Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhà trong mùa dịch

Số trang: 16      Loại file: docx      Dung lượng: 465.49 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 13,000 VND Tải xuống file đầy đủ (16 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sáng kiến "Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhà trong mùa dịch" được hoàn thành với các biện pháp như: Tạo niềm tin, sự gắn kết giữa phụ huynh với giáo viên; Phối hợp với phụ huynh với nhà trường nhằm tuyên truyền, phổ biến kiến thức giáo dục trẻ mầm non; Phối hợp phụ huynh với giáo viên trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ trong thời gian ở nhà; Phối hợp giữa nhà trường và gia đình rèn luyện tính tự lập, tự phục vụ, kỹ năng sống cho trẻ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhà trong mùa dịch PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀTên đề tài: “Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhà trong mùa dịch”1. Lý do chọn đề tài: a. Cơ sở lý luận: “Trẻ em hôm nay - Thế giới ngày mai”. Trẻ em chính là tương lai của đất nước. Vì vậy việc giáo dục, bồi dưỡng những thế hệ măng non trở thành những công dân tốt với đầy đủ nhân lực, trí lực để góp phần xây dựng đất nước là nhiệm vụ hàng đầu của ngành giáo dục và toàn thể xã hội. Giáo dục mầm non là cấp học nền tảng, là mắt xích đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân. Nhân cách của trẻ cũng được hình thành trong giai đoạn lứa tuổi này. Song nhận thức và sự phối hợp của các lực lượng trong việc chăm lo cho giáo dục mầm non còn hạn chế so với các cấp học khác. Đặc biệt là ở các khu vực nông thôn, miền núi thật dễ thấy những thiệt thòi của trẻ. Điều đó càng chứng tỏ sự cần thiết phải dành nhều hơn nữa các nguồn lực để chăm lo, đầu tư cho cấp học đầu đời.b. Cơ sở thực tiễn Thực tế đã chứng minh, Phụ huynh đóng một vai trò thiết yếu và khôngthể thiếu trong quá trình thực hiện việc hợp tác cần thiết trong mọi kế hoạch,hoạt động phát triển mà chương trình giáo dục mầm non dành cho trẻ. Cha mẹlà người hiểu trẻ nhất vì cha mẹ là người luôn chăm sóc và gần gũi với con củamình. Bên cạnh đó, hơn ai hết, các bậc phụ huynh là những người mong đợi sựphát triển của con mình nhất. Đặc biệt là sự phát triển về thể chất, giao tiếp vàngôn ngữ. Chính cha mẹ là những người kiên trì theo đuổi, phấn đấu đến cùngcho sự phát triển và tương lai của con cái. Vì vậy, trong giáo dục mầm non, việctạo ra sự liên hệ, phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên với phụ huynh là một việclàm hết sức cần thiết, đóng vai trò quyết định đến hiệu quả trong công việc giáodục trẻ và là nền tảng cho những bậc thang phát triển của trẻ sau này. Chú ý đếnvăn hóa gia đình và môi trường giáo dục là điều mà giáo viên cần ưu tiên khithực hiện tìm hiểu trẻ, nhằm vạch ra những mục tiêu hoạt động phù hợp vàthuận lợi cho trẻ. Điều đó cũng giải thích vì sao trong công tác giáo dục mầm non, việcchăm sóc giáo dục trẻ được chia sẻ giữa gia đình, nhà trường, giáo viên và cộngđồng. Trường mầm non chia sẻ trách nhiệm với gia đình, cộng đông để thúc đẩyvà tạo điều kiện tối ưu cho việc chăm sóc, giáo dục trẻ. Bởi thế, công tác phốihợp với phụ huynh của giáo viên là hết sức quan trọng và cần thiết. Đặc biệthơn nữa là trong thời gian dịch Covid 19 diễn ra kéo dài, trẻ em còn chưa đượcđến trường, nhất là trẻ 24-36 tháng tuổi còn chưa được va chạm với thế giớixung quanh, hòa nhập với cô giáo và bạn bè, phụ huynh càng phải vất vả hơntrong quá trình chăm sóc, giáo dục con em mình. Đối với Huyện Ba Vì nói chung, trường Mầm Non Thuần Mỹ nói riêngthì dường như việc thực hiện công tác phối hợp phụ huynh và giáo viên còn gặpnhiều khó khăn bởi hầu hết các bậc phụ huynh còn phải đi làm, gủi con cho ôngbà trông giúp. Chính vì thế, việc chăm sóc giáo dục trẻ ít được quan tâm. “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” liệu xã hội có phát triển, dân cógiàu, nước có mạnh. Trẻ em nông thôn, miền núi có theo được trẻ em ở thànhphố hay không. Làm sao trẻ em ở nông thôn, miền núi có thể phát triển toàndiện, và giảm bớt thiệt thòi ở trẻ? Trước thực trạng trên, là một giáo viên mầmnon tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để trẻ em mông thôn, miền núi nói cung vàtrẻ em trường mầm non Thuần Mỹ nói riêng nhận được sự quan tâm chăm sóctốt nhất của nhà trường, gia đình và xã hội. Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài “Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhà trong mùa dịch”Trong năm học 2021-2022 làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm cho bản thân.2. Mục đích nghiên cứu: Nhằm phối hợp với phụ huynh chăm sóc và giáo dục tốt nhất cho trẻ. Từđó đưa ra “Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhà trongmùa dịch”3. Đối tượng nghiên cứu:“Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhà trong mùa dịch”4. Đối tượng khảo sát và thực hiện: - Trẻ nhà trẻ 24-36 tháng D2 - Số lượng 31 trẻ5. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp điều tra. - Phương pháp quan sát. - Phương pháp trò chuyện. - Phương pháp kiểm tra, đánh giá. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: - Đề tài được thực hiện tại lớp nhà trẻ D2 trường mầm non Thuần Mỹ - Thời gian nghiên cứu một năm: Năm học 2021 – 2022 PHẦN II: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ1. Những nội dung lý luận liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu. Như chúng ta đã biết cha mẹ là người có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển nhận thức của trẻ và cúng là người chủ yếu trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ. Trong giai đoạn đầu của việc chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non thì hầu hết thời gian trong ngày thì cô chăm sóc và giáo dục, khoảng thời gian còn lại trẻ lại trở về với vòng tay vỗ về của cha mẹ. Đặc biệt là trong thời gian là năm học 2021-2022, tình hình dịch bệnh covid vẫn chưa kết thúc trẻ còn chưa được đến trường, chưa được gặp với cô và các bạn. Cả cô và trẻ đều chỉ gặp nhau thời gian rất ngắn qua một số buổi zoom. Trẻ chỉ dược xem cô qua video các bài dạy và học tập thực hành qua video hướng dẫn của cô. Vì thế để cho việc giáo dục trẻ được liên tục và có hiệu quả thì các bậc phụ huynh cũng phải có trách nhiệm phối hợp cùng với giáo viên hướng dẫn con học tập tại nhà thông qua các video bài dạy giáo viên gửi qua nhóm lớp Zalo, thường xuyên trao đổi, chia sẻ với cô giáo tình hình của các con. Phụ huynh phải có trách nhiệm chăm sóc và giáo dục trẻ hàng ngày, đúng như câu nói ‘‘Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo, khi đến trường cô giáo như mẹ hiền’’ Để làm được điều đó thì công tác phối hợp với phụ huynh chiếm một vịtrí rất ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: