Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi

Số trang: 23      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.51 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sáng kiến "Một số biện pháp rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi" được hoàn thành với các biện pháp như: Lập kế hoạch giáo dục kĩ năng tự phục vụ; Xây dựng môi trường trong lớp học; Tạo môi trường rèn kỹ năng tự phục vụ; Tạo cơ hội cho trẻ được thực hành, trải nghiệm kỹ năng tự phục vụ ở mọi lúc mọi nơi;...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ mẫugiáo 3 – 4 tuổi” 2. Lĩnh vực (mã)/cấp học: Giáo dục (03)/Mầm non 3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 8 năm 2020 đến tháng 5 năm 2021. 4. Tác giả Họ và tên: Trần Thị Gấm Năm sinh: 22/9/1991 Nơi thường trú: xã Trực Cường, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định Trình độ chuyên môn: Trung cấp Sư phạm mầm non Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trường Mầm non Trực Cường, xã Trực Cường, huyện TrựcNinh, tỉnh Nam Định Điện thoại: 0338447369 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100% 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến Tên đơn vị: Trường mầm non Trực Cường. Địa chỉ: Xóm Đề Thám – xã Trực Cường- huyện Trực Ninh- tỉnh Nam Định. Điện thoại:…........................................................ 1 BÁO CÁO SÁNG KIẾN I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN Trẻ được lớn lên phát triển toàn diện là nhờ một phần vào sự chăm sóc của giađình và nhà trường. Việc bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ hiện nay, đang là tráchnhiệm của mỗi gia đình, nhà trường và của toàn xã hội. Vậy phải làm như thế nào đểcó được những công dân có ích cho xã hội đó là nhiệm vụ của mỗi chúng ta, bồidưỡng và phát triển trẻ em thành những con người toàn diện.Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nó đặt nềnmóng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ,... của trẻ, chuẩn bị chotrẻ bước vào học phổ thông. “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình” - Bác Hồ kính yêu của chúngta đã dặn dạy như thế. Và điều đầu tiên chúng ta dạy đứa trẻ không phải là thuộcnhiều bài hát, bài thơ… mà là cách thực hiện các công việc phục vụ chính bản thânchúng. Ngày nay trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đứng trước nhiều cơ hộicũng như thách thức từ yêu cầu thực tiễn đòi hỏi mỗi người đều phải biết tự trang bịcho mình những kĩ năng cơ bản trong cuộc sống, những năng lực không thể thiếunhư: năng lực cá thể, năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp và năng lực xãhội. Những khả năng, kĩ năng sẽ giúp con người có thể chung sống trong một thếgiới, một mái nhà và đó là những kĩ năng cơ bản nhất của con người. Chúng thực sựcần thiết cho con người nói chung và trẻ em nói riêng. Kỹ năng tự phục vụ là một trong những kĩ năng đòi hỏi trẻ biết tự làm nhữngcông việc đơn giản liên quan tới trẻ trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ như: đi giầydép, mặc quần áo, xúc cơm ăn, cất dọn đồ chơi sau khi chơi, biết lấy gối và tự lêngiường đi ngủ….mà không cần sự trợ giúp của người lớn. Đối với trẻ mẫu giáo, những kỹ năng tự phục vụ có ý nghĩa vô cùng to lớn đốivới chính cuộc đời đứa trẻ vì đây là giai đoạn nền móng vững chắc cho một nhâncách mới. Nó như tấm lá chắn bảo vệ và giúp trẻ có thể tự biết ăn, ngủ, học hành. Khitrẻ làm là trẻ đã lớn lên cả về thể chất và tâm hồn, trẻ khẳng định với những ngườixung quanh là “con đã lớn”. Bản thân là một giáo viên trực tiếp chăm sóc - giáo dục trẻ tôi nhận thấy kỹnăng tự phục vụ là cần thiết cho trẻ mẫu giáo là đối tượng càng cần được quan tâmgiáo dục kỹ năng tự phục vụ hơn cả. Do đó tôi đã nghiên cứu và đưa ra “Một số biệnpháp rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi” 2 II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP KĨ THUẬT 1. MÔ TẢ GIẢI PHÁP KĨ THUẬT TRƯỚC KHI CÓ SÁNG KIẾN Năm học 2020 -2021 tôi được phân công dạy lớp 3-4 tuổi, sĩ số 39 cháu. Trongquá trình làm quen với trẻ tôi thấy một số trẻ đã có kĩ năng tự phục vụ bản thân nhưcầm thìa xúc cơm ăn, tự cất ghế khi ngồi xong và chơi xong biết cất dọn đồ chơiđúng nơi qui định. Tuy nhiên vẫn còn có trẻ kĩ năng tự phục vụ bản thân còn hạn chếcác bé chưa biết cầm thìa xúc cơm ăn, chưa biết cất đồ chơi khi chơi xong, chưa biếttự cởi – kéo quần khi đi vệ sinh…. Bên cạnh đó lớp Mẫu giáo bé của tôi thườngxuyên đón các cháu mới nhập học nên các cháu còn chưa quen nền nếp của lớp, rụtrè, nhút nhát chưa tự tin thể hiện hiểu biết của mình. Vì vậy, trong quá trình triển khai nghiên cứu để thực hiện đề tài này, tôi có gặpmột số thuận lợi và khó khăn sau: * Thuận lợi - Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, đầu tư cơ sở vật chất trường lớp sạch sẽ, thoáng mát tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tổ chức các hoạt động trong ngày của trẻ. - 100% học sinh ở lớp được đầu tư đầy đủ đồ dùng học tập, đồ dùng cá nhân cho mỗi trẻ. Giáo viên luôn gương mẫu cho trẻ làm theo. Giáo viên trong lớp kết hợp chặtchẽ việc rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. Đơn giản nhất là biết cất đồ dùng cá nhâncủa mình vào đúng tủ, đúng ngăn. - Môi trường sư phạm sạch đẹp khang trang, có đủ đồ dùng đồ chơi phù hợp với trẻ. - Phụ huynh luôn quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình trong mọi hoạt động. * Khó khăn - Lớp học chỉ có một phòng chung cho tất cả các hoạt động. - 30% phụ huynh không có thời gian chăm sóc trẻ vào buổi sáng, nhiều trẻ đến lớp với quần áo, đầu tóc không gọn gàng, sạch sẽ. - 25% phụ huynh ít đưa đón con đi học thường nhờ ông, bà, anh chị hàngxóm vì thế giáo viên không có cơ hội trao đổi về tình hình của trẻ ở lớp để cùng phốihợp. - Nhận thức của phụ huynh về ngành học, về trẻ còn hạn chế, nuông chiều con quá mức luôn làm mọi công việc hộ con từ bé, không muốn con phải lao động dẫn đến trẻ không có tính tự giác, không có kỹ năng, ý thức tự phục vụ. Mặt khác nhiều phụ huynh không muốn cho con em mình phải lao động sợ con mệt, sợ con 3bị bẩn quần áo, phụ huynh thường làm hết việc hộ cho trẻ, vì thế nhiều trẻ khôngbiết làm những việc phục ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: