những sự vật, hiện tượng trẻ không trực tiếp nhìn thấy mà trẻ muốn biết cả về quá khứ cả về tương lai, trẻ muốn biết công việc của người lớn, của bố mẹ, của Bác Hồ, của chú bộ đội, của chú cảnh sát,....Để đáp ứng những nhu cầu đó trẻ không có cách nào khác là thông qua lời kể của người lớn, thông qua các tác phẩm văn học,... có kết hợp với hình ảnh trực quan.
        Học thuyết Mác - Lênin đã chỉ ra rằng: Ngôn ngữ bắt đầu từ lao động, bắt nguồn từ nhu cầu giao tiếp giữa con người với con người trong lao động và trong cuộc sống. Ở đứa trẻ ngôn ngữ phát triển trong nhu cầu giao tiếp giữa trẻ với thế giới xung quanh. Trẻ bắt chước mọi người và được mọi người dạy nói..
Trẻ em là niềm hy vọng của mỗi gia đình và là tương lai cho cả thế giới ngày mai. Chính vì lẽ đó mà công tác chăm sóc giáo dục trẻ em là trách nhiệm của toàn xã hội, đặc biệt vai trò của các cô giáo mầm non, của các bậc cha mẹ là những người trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ lại càng trở nên quan trọng bởi vì họ là người giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tích cực nhất và góp phần đào tạo các em trở thành con người hoàn thiện cả về nhân cách.
Ở lứa tuổi mầm non, đặc biệt là lứa tuổi mẫu giáo, trẻ bắt đầu hiểu biết và lĩnh hội những khái niệm, những quy tắc, những chuẩn mực đạo đức của xã hội. Tuy mới chỉ là những khái niệm ban đầu nhưng lại vô cùng quan trọng, có tính chất quyết định những nét tính cách riêng biệt của đứa trẻ trong tương lai. Muốn trẻ hiểu và lĩnh hội những khái niệm đạo đức này, chúng ta không thể thông qua những hoạt động cụ thể hoặc qua những sự vật hiện tượng trực quan đơn thuần, mà phải có ngôn ngữ. Nhờ có ngôn ngữ mà trẻ thể hiện được đầy đủ những nhu cầu và nguyện vọng của mình.
 Với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 4 tuổi, vốn từ và ngôn ngữ của trẻ đang phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, cần thiết phải quan tâm phát triển để hướng đến kết quả mong đợi tối ưu nhất về phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong độ tuổi.
Để đạt được hiệu quả giáo dục trẻ nói chung và hoạt động cho trẻ phát triển ngôn ngữ nói riêng, đòi hỏi mỗi giáo viên mầm non luôn phải tìm tòi các giải pháp tổ chức thực hiện các họat động chăm sóc, giáo dục trẻ tốt nhất. Với ý nghĩa cho trẻ phát triển ngôn ngữ theo hướng tích cực và đổi mới trong độ tuổi. Và đó cũng là lý do tôi chọn đề tài SKKN “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ theo hướng tích cực, đổi mới cho trẻ 4 - 5 tuổi trong trường mầm non”.

2. Mục đích nghiên cứu

Ngôn ngữ là phương tiện chủ đạo để trẻ phát triển ngôn ngữ và phát triển ở trẻ kỹ năng diễn đạt, sử dụng câu, từ, đọc kể diễn cảm…để làm tiền đề cho sự phát triển toàn diện ở trẻ. Vì vậy cần thiết phải có biện pháp để khai thác tối ưu khả năng phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các hoạt động đổi mới và tích cực. Đây chính là cơ cở lý luận để tôi xây dựng các biện pháp cho đề tài sáng kiến kinh nghiệm.

 3. Đối tượng nghiên cứu

 Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ theo hướng tích cực, đổi mới cho trẻ 4 - 5 tuổi trong trường mầm non

 4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm

 Trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi B5 khảo sát chất lượng về mặt phát triển ngôn ngữ tích cực cho trẻ, thông qua việc khảo sát khả năng nghe và trả lời được câu hỏi của người đối thoại, kể lại được những sự việc đơn giản đã diễn ra của bản thân, đề nghị người khác đọc sách cho nghe, tự giở sách xem tranh.

 5. Phương pháp nghiên cứu

 Điều tra thực trạng.
 Phương pháp trực quan, gián tiếp.
 Phương pháp dùng lời.
 Phương pháp thực hành.
 Phương pháp so sánh, đối chiếu.

 6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu

         Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được áp dụng cho lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi B5 lớp tôi phụ trách. Thời gian: Nghiên cứu từ tháng 9/ 2022 đến tháng 3/ 2023.

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: